Dư ối là tình trạng nước ối vượt quá mức bình thường. Ở những trường hợp nhẹ, bà bầu bị dư ối thường khó phát hiện ra được. Lượng nước ối khi dư thừa quá nhiều tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Tình trạng dư ối không hiếm gặp ở phụ nữ mang thai nhưng đó lại không phải là 1 tín hiệu tốt cho sức khỏe của mẹ. Cũng giống như thiếu ối, bà bầu thừa ối dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng.
Hầu như mẹ bầu nào cũng biết, nước ối là chất lỏng bao bọc quanh thai nhi, đóng vai trò bảo vệ, giữ an toàn cho bé. Với mẹ mang thai ở tuần từ 16-32 của thai kỳ, lượng nước ối trung bình vào khoảng 250-600ml. Càng về cuối của thai kỳ thì lượng nước ối lại càng tăng, vào khoảng 800ml ở tuần 34 và có thể lên đến 100ml vào tuần 36. Gần về ngày sinh, lượng nước ối sẽ giảm xuống và giữ ở mức từ 600-800ml. Khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường gấp 2, 3 lần thì mẹ bầu đang rơi vào tình trạng dư ối.
Về mặt lý thuyết thì có rất nhiều nguyên nhân gây dư ối ở phụ nữ mang thai, tựu chung lại thì tình trạng này thường bắt nguồn từ 4 nguyên nhân chính:
Tình trạng dư ối thường hay xảy ra với mẹ mang thai ở tuần thứ 30, nhưng cũng có số ít mẹ bầu phát hiện ra khi đang ở tuần thứ 20 của thai kỳ. Mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu dươi đây, bởi rất có thể đó là lời cảnh báo cho tình trạng dư ối của mẹ.
Dư ối trong thai kỳ là nguồn cơn của một số vấn đề phổ biến ở mẹ bầu như:
Khi lượng nước ối bên trong bị dư thừa và không cần thêm nữa, mẹ thậm chí nên tìm cách giảm bớt đi để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Với một số tình trạng nước ối thừa quá nhiều, nghiêm trọng thì bác sỹ sẽ cân nhắc đế việc sử dụng thuốc kích thích bài tiết hoặc thực hiện phương pháp rút nước ối.
Việc ăn uống là nhu cầu hàng ngày cần thiết, mang lại nguồn dưỡng chất cho mẹ và bé. Thực đơn ăn uống hàng ngày cũng tác động rất lớn đến lượng nước ối. Vì thế, mẹ bầu bị dư ối cần phải hết sức chú ý trong cách sử dụng thực phẩm mỗi ngày.
Phụ nữ khi mang thai được khuyến cáo uống nhiều nước mỗi ngày để lợi tiểu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến từng bộ phận, điều hòa thân nhiệt. Hơn nữa, uống nhiều nước còn là cách để bổ sung thêm lượng nước ối cần thiết, nhưng đó chỉ là với mẹ bầu có thể trạng bình thường hoặc trường hợp mẹ bị thiếu ối.
Với mẹ bầu bị dư ối, uống quá nhiều nước lại không tốt cho mẹ. Các chuyên gia khuyên rằng, khi bị dư ối, mẹ bầu nên cân đối uống đủ lượng nước mà cơ thể cần. Mỗi ngày, mẹ nên uống khoảng 1500ml nước để duy trì năng lượng và cũng đảm bảo tình trạng dư ối không trầm trọng hơn.
Thay vì các loại hoa quả chứa nhiều nướ như cam, quýt, bưởi, dưa hấu… thì bà bầu bị dư ối nên ăn nhiều trái cây có chất xơ, vitamin. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ mà mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng như yến mạch, khoai, ngô, các loại đậu…
Một số mẹ có thói quen ăn các món ăn có nước như soup hay canh rau thì mẹ cũng nên thay đổi bởi chúng sẽ làm gia tăng lượng nước ối. Thói quen ăn mặn không tốt cho sức khỏe của mẹ, hơn thế nữa nó gây tích nước, giữ nước trong cơ thể.
Rau xanh là thực phẩm ưu tiên hàng đầu trong thực đơn của bà bầu. Việc ăn rau mỗi ngày không những cung cấp thêm chất xơ cho mẹ, mà còn hạn chế nguy cơ bị táo bón, trĩ khi mang thai. Đặc biệt là những loại rau có màu xanh sẫm, chứa nhiều axit folic giúp hạn chế nguy cơ dị tật thai nhi, rất tốt cho mẹ bầu bị dư ối.
Ít ai biết được rằng, hàm lượng dinh dưỡng của râu ngô cũng không thua kém, thậm chí còn hơn cả hạt ngô. Râu ngô chứa lượng lớn tinh dầu, chất xơ, chất khoáng, saponin, vitamin A, B.
Nước râu ngô được rất nhiều bà bầu áp dụng uống mỗi ngày thay cho nước lọc để cải thiện tình trạng dư ối. Mẹ bầu uống nước râu ngô không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giai độc mà đặc biệt rất lợi tiểu. Tuy vậy thì mẹ bầu cũng không nên uống quá nhiều, mỗi ngày mẹ chỉ nên uống 1 cốc nước râu ngô là đủ. Mẹ nên chọn phần râu ngô còn tươi, rửa sạch kỹ trước khi nấu nhé!
Dư ối mặc dù là tình trạng không khó để cải thiện nhưng nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây nhiều ảnh hưởng lên cả mẹ và bé. Việc phát hiện và có cách khắc phục càng sớm thì sẽ càng tốt cho sức khỏe của em bé trong bụng mẹ.