Bệnh cơ tim chu sản: Tất cả những thông tin quan trọng mẹ cần biết

4.9/5 (107 đánh giá)

Bệnh cơ tim chu sản là một trong những bệnh mẹ bầu có thể gặp ở những tháng cuối thai kỳ và sau khi sinh. Mức độ nghiêm trọng của bệnh ở mỗi mẹ khác nhau. Trong những trường hợp bệnh không nghiêm trọng, mẹ có thể nhanh chóng khỏe mạnh hoàn toàn. 

Bệnh cơ tim chu sản: Tất cả những thông tin quan trọng mẹ cần biết

Quá trình mang thai và sinh con thường đem đến nhiều bất ngờ cho người mẹ, một vài trong số đó là những thay đổi về sức khỏe. Hầu hết các mẹ bầu đều có thai kỳ diễn ra suôn sẻ. Ngoài sự mệt mỏi và những khó chịu thường gặp khi mang bầu, các mẹ thường không gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có một tỉ lệ nhỏ các mẹ bầu và sau sinh gặp phải những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến thai kỳ.

Bệnh cơ tim chu sản là một trong những vấn đề như vậy. Tình trạng này thường xảy ra trong hoặc ngay sau khi mang thai. Bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với chức năng của tim, cũng như phổi và các cơ quan khác. Dù đây là một bệnh khá nghiêm trọng nhưng vẫn có nhiều phương pháp điều trị bệnh cơ tim chu sinh hiệu quả. Phụ nữ sau sinh nếu mắc bệnh vẫn có thể sống bình thường, khỏe mạnh nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Trong bài viết này, Mamibabi sẽ chia sẻ với mẹ bầu tất cả những thông tin quan trọng về căn bệnh này.

Bệnh cơ tim chu sản là gì?

Bệnh cơ tim chu sản, còn gọi là viêm cơ tim chu sản, hay bệnh cơ tim chu sinh, là tình trạng xảy ra khi cơ tim bị suy yếu. Lúc này, các buồng tim có thể phình to ra khiến việc bơm máu của tim trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến "phân suất tống máu" của tim (viết tắt là EF). 

EF là chỉ số đánh giá hiệu quả bơm máu của chức năng tim, được tính theo phần trăm máu tim có thể bơm theo mỗi nhịp. Tỷ lệ EF thông thường khoảng 60%. Khi tỷ lệ EF giảm xuống dưới mức đó, dịch lỏng thừa có thể tích tụ trong cơ thể bạn, đặc biệt là trong phổi hoặc tứ chi. 

Mức độ nghiêm trọng của bệnh tim sau sinh ở mỗi bà mẹ khác nhau. Trong những trường bệnh không nghiêm trọng, việc phục hồi của mẹ bầu sẽ dễ dàng hơn. Mẹ có thể nhanh chóng khỏe mạnh hoàn toàn. 

Trong những trường hợp bệnh nghiêm trọng, tim không thể đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể, khiến cho hoạt động của các cơ quan quan trọng bị ảnh hưởng. Với những trường hợp quá nghiêm trọng, không được cấp cứu kịp thời, người mẹ có thể bị ngừng tim hoặc tử vong. 

Nguyên nhân gây bệnh cơ tim chu sản

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh cơ tim chu sản xảy ra trong những tháng cuối của thai kỳ, hoặc trong 4 - 5 tháng đầu sau khi sinh. Đây là căn bệnh rất hiếm gặp, chỉ 0.1% phụ nữ có thai gặp phải. 

Nhiều phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim chu sinh đã hồi phục, nhưng quá trình này có thể mất từ ​​2 tuần đến 6 tháng, thậm chí lâu hơn. Một tỷ lệ nhỏ phụ nữ còn tiếp tục gặp các triệu chứng của bệnh trong thời gian dài, thậm chí suốt đời. Bệnh cũng có thể gây ra tử vong dù tỷ lệ này cực hiếm. 

Các chuyên gia không dám khẳng định chắc chắn nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim chu sản nhưng họ đều tin rằng đó có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm các khía cạnh di truyền, môi trường và viêm nhiễm. Các chuyên gia không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nguyên nhân - kết quả nào đối với bệnh này. Tuy vậy, họ cho rằng vẫn có một số yếu tố có thể gây ra nguy cơ mắc bệnh cơ tim chu sản, đó là:

  • Người mẹ là người Mỹ gốc Phi hoặc người da đen.
  • Người mẹ đã sinh nhiều lần. 
  • Người mẹ trên 30 tuổi. 
  • Người mẹ mang thai đôi.
  • Người mẹ đã từng bị sản giật, tiền sản giật hoặc tăng huyết áp. 

