Kiến thức mang thai: Bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy?

4.5/5 (221 đánh giá)

Ho mọc tóc là hiện tượng rất phổ biến mà bà bầu nào cũng gặp phải khi mang thai. Dù là mang thai lần đầu hay những lần sau thì ho mọc tóc vẫn khiến chúng ta lo lắng và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy? Cũng như một số vấn đề liên quan tới tình trạng này!

Kiến thức mang thai: Bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy?

Bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy?

Theo đó, bà bầu xuất hiện ho mọc tóc vào khoảng tháng thứ 3, thứ 4 của thai kỳ. Các mẹ sẽ bị ho do lúc này thai nhi bắt đầu mọc tóc. Tóc của bé sẽ khiến mẹ ngứa cổ và ho nhiều hơn. Thực chất, các nghiên cứu đã chứng minh rằng: bé mọc tóc không hề khiến mẹ ho. Nguyên nhân chính là thời kỳ này mẹ cực kỳ nhạy cảm và rất dễ bị viêm họng, cảm cúm trong thời gian bé mọc tóc.

Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kỹ tình trạng này, mẹ có thể bị ốm và tình trạng ho nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

Nguyên nhân khiến bà bầu ho mọc tóc

Trong tháng thứ 3, 4, mẹ bầu sẽ ho nhiều hơn và cực kỳ nhạy cảm với thời tiết nên dễ viêm họng, cảm cúm. Vì vậy, người ta thường đánh đồng ho mọc tóc và ho viêm họng là một. Dưới đây là các nguyên nhân chính khiến mẹ ho mọc tóc:

Kiến thức mang thai: Bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy?

1.Hormoon nội tiết thay đổi mạnh trong thai kỳ

Các mẹ bầu thường có sức khỏe yếu, các hormoon nội tiết tố, kháng thể giảm dẫn đến dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh. Cùng với đó, cơ thể các mẹ lại không nên sử dụng thuốc kháng sinh trong thời kỳ mang thai. Vì thế, một sự thay đổi nhỏ về môi trường sống, thời tiết, bụi bẩn, … cũng có thể khiến mẹ bị ốm, cảm cúm, viêm họng,….

2.Cơ thể tăng cường tiết màng nhầy

Cơ thể mẹ bầu khác hoàn oàn với người bình thường. Trong khi hormoon nội tiết tố giảm thì màng nhầy (tuyến hô hấp, tuyến mồ hồi,…) lại tăng tiết thường xuyên. Chính điều này khiến mẹ bầu dễ nghẹt mũi, dễ viêm họng nên gây ho (ho khan hoặc ho có đờm). Triệu chứng này rất dễ tái phát, dai dẳng và khó trị dứt điểm nếu không chăm sóc tốt và điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống,….

3.Sự tác động của thai nhi lên tử cung của mẹ

Thai nhi sẽ gây áp lực (sức nặng) của mình lên tử cung của mẹ. Điều này khiến dịch dạ dày bị đẩy lên và chèn ép hệ hô hấp khiến mẹ rất dễ bị ho.

Ho mọc tóc ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi như thế nào?

Trường hợp ho mọc tóc không quá nguy hiểm nhưng nếu không chữa đúng cách cũng ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Ho kéo dài khiến mẹ bầu mệt mỏi, nóng tính, tâm trạng không thoải mái, vui tươi gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, một số trường hợp ho không phải do mọc tóc thì các mẹ nên chú ý nhé. Tốt nhất, đi khám bác sĩ ngay và không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh để trị ho.

Mẹ bầu cần làm gì khi ho mọc tóc?

Khi bị ho, dù là ho thông thường hoặc ho do viêm họng, cảm sốt, các mẹ nên giữ sức khỏe, mặc ấm,…Hãy đến bác sĩ để khám và nhờ sự tư vấn, không nên tự ý mua thuốc để uống để tránh dị ứng, gây ảnh hưởng thai nhi,….

Mẹ bầu thường phải kiêng thuốc tây, kháng sinh,… Vì thế, cách tốt nhất, an toàn nhất là sử dụng các cách trị ho dân gian sau đây để mang lại hiệu quả, an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

1.Trị ho mọc tóc bằng giá đỗ luộc

Giá đỗ là món ăn quen thuộc hàng ngày. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý vì đây cũng là một vị thuốc chữa ho cực hiệu quả đấy nhé!Bạn chỉ cần luộc khoảng 100g giá đỗ và dùng nước để uống. Cách này sẽ giúp giảm ho nhanh chóng, làm dịu cổ họng giúp mẹ bầu dễ chịu hơn. Nước giá đỗ còn giúp thanh lọc cơ thể rất tốt. Bạn có thể thay nước luộc giá đỗ bằng cách giã giá đỗ và dùng nước để uống cũng mang lại hiệu quả tương tự.

2.Trị ho mọc tóc bằng mật ong hấp với lá hẹ

Lá hẹ kết hợp với mật ong là một bài thuốc chữa ho dân gian cực hiệu quả và dễ tìm. Bạn chỉ cần cho từ 3-5 nhánh lá hẹ thái nhỏ cùng với một ít mật ong và đem hấp. Dùng hỗn hợp này để uống 2 – 3 lần một ngày sẽ giảm ngứa rát cổ và giảm ho mọc tóc rất nhanh.

Ngoài ra, để tránh bệnh, các mẹ nên giữ gìn vệ sinh bản thân, môi trường sống, các vật dụng phải thật sạch sẽ. Nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, mang khẩu trang khi ra đường, mặc ấm khi thời tiết đổ lạnh, ăn uống đủ chất và đặc biệt là đi khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé!

Hy vọng bài viết trên đây không chỉ giúp bạn biết được bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy, mà còn cung cấp thêm cho bạn nhiều kinh nghiệm, cách thức bảo vệ sức khỏe, trị ho mọc tóc hiệu quả. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe và thai nhi phát triển tốt nhất nhé!

ĐÁNH GIÁ
4.5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG