Sinh Đa Thai Và Những Điều Cần Biết

4.7/5 (196 đánh giá)

Việc sinh đa thai cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ rủi ro lớn hơn nhiều cho cả bà bầu và thai nhi. Khi có kết quả sinh đa thai, mẹ thường phải cùng bác sỹ ngồi lại để lên kế hoạch cho việc sinh nở được diễn ra an toàn và tốt nhất. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Mamibabi tìm hiểu về sinh đa thai và những điều cần biết.

Sinh Đa Thai Và Những Điều Cần Biết

Khi biết mình sinh đa thai, nhiều mẹ bầu sẽ nghĩ đến việc mình sẽ sinh thường và thường không lường được những phương án cần có sự tác động từ y khoa. Thực tế cho thấy rằng, việc sinh đa thai thì việc phải thực hiện mổ lấy thai, những tác động từ y khoa cao hơn rất nhiều so với việc sinh đơn bình thường.

Khi có kết luận việc mẹ bầu mang đa thai, mẹ sẽ phải luôn theo dõi chặt chẽ quá trình mang bầu của mình. Trước hết là việc sẽ chăm sóc thai nhi thế nào, sinh ở đâu và như thế nào để an toàn cho cả mẹ và bé.

1. Mẹ Bầu Nên Chuẩn Bị Gì Khi Sinh Đa Thai?

Kể từ lúc có kết luận từ bác sỹ về việc sinh đa thai, mẹ bầu nên bắt tay vào chuẩn bị sớm nhất cho cả mẹ và bé lần gia đình. Trước hết là quá trình dinh dưỡng cho thai nhi thế nào, hành lý xếp đồ cho quá trình sinh đẻ ra sao? Mẹ và bố phân công công việc với nhau thế nào khi con ra đời? Có nên thuê người chăm trẻ hỗ trợ hay không?

Nếu mẹ bầu có điều kiện về tài chính, mẹ cũng nên đầu tư sắm thêm cho gia đình những vật dụng như máy rửa chén, máy sấy quần áo,.. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên dự trữ những nhu yếu phẩm trong nhà và những món cần thiết cho em bé.

Nếu có kế hoạch sửa chữa nhà cửa, mở rộng thêm phòng ốc thì mẹ và bố nên có kế hoạch sửa chữa trước ngày sinh 3-4 tháng chứ đừng để nước đến chân mới nhảy. Đây là việc tốn kha khá chi phí và thời gian đó mẹ!

2. Những Rủi Ro Cho Mẹ Bầu Khi Sinh Đa Thai

Như đã nói ở trên, khi sinh đa thai mẹ bầu cũng sẽ gặp phải những rủi ro hơn so với sinh đơn bình thường. Những rủi ro thường gặp như sau:

  • Thai nhi sinh non khi chào đời (tức là trước tuần thứ 37 của thai kỳ)
  • Thai nhi bị hạn chế tăng trưởng - thường là do cổ tử cung chật chội không đủ sức cho bé phát triển đầy đủ
  • Mẹ bầu có hiện tượng tăng huyết áp phổ biến do bào thai ngày một phát triển
  • Mẹ bầu gặp phải hiện tượng nhau tiền đạo (tức là nhau thai nằm một phần hoặc chiếm hết cổ tử cung ngăn thai di chuyển qua cổ tử cung)
  • Mẹ bầu thiếu máu dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở,...
  • Các rủi ro cho thai nhi như chứng bại não, khó thở do phổi chưa trưởng thành, việc ăn uống khó khăn, vàng da,...

3. Kiểm Soát Quá Trình Sinh Đa Thai Ở Mẹ Bầu

  • Trước tiên, mẹ bầu cần phải ở gần khu vực mình dự định sinh để có thể di chuyển dễ dàng đến các bệnh viện phụ sản lớn
  • Thông thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bác sỹ sẽ tư vấn cho mẹ phương pháp sinh mổ
  • Tuỳ từng bệnh viện phụ sản mà có những quy định khác nhau, nhiều bệnh viện phụ sản có quy định không cho phép người thân vào phòng mổ nếu sản phụ đang gây mệ toàn thể. Mẹ bầu nên kiểm tra quy định của từng bệnh viện để nắm được.
  • Mẹ bầu có thể cần phải theo dõi nhịp tim của thai nhi bằng các dụng cụ đo tim chuyên dụng để có thể phát hiện những bất thường từ bé
  • Đa số các bác sỹ sản khoa khuyên mẹ bầu nên áp dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng trong giai đoạn chuyển dạ ở mẹ (Điều này rất cần thiếu trong trường hợp bé thứ hai cần được chuyển sang vị trí quay đầu xuống)
  • Mẹ bầu cần có suy nghĩ linh hoạt với mọi tình huống có thể xảy đến, có thể trước sinh mẹ chọn phương pháp sinh thường. Tuy vậy, trên thực tế có những điều bất trắc có thể xảy đến, lúc này sinh mổ là giải pháp tốt hơn cho cả mẹ và thai nhi.
  • Mẹ bầu cũng có thể đề nghị tiêm oxytocin để kích thích quá trình có thắt tử cung. Sau khi em bé ra đời, mẹ cũng sẽ được tiêm syntometrine để giúp tử cung co lại và giảm thiểu được tình trạng xuất huyết
  • Các em bé chào đời sẽ được theo dõi sát sao để đảm bảo không xảy ra vấn đề gì khi mẹ bắt đầu chuyển dạ.

