Khi sinh con có cân nặng vượt trội

4.5/5 (176 đánh giá)

Khi sinh được đứa con cân nặng vượt trội, các bà mẹ thường có cảm giác an tâm và tự hào. Tuy nhiên, các bác sĩ sản khoa lại rất sợ các trường hợp thai to vì cân nặng quá mức đồng nghĩa với nguy cơ tai biến cao.

Khi sinh con có cân nặng vượt trội

"Cháu nặng mấy cân hả chị?" - các bà mẹ sinh con lớn cân thường nở mày nở mặt khi nghe câu hỏi này. Đứa con lớn khiến họ tự hào về khả năng làm mẹ của mình và cho rằng sẽ không phải lo lắng nhiều về sức khỏe của con, việc chăm sóc cũng nhàn hơn so với những trẻ có cân nặng thua kém. Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Đức Hinh, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, khẳng định, thay vì vui mừng, các bà mẹ nên lo lắng nếu sinh con nặng quá 4 kg.

Cân nặng lúc sinh từ 2,5 đến dưới 4 kg được coi là bình thường, trong đó mức 3-3,2 kg được coi là lý tưởng. Thấp hay cao hơn giới hạn bình thường đều không tốt. Theo tiến sĩ Hinh, có đến 90% trường hợp trẻ có cân nặng lúc sinh trên 4 kg là có vấn đề về sức khỏe, mặc dù rất nhiều trường hợp không phát hiện được.

Nguyên nhân chính khiến trẻ có cân nặng quá lớn là mẹ có bệnh tiểu đường, ông Hinh khẳng định. Nhiều phụ nữ có sẵn bệnh tiểu đường, hoặc bị tiểu đường thai kỳ, nhưng không phát hiện ra để kiểm soát đường máu. Lượng đường cao trong máu mẹ giúp thai nhi phát triển rất nhanh và đạt cân nặng vượt trội so với những trẻ khác. Tuy nhiên, sau khi ra đời, những trẻ này rất dễ bị tụt đường huyết và có các rối loạn chuyển hóa khác như hạ canxi máu, magiê máu, hạ thân nhiệt... Nếu không cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong.

"Y khoa gọi trẻ sơ sinh nặng cân là những người khổng lồ chân đất sét. Những em bé này cần được chăm sóc kỹ hơn nhiều so với những trẻ có cân nặng bình thường" - tiến sĩ Nguyễn Đức Hinh nói. Cơn hạ đường huyết thường xảy ra trong những giờ đầu sau sinh, còn hạ canxi huyết có thể xuất hiện trong vòng 2-3 ngày. Các rối loạn chuyển hóa khác cũng thường xuất hiện sớm.

Trẻ sơ sinh có cân nặng quá mức còn có thể do sinh già tháng. Những em bé này cũng yếu hơn so với trẻ sơ sinh bình thường.

Tình trạng lớn cân gây nhiều nguy hiểm cho hai mẹ con trong quá trình sinh nở do đẻ khó, hậu quả của sự mất cân xứng giữa vai trẻ và xương chậu người mẹ. Nhiều trẻ chỉ lọt đầu rồi bị kẹt ở phần vai, có thể dẫn đến gãy xương đòn. Với thai nhi quá lớn, tổn thương ở tầng sinh môn sản phụ sẽ rộng hơn bình thường rất nhiều.

Để tránh những nguy cơ trên, tiến sĩ Nguyễn Đức Hinh khuyên phụ nữ mang thai nên đi khám đúng hẹn, theo dõi sát sự tiến triển của bào thai. Việc siêu âm, thăm khám có thể ước lượng thể trọng của thai nhi (tuy không phải lúc nào cũng đúng). Thai phụ cũng nên kiểm tra đường máu để phát hiện bệnh tiểu đường tiềm ẩn, nhất là trường hợp trọng lượng thai nhi phát triển quá nhanh.

Nếu đường huyết cao, thai phụ cần được chuyên gia nội tiết theo dõi, kiểm soát lượng đường trong máu bằng chế độ ăn hoặc bằng thuốc. Nếu dự đoán đứa trẻ sẽ nặng 4 kg trở lên, các bác sĩ thường có chỉ định sinh mổ. Sau khi ra đời, những em bé lớn cân phải được chăm sóc và theo dõi chặt chẽ ở chuyên khoa sơ sinh.

ĐÁNH GIÁ
4.5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sinh con
BÀI MỚI ĐĂNG