Thực đơn tiểu đường thai kỳ giúp mẹ bầu có được chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Việc kiểm soát lượng đường qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp mẹ giữ được sức khỏe tốt, tránh những ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Mẹ có biết, tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát được nếu mẹ có 1 thực đơn tiểu đường thai kỳ chuẩn khoa học. Hiện nay, có rất nhiều bà bầu đã bị hoặc đang đứng trước nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Sẽ thật là nguy hiểm nếu mẹ không biết cách điều chỉnh, cân bằng chế độ ăn uống hàng ngày. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, sản giật, sinh non, dị tật thai nhi và thậm chí sảy thai. Những thực đơn gợi ý trong bài viết sẽ giúp mẹ kiểm soát đường huyết tốt hơn mà vẫn không ảnh hưởng đến nguồn dưỡng chất cung cấp cho thai nhi.
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ở phụ nữ mang thai là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường của cơ thể. Bệnh thường được phát hiện khi mẹ mang thai từ tháng thứ 4 của thai kỳ và tự khỏi sau khi sinh khoảng 6 tuần.
Qua xét nghiệm nồng độ đường trong máu, mẹ sẽ biết được mình có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Bà bầu bị tiểu đường khi đạt các chỉ số:
Theo thống kê, có khoảng 18% bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ. Bệnh lý đái tháo đường thường dễ xảy đến với những mẹ mang thai lần đầu hơn. Đặc biệt là nếu mẹ đã có tiền sử bị đái tháo đường trước đó thì nguy cơ tái phát lại là rất cao khi mẹ mang thai. Ngoài ra, một số đối tượng cũng dễ mắc tiểu đường thai kỳ có thể kể ra như:
Để biết chính xác mình có bị tiểu đường hay không, mẹ nên đến thăm khám định kỳ và tiến hành các xét nghiệm glucose trong máu. Mẹ sẽ được hướng dẫn cách theo dõi đường huyết mỗi ngày nếu mắc tiểu đường thai kỳ. Song song với đó thì mẹ bầu cũng cần xây dựng thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường thai kỳ để giảm lượng đường trong máu.
Cùng với việc xây dựng 1 thực đơn tiểu đường thai kỳ khoa học, mẹ bầu cũng cần lưu tâm đến nguyên tắc ăn uống để hạn chế lượng đường trong máu tăng lên. Bà bầu bị tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn, ăn đủ 5-6 bữa mỗi ngày. Mẹ bầu cũng không nên ăn quá no, nhưng cũng không được để bụng quá đói. Bên cạnh đó, mẹ nên hạn chế ăn vặt, ăn lắt nhắt làm nhiều bữa trong ngày.
Một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng sẽ rất tốt cho việc cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Bên cạnh đó, dinh dưỡng từ bữa sáng sẽ giúp mẹ bổ sung lượng đường huyết bị thiếu hụt sau 1 đêm dài. Tuy nhiên nếu mẹ bị tiểu đường thì cần phải cân nhắc, han chế ăn đồ ăn có nhiều đường, tinh bột hay bất cứ loại thực phẩm nào có chỉ số đường huyết cao (GI cao). Nhóm thực phẩm lý tưởng dành cho bữa sáng khi mẹ bị tiểu đường gồm có:
Bữa trưa, mẹ cần nạp vào cơ thể lượng dinh dưỡng cao hơn vì thế thực phẩm cũng đa dạng hơn. Để kiểm soát tốt lượng đường huyết thì mẹ cần cân bằng hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
Thay vì cơm gạo tẻ chứa nhiều tinh bột thì mẹ có thể lựa chọn các loại gạo có chỉ số GI thấp hơn như gạo lứt, yến mạch. Bên cạnh đó, trong bữa ăn của mình mẹ nên hạn chế protein từ thịt mà nên ưu tiên protein từ cá, trứng được chế biến đơn giản, ít gia vị và chất béo. Các món rau củ luộc, hấp cũng không thể thiếu trong thực đơn của mẹ bầu bị tiểu đường.
Thực đơn bữa tối cho bà bầu bị tiểu đường cũng cần hạn chế tối đa lượng đường và tinh bột nạp vào cơ thể. Mẹ có thể không cần ăn cơm và thay bằng rau và đạm. Nếu ăn cơm, mẹ nên ăn 1 lượng rất ít hoặc thay thế bằng cơm gạo lứt. Cụ thể, một số món dễ tiêu hoa, đủ chất mà lại tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường như canh xương hầm rau củ, salad rau trộn cùng trứng luộc.
Các dòng sữa tươi tiệt trùng không đường sẽ rất thích hợp để mẹ dùng trước khi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ. Uống 1 cốc sữa không đường như vậy, mẹ sẽ tránh được những cơn đói trong cả đêm. Mẹ bị tiểu đường nên tránh các loại sữa bầu hoặc các dòng sữa có nhiều đường.
Trong danh sách thực đơn tiểu đường thai kỳ, mẹ nên tránh những loại thực phẩm như:
Thực đơn tiểu đường thai kỳ mẹ cần ưu tiên các loại thực phẩm ít đường và tinh bột. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chia nhỏ làm nhiều bữa ăn trong ngày để lượng đường không tăng quá cao sau khi ăn hay hạ quá thấp khi xa bữa ăn. Mamibabi hy vọng rằng những chia sẻ ở trên đã giúp mẹ có thêm kinh nghiệm nếu lỡ mắc tiểu đường thai kỳ. Chúc mẹ có 1 thai kỳ thật khỏe mạnh và hạnh phúc!