4. Bé Đầu Tiên Ra Đời Các Bé Còn Lại Ra Thế Nào?

Đối với một ca sinh đôi hay sinh ba, việc bé đầu tiên ra đời, các bé còn lại sẽ thế nào là điều được nhiều người quan tâm.

Các em bé sinh đa thai thường ra đời cách nhau 15 phút hoặc có thể lâu hơn một chút. Ở một số trường hợp các bé ra khá nhanh chóng. Mặc dù điều này sẽ khiến mẹ cảm thấy dễ chịu hơn, song nó lại ảnh hưởng tới em bé bởi bé có thể gặp phảo những tổn thương.

Trong trường hợp em bé không được sinh ra trong vòng 30 phút, lúc này gần như bắt buộc phải chuyển sang sinh mổ.

Các em bé ra sau có khuynh hướng thay đổi vị trí trong tử cung, thay vì lý tưởng là ngôi đầu (đầu hướng xuống) và sẵn sàng để ra thì bé lại di chuyển vào vị trí ngôi ngang (nằm ngang trong tử cung) hoặc ngôi ngược (mông hoặc chân ra trước). Bởi tử cung vốn “chật chội”, việc bé đầu ra trước sẽ tạo khoảng trống để bé sau dễ dàng thay đổi tư thế nằm trong tử cung của mẹ.

Đây có thể là vấn đề đối với ca sinh bởi có khả năng bé bị mắc kẹt và khó di chuyển xuống bình thường để ra khỏi âm đạo. Trong trường hợp này bác sỹ sẽ chỉ định mổ để đưa bé ra.

5. Mang Đa Thai Có Nên Sinh Thường Không?

Một số trường hợp mẹ bầu mang đa thai có nguyện vọng sinh thường. Để an toàn cho cả mẹ và thai nhi, mẹ nên tham vấn ý kiến của bác sỹ trước khi quyết định.

Nếu quyết định sinh thường, mẹ bầu có khả năng phải tiêm thuốc giục sinh thường vào khoảng tuần thứ 37-38 của thai kỳ.

Ngoài ra, khi mẹ quyết định sinh thường, bác sỹ sản khoa cũng khuyên mẹ nên gây tê ngoài màng cứng để phòng trường hợp có thể chuyển qua sinh mổ.

6. Phục Hồi Sau Sinh Đa Thai Khác Gì Sinh Đơn Thai?

Việc phục hồi sau khi sinh đa thai cũng là vấn đề mà nhiều mẹ bầu quan tâm:

- Việc sinh đa thai mẹ bầu cũng sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục hơn so với việc sinh đơn thai.

- Trong trường hợp các bé sinh ra khoẻ mạnh thì mọi việc đều ổn, nhưng nếu bé sinh non hoặc không khoẻ, cả bố và mẹ lúc nào cũng trong tâm trạng lo lắng, bất an

- Nhiều mẹ bầu gặp tình trạng máu âm đạo nhiều hơn và lâu hơn so với việc sinh đơn thai

- Thời gian cho bé tập bú cũng sẽ lâu hơn. Nhiều trường hợp các bé không thể bú trực tiếp và mẹ bầu phải vắt sữa ra bình cho con.

- Mẹ bầu có thể mất nhiều thời gian hơn để lấy lại vóc dáng, bởi việc mang đa thai khiến cho da bụng bị giãn ra nhiều hơn.

- Cả bố và mẹ cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để làm quen với cảm xúc và tâm lý để làm cha mẹ của nhiều em bé cùng một lúc. Việc sắp xếp thế lịch trình sinh hoạt, điều chỉnh cuộc sống cũng là vấn đề nan giải của nhiều bậc cha mẹ khi sinh đa thai.

Tuy vậy, bên cạnh những khó khăn và thử thách của việc sinh đa thai thì vẫn còn đó những hạnh phúc của mẹ bầu khi nhìn thấy các đứa con của mình lần lượt chào đời trong niềm hạnh phúc vô bờ bến phải không nào!?

ĐÁNH GIÁ
4.7 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sinh con
BÀI MỚI ĐĂNG