Triệu chứng của bệnh cơ tim chu sản

Hầu hết các bà bầu bị bệnh cơ tim chu sinh vào cuối thai kỳ hoặc trong vòng 4 tháng đầu sau sinh; chỉ có 10% trường hợp xảy ra sau 4 tháng sau sinh. Các triệu chứng của bệnh cơ tim chu sinh khác nhau ở mỗi bà mẹ, nhưng hầu như ai cũng gặp phải những triệu chứng phổ biến sau:

  • Bàn tay, bàn chân bị phù nề. 
  • Cảm thấy khó thở, đặc biệt khi nằm xuống. 
  • Tình trạng khó thở có thể khiến mẹ bầu tỉnh giấc vào ban đêm. 
  • Cực kỳ mệt mỏi.
  • Tăng cân.
  • Ho khan.
  • Rối loạn nhịp tim, tình trạng nhịp tim nhanh 110 - 120 lần/phút có thể xảy ra. 
  • Tức ngực.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, đặc biệt là khi chúng trở nên nghiêm trọng hoặc xuất hiện đột ngột, mẹ bầu cần liên hệ ngay với bác sĩ. Không phải tất cả các triệu chứng trên đều là dấu hiệu của bệnh cơ tim chu sinh nhưng mẹ bầu vẫn cần được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Nhiều triệu chứng của bệnh cơ tim chu sinh trùng lặp với các triệu chứng thường gặp khi mang thai như mệt mỏi, phù nề tay chân. Một số triệu chứng cũng trùng lặp với các tình trạng thai kỳ nghiêm trọng khác như tiền sản giật. Đó là lý do tại sao mẹ bầu cần đi khám sức khỏe định kỳ để được chẩn đoán kịp thời nếu bị bệnh cơ tim chu sản. 

Khi nghi ngờ thai phụ bị bệnh cơ tim chu sinh, bác sĩ có thể thực hiện một hoặc nhiều loại xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu
  • Siêu âm tim
  • Chụp X-quang vùng ngực 
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Các xét nghiệm chẩn đoán khác có thể cần được thực hiện dựa trên các triệu chứng hoặc tiên lượng bệnh. 

Phương pháp điều trị bệnh cơ tim chu sản

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau. Các trường hợp bệnh nhẹ có thể chỉ cần theo dõi nghiêm ngặt các triệu chứng. Tuy nhiên, trong trường hợp tim không bơm đủ máu để cơ thể hoạt động bình thường, khiến mẹ bầu bị hụt hơi hoặc khi dịch lỏng đang tích tụ trong cơ thể gây phù nề, mẹ cần được can thiệp y tế. 

Các phương pháp điều trị viêm cơ tim chu sản phổ biến nhất hiện nay là:

  • Sử dụng thuốc lợi tiểu: Những loại thuốc này làm giảm sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể, hạn chế tình trạng phù nề tay chân.
  • Sử dụng thuốc chẹn beta: Những loại thuốc này làm chậm nhịp tim để tim có thể phục hồi dễ dàng hơn khi đập.
  • Sử dụng thuốc ức chế ACE (men chuyển đổi angiotensin): Những loại thuốc này làm mở rộng mạch máu, tăng lượng máu và giảm huyết áp. Mạch và nhịp tim, huyết áp được cải thiện sau khi sử dụng phương pháp này. 

Các bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau tùy vào tình hình bệnh. Với những trường hợp bệnh trở nặng, bác sĩ có thể đề xuất phương án bơm máu cho tim hoặc thậm chí cấy ghép tim. Hầu hết các loại thuốc được bác sĩ kê đơn đều an toàn với phụ nữ đang cho con bú. Vậy nên, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc để điều trị trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. 

Người mẹ bị bệnh cơ tim chu sản có thể mang thai nữa không?

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim chu sản, bạn nên xem xét đến sự an toàn nếu mang thai lần nữa. Việc có nên mang thai nữa hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cơ tim chu sản và khả năng hồi phục của người mẹ sau khi bị bệnh. 

Nếu tính đến thời điểm mang thai mới, tim đã phục hồi, mẹ bầu sẽ an toàn hơn khi sinh con. Tuy nhiên, thai kỳ sẽ cần được theo dõi cẩn thận và sẽ được coi là có nguy cơ mắc bệnh cơ tim chu sản cao. 

Trong trường hợp tim vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, phụ nữ thường được khuyên không nên mang thai lần nữa bởi có thể gây ra rủi ro đáng kể cho cả mẹ và con. 

Khi được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim chu sinh, người mẹ có thể cảm thấy sốc và sợ hãi. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng bởi bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Chỉ một vài trường hợp hiếm gặp phải chịu biến chứng lâu dài.

Nếu mẹ đã được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim chu sản, đừng ngại hỏi bác sĩ những điều còn thắc mắc. Việc quan tâm và lo lắng đến sức khỏe là điều hoàn toàn bình thường. Nếu nhận thấy việc phát hiện bệnh ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng chăm con hiện tại, mẹ nên chia sẻ ngay với gia đình và liên hệ bác sĩ để được điều trị kịp thời, nhanh chóng hồi phục. 

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

 

ĐÁNH GIÁ
4.9 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG