Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý mà rất nhiều mẹ bầu mắc phải trong thời gian mang thai. Đây là căn bệnh dù không mới nhưng rất nhiều mẹ bầu chưa thực sự có hiểu biết đúng về nó. Hãy cùng Mamibabi tìm hiểu kỹ càng về vấn đề này nhé!
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu chứng kiến nhiều thay đổi. Chúng diễn khác biệt ở từng mẹ bầu và với mức độ ảnh hưởng là khác nhau ở mỗi người. Trong đó, những thay đổi về cơ chế hoạt động insulin - một loại hormone do tuyến tụy tiết ra vốn có chức năng chuyển hóa nhóm đường glucose thành năng lượng cho cơ thể diễn ra khá mạnh mẽ. Theo phản xạ tự nhiên chung, cơ thể mẹ bầu lúc đó sẽ tự động tiết ra kháng thể với insulin mức độ nhẹ để giữ nồng độ đường glucose trong máu cao hơn nhằm thực hiện truyền dưỡng chất sang cho thai nhi.
Tuy nhiên, với trường hợp insulin biến đổi quá mức, việc sản sinh quá nhiều insulin khiến lượng đường trong máu cao. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiểu đường thai kỳ) hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nhất định. Chúng khởi phát lần đầu tiên trong thời gian mang thai. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có đến khoảng 4-10% mẹ bầu trong thời gian mang thai có thể mắc phải chứng tiểu đường thai kỳ.
Là bệnh lý xuất hiện trong thời kỳ mang thai và sau đó có thể biến mất sau khi sinh. Đái tháo đường thai kỳ là bệnh lý có thời gian xuất hiện ngắn nhưng cũng có thể gây ra những hiệu quả nặng nề. Việc xuất hiện tình trạng bệnh lý này cũng là thắc mắc của nhiều người.
Theo các bác sĩ chuyên gia lý giải: ở thời kỳ mang thai, mẹ cần sử dụng rất nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng bé yêu. Chính vì vậy các nhu cầu về năng lượng của mẹ bầu là rất lớn. Điều này tất yếu dẫn đến việc lượng đường cần nhiều hơn khi mang thai. Trong giai đoạn bầu bí, chính vì nhu cầu năng lượng tăng cao nên cơ thể bạn đòi hỏi lượng đường nhiều hơn. Mặc dù về lý thuyết cơ thể vốn có khả tự điều tiết khi lượng insulin tăng. Tuy nhiên, không phải thai phụ nào cũng có được một cơ chế điều hòa insulin thuận lợi.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng trong thời kỳ mang thai, sự xuất hiện của các nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Nhưng đồng thời chính yếu tố nội tiết tố này lại vô tình gây ra các rối về insulin. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tiểu đường thai kì ở mẹ bầu.
Đái tháo đường dù chỉ xuất hiện trong thời kỳ mang thai nhưng lại có thể để lại rất nhiều hiệu quả nặng nề. Điều này đến từ việc bệnh lý này hiện nay đều không có quá nhiều biểu hiện rõ rệt. Bệnh diễn biến một cách thầm lặng, thông thường các mẹ bầu không hề biết. Chúng chỉ được phát hiện khi các tiến hành kiểm tra định kỳ cho kết quả xét nghiệm rõ ràng. Điều này thực sự đáng lo ngại bởi khi bệnh đã phát triển lau dài, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé.
Chính vì vậy, các biểu hiện của tiểu đường thai kỳ cần được nhận biết, nắm chắc để kịp thời phát hiện và có biện pháp kiểm soát tình hình bệnh. Một vài biểu hiện tiểu đường thai kỳ sau đây:
Do các biểu hiện của tiểu đường thai kỳ không rõ ràng. Do đó, phương án hữu hiệu nhất để có thể nhận biết tình trạng bệnh lý đó chính là các xét nghiệm chuyên khoa. Từ đó sẽ giúp mẹ bầu có thể sớm xác định được tình trạng của mình. Những bà bầu có những yếu tố dưới đây cần sớm đề phòng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để nắm bắt tình trạng, chẩn đoán về đái tháo đường thai kỳ:
Dù có tỷ lệ xảy ra với mẹ bầu có thể lên đến 10%. Tuy nhiên, phần lớn các thai phụ khi được hỏi đều rất mơ hồ về tình trạng bệnh lý này. Đặc biệt là các thông tin về hệ quả bệnh. Hầu hết mẹ bầu đều không nắm bắt tốt!
Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm.
Nếu bạn băn khoăn rằng tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không. Vậy thì câu hỏi rằng có thể vẫn sinh thường được. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ giảm xuống bởi đã từng ghi nhận rất nhiều trường hợp mẹ bầu mắc tiểu đường trong thời gian mang bầu và phải đối mặt với nguy cơ sinh non. Điều này được cho là do kiểm soát glucose huyết muộn, tình trạng nhiễm trùng tiết niệu, hội chứng tiền sản giật hay huyết áp tăng.
Thai phụ mắc chứng đái tháo đường thai kỳ thường dễ tăng huyết áp hơn những mẹ bầu bình thường. Điều này có thể để lại nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi như: tiền sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận,…Thống kê cho thấy, tỷ lệ tiền sản giật ở những thai phụ mắc chứng đái tháo đường thai kì đạt đến hơn 12% - con số này khá cao và không thể không đề phòng.
Thông thường dịch ối sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều từ tuần thứ 26 - 32 của thai kỳ. Tuy nhiên, ở các mẹ bầu mắc chứng tiểu đường thai kì sẽ có dịch ối nhiều hơn mức bình thường. Điều này đồng thời cũng làm tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ.
Sẩy thai hay thai lưu là những tình trạng xấu nhất mà đái tháo đường thai kì gây ra cho mẹ bầu. Chúng thường là hệ quả của tình trạng tiểu đường kéo dài và không được phát hiện sớm. Các thai phụ bị sẩy thai liên tiếp trong nhiều lần mang thai cần phải được thực hiện kiểm tra glucose trong suốt thai kì một cách cẩn trọng, sát sao.
Bên cạnh những ảnh hưởng về sức khỏe trong thời kỳ mang thai. Về lâu dài, bệnh lý đái tháo đường thai kỳ có thể tiến triển tiểu đường tuýp 2 và để lại các biến chứng về tim mạch. Thai phụ khi gặp phải tình trạng này cũng sẽ gặp phải các tai biến rất nguy hiểm nếu không được kịp thời phát hiện và điều chỉnh sẽ ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe về lâu dài của mẹ.
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, tiểu đường thai kì cũng có thể gây ra những hậu quả rất lớn đối với sức khỏe của thai nhi. Các tác động tiêu cực này bằng nhiều cách khiến bé yêu không thể phát triển tốt, ngược lại chúng khiến bé yêu dễ gặp phải nhiều trạng thái bất thường, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
Hiện tượng thai tăng trưởng quá mức là hệ quả thường gặp nhất đối với những mẹ bầu gặp phải tình trạng đái tháo đường. Việc tăng lượng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai đã kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin nhanh chóng, tăng tốc. Chúng làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, làm em bé hấp thụ và phát triển mạnh về trọng lượng.
Hội chứng nguy kịch hô hấp ở trẻ sơ sinh chiếm đến hơn 30% tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Điều này thực sự là một con số báo động, nhất là khi tình trạng này xảy ra bởi nguyên nhân chính là hiện tượng tiểu đường thai kì ở mẹ bầu.
Việc rối loạn chuyển hóa insulin cũng là nguyên nhân khiến tình trạng tăng hủy hemoglobin. Điều này rất dễ gây nên hiện tượng tăng bilirubin huyết tương khiến bé yêu gặp phải bệnh lý vàng da sơ sinh. Có khoảng 25% ở các thai phụ có đái tháo đường thai kỳ sẽ khiến bé yêu gặp phải tình trạng này.
Các ảnh hưởng lâu dài của bệnh lý này với bé yêu có thể kể đến là trẻ sớm bị mắc bệnh đái tháo đường type 2, rối loạn vận động và nhận thức,…
Việc phát hiện đái tháo đường thai kỳ cần phải được thực hiện sớm để có phương án điều trị và hạn chế các nguy hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Những thai phụ có nguy cơ mắc phải bệnh lý này nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ với nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Phương pháp này sẽ giúp xác định tiền đái tháo đường rất chinh xác. Đặc biệt giai đoạn giữa tuần thai 24 và 28 là thời điểm mẹ bầu nên thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ đầy đủ.
Hiện nay nghiệm pháp dung nạp glucose 75 gam - 2 giờ là biện pháp phổ biến và hiệu quả nhất mà bạn nên áp dụng.
Nếu bạn băn khoăn về test tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu. Vậy thì các bước tiến hành thực hiện xét nghiệm này được tiến hành như sau:
- Lần khám 1: Khi thai phụ đến khám thai vào 3 tháng đầu sẽ được thực hiện lấy máu xét nghiệm glucose huyết tương khi đang còn đúc đói hoặc glucose huyết tương bất kỳ. Kết quả trả về nếu glucose huyết tương lúc đói bất thường là ≥ 126 mg% hoặc nồng độ glucose huyết tương bất kỳ là ≥ 200mg%. Lúc này các chẩn đoán đái tháo đường cơ bản được thành lập. Mẹ bầu sẽ tiếp tục được giới thiệu chuyên khoa nội tiết để tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu.
- Lần khám vào tuần lễ 24- 28 sẽ được thực hiện để tầm soát tiểu đường thai kỳ
Một số lưu ý khi thực hiện nghiệm pháp đường huyết được tiến hành thuận lợi và hiệu quả:
+, 3 ngày trước khi tiến hành xét nghiệm bạn không nên ăn chế độ ăn có quá nhiều glucid.
+, Cần để trạng thái đói trong khoảng 8 - 12 giờ trước khi làm nghiệm pháp.
+, Khi thực hiện cần lấy 2ml máu tĩnh mạch, định lượng glucose trong huyết tương lúc đói để tiến hành nghiệm pháp.
+, Sau đó, để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu nên uống ly nước đường sau khi lấy máy khoảng 5 phút.
+, Lấy 2ml máu tĩnh mạch ở 2 thời điểm 1 giờ và 2 giờ sau uống nước glucose để nhận biết kết quả thay đổi.
Với những hậu quả rất nặng nề được đề cập trên, việc thực hiện phòng đái tháo đường ở mẹ bầu thực sự rất cần thiết. Để cơ thể mẹ và bé luôn ở trạng thái khỏe mạnh. Bạn nên tham khảo những phương thức sau:
Khi quyết định có em bé, tốt nhất bạn hãy để cơ thể mình ở trạng thái cân nặng lý tưởng nhất. Mặc dù, thừa cân không phải là nguyên nhân gây ra trực tiếp tình trạng tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) quá cao (> 30) là một trong những dấu hiệu không hề tốt với các mẹ bầu.
Cần hiểu đúng rằng, việc giảm cân chỉ nên được thực hiện ở thời kì tiền mang thai. Trong thai kỳ, mẹ bầu tuyệt đối không được áp dụng những phương thức giảm cân. Bởi chúng không thực sự an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Một chế độ ăn uống lành mạnh là rất cần thiết đối với mọi mẹ bầu. Nó không chỉ là cơ sở để ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ về tiểu đường thời kì mang thai mà còn là nền tảng để mẹ và bé có được sức khỏe tốt nhất.
Với những mẹ bầu đã mắc phải đái tháo đường thai kì. Việc thực hiện chế độ ăn uống cần phải được quan tâm và kiểm soát tốt nhất. Mẹ bầu nên tham khảo và áp dụng những nguyên tắc ăn uống được gợi ý bởi các chuyên gia dinh dưỡng như sau:
Mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn uống với việc cắt giảm lượng đường đưa vào cơ thể. Cùng với đó, để tiểu đường thai kỳ không còn là mối nguy hại, bạn nên thực hiện chia nhỏ các bữa ăn. Ngoài 3 bữa chính, có thể ăn thêm từ 2-3 bữa phụ. Những thực phẩm được khuyến cáo nên sử dụng cho mẹ bầu bao gồm:
Bên cạnh những thực phẩm tốt mẹ bầu mắc tiểu đường thai kì nên thưởng thức thì cũng có những loại thức ăn không thực sự tốt mà mẹ nên tranh.
Cùng với những nhóm thực phẩm được gợi ý trên, thực đơn đáng để tham khảo dành cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cũng là điều được các mẹ bầu rất quan tâm.
Đối với đái tháo đường thai kỳ việc thực hiện các điều chỉnh chế độ ăn và thay đổi lối sống cần được nhanh chóng áp dụng. Cụ thể.
- Trong các bữa ăn cần đảm bảo về thành phần dinh dưỡng giữa các nhóm thực phẩm như sau: Lipid: 35-40%; Protein: 20% và 30% còn lại dành cho những nhóm dinh dưỡng khác. Năng lượng hấp thụ trong các loại thực phẩm nên được phân phối đều, nên chia nhỏ thành các bữa chính và bữa phụ.
- Trong bữa ăn chính, mẹ bầu không nên ăn quá no vì chúng có thể sẽ làm tăng đường máu.
- Đặc biệt, việc kiểm soát về lượng tinh bột không đồng nghĩa với giảm cân. Bạn cần ăn đủ bữa, không được bỏ bữa vì nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ luôn tăng lên theo từng thời gian.
Thực đơn lý tưởng trong 1 ngày dành cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có thể tham khảo như sau:
Hi vọng rằng, với những kiến thức được trích dẫn từ siêu ứng dụng Mamibabi trên đây sẽ giúp mẹ bầu có thêm hiểu biết về tiểu đường thai kì. Từ đó, mẹ có thể áp dụng để phòng ngừa tình trạng này hiệu quả. Hãy cập nhật cho mình thêm nhiều kiến thức thai giáo hữu ích tại siêu ứng dụng Mamibabi để mẹ và bé có thai kì khỏe mạnh, phát triển tối đa nhé!
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv