Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một căn bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai kèm theo những triệu chứng tương tự thời kỳ thai nghén như mệt mỏi, buồn nôn, cơ thể suy nhược, đau nhức xương khớp,.... Bên cạnh đó, cơ thể người mẹ bị tiền sản giật còn thường xuyên bị nhức đầu, hoa mắt, khó chịu, huyết áp không ổn định, bài tiết kém, chân tay bị phù nề, thị lực suy giảm,.... 

Hội chứng tiền sản giật thường xảy ra ở những tháng cuối của thai kỳ, các triệu chứng kèm theo ban đầu có thể diễn biến nghiêm trọng hơn nếu các bà mẹ không biết cách chữa trị kịp thời. 

Yếu tố thuận lợi gây ra hội chứng tiền sản giật

Bà bầu thuộc một trong các trường hợp sau sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn những thai phụ bình thường. 

  • Các mẹ bầu mang thai đôi hoặc thai ba. 
  • Thời điểm mang thai không thích hợp khi cơ thể mẹ bầu có tiền sử nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường,...
  • Độ tuổi mang thai vượt quá 35 tuổi hoặc chưa đủ 18 tuổi. Đây là 2 mốc thời điểm không nên có bầu bởi không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật cao hơn mà còn có thể gây nguy hiểm tới thai nhi, có tỷ lệ bị dị tật và đột biến cao. 
  • Các mẹ bầu trong giai đoạn mang thai thường xuyên sử dụng các sản phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe,...
  • Trường hợp mẹ bầu đã từng mắc tiền sản giật trước đó. 

Những biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật

Biến chứng tiền sản giật thường gặp ở bà bầu và thai nhi

Không chỉ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây triệu chứng nguy hiểm đến thai phụ, hội chứng tiền sản giật còn có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai nhi ngay từ khi vẫn còn trong bụng mẹ. Do đó, mẹ bầu cần nhận thức rõ sự nghiêm trọng của những biến chứng này để từ đó quan tâm hơn đến việc phòng tránh nguy cơ tiền sản giật. 

Biến chứng tiền sản giật ở mẹ bầu

  • Với những ai đã từng bị tiền sản giật ở mức nặng, tỷ lệ tái phát sản giật là 1-5%. Đây được cho là biến chứng phổ biến nhất. 
  • Xuất huyết võng mạc, chảy máu trong gan là những biến chứng cũng thường xuất hiện ở những thai phụ bị tiền sản giật. Bên cạnh đó, hiện tượng rau bong non thi thoảng cũng xảy ra với những bà bầu này, gây cảm giác choáng nặng do bị chảy máu và mất máu. 
  • Suy giảm chức năng gan là biến chứng tiếp theo mà bà bầu bị tiền sản giật có thể gặp phải. Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng đưa ra một trong những biến chứng nặng nhất, có thể khiến thai phụ tử vong, đó là rối loạn đông máu. Đây sẽ là một trong những biến chứng dai dẳng và nghiêm trọng nhất, có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe sau này, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 
  • Suy thận cấp là một trong những biến chứng nguy hiểm với tỷ lệ gây tử vong cho thai phụ đến hơn 20%. Do vậy, cần đặc biệt lưu ý khi gặp phải biến chứng này. 
  • Suy tim cấp, phù phổi là 2 biến chứng mẹ bầu có thể gặp phải trong thời điểm chuẩn bị “vượt cạn”. Với một số mẹ bầu, biến chứng này có thể tìm do tiền sản giật sau sinh. 

Biến chứng tiền sản giật ở thai nhi

  • Thai chết lưu - một trong những tình huống gây đau lòng nhất đối với người mẹ và các thành viên trong gia đình. 
  • Thai nhi bị sinh non dẫn đến sức khỏe không được đảm bảo, nhiều nguy cơ mắc bệnh bẩm sinh và có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao. Hậu quả thai non, sinh thiếu tháng còn đến từ việc sản phụ không có khả năng sinh thường, phải phẫu thuật lấy em bé ra do ảnh hưởng của hội chứng tiền sản giật. 
  • Em bé tử vong ngay sau khi sinh - đây có lẽ là nỗi sợ hãi của bất kỳ gia đình nào. Có khá nhiều nguyên nhân khiến bé không qua khỏi như do ngạt, bị chảy máu trong các bộ phận quan trọng như phổi, não,...

Hội chứng HELLP - biến chứng do tiền sản giật nặng gây nên

Trước hết, cần hiểu cơ bản về hội chứng này. HELLP là hội chứng cực nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi với tỷ lệ gây tử vong cho cả 2 nằm ở mức cao. Những vấn đề mà thai phụ có thể gặp phải khi bị hội chứng này là tan huyết, men gan bị tăng cao đồng thời tiểu cầu lại giảm đi. Đây được coi là biến chứng nghiêm trọng nhất bởi nó có khả năng đe dọa sự sống của cả mẹ và con, đáng sợ hơn rất nhiều so với những biến chứng thường gặp. 

Từ những thông tin trên, chắc hẳn, mẹ bầu nào cũng khiếp sợ hội chứng tiền sản giật rồi. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên vì thế mà nảy sinh bất an, lo lắng quá mức về vấn đề này bởi có rất nhiều cách để kiểm soát tình hình sức khỏe và ứng phó kịp thời. Ngay từ thời gian đầu của thai kỳ, hãy kiểm tra sức khỏe thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm tầm soát hội chứng này. Đến những tháng cuối, mẹ bầu cần theo dõi diễn biến sức khỏe chặt chẽ hơn để đảm bảo tình trạng tốt nhất cho bản thân và con của mình. 

biến chứng do tiền sản giật

Nguyên nhân gây ra tiền sản giật

Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền sản giật khá phức tạp, có thể liên quan đến quá trình vận chuyển và truyền máu trong cơ thể. Các chuyên gia y tế về sức khỏe sinh sản cho rằng, nếu các mẹ bầu trong giai đoạn mang thai mà kèm theo những triệu chứng hoặc tiền sử bệnh dưới đây thì có khả năng mắc tiền sản giật cao, cụ thể:

  • Mẹ bầu mắc hội chứng tiền sản giật do di truyền từ mẹ hoặc họ hàng thân thiết có tiền sử bệnh trước đó. 
  • Trong quá trình mang thai, thai phụ bị tăng cân quá nhiều dẫn đến béo phì.
  • Tử cung không đảm bảo được chức năng của nó do không được cung cấp đủ máu. 
  • Các mạch máu xuất hiện tổn thương. 
  • Hệ thống miễn dịch bị suy giảm chức năng và xuất hiện nhiều bệnh lý liên quan. 
  • Thai phụ bị tăng huyết áp, huyết áp cao hơn mức bình thường với một số thể lâm sàng như tăng huyết áp mãn tính, tăng huyết áp thai kỳ, tăng huyết áp không phân loại được,...

Dấu hiệu nhận biết tiền sản giật

Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất ở hội chứng này đó là, đôi khi nó không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào trên cơ thể người mẹ. Tuy vậy, vẫn có một cách để theo dõi được thời điểm hội chứng này bắt đầu “manh nha” tấn công cơ thể thai phụ qua việc theo dõi huyết áp. 

Huyết áp tăng là một báo hiệu cho mẹ bầu biết, tiền sản giật có thể đến sau một thời gian nữa hoặc đột ngột khởi phát mà không có triệu chứng báo trước. Do đó, thai phụ cần được theo dõi chỉ số huyết áp hàng ngày, thậm chí hằng giờ để giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng của tiền sản giật nếu khởi phát bất ngờ. Cụ thể, 140/90 mmHg là mốc quan trọng mà các mẹ bầu cần theo dõi. Khi đo huyết áp 2 lần kế tiếp nhau mà đều có mức cao hơn con số trên tức là sức khỏe đang gặp vấn đề bất thường. (Lưu ý: Đo huyết áp các lần cách nhau ít nhất 4 tiếng). 

Ngoài cách nhận biết trên, một số triệu chứng cụ thể, thường gặp dưới đây có thể giúp mẹ nhận biết nguy cơ bùng phát hội chứng dễ dàng hơn. 

  • Protein niệu trong tiền sản giật là hiện tượng lượng protein trong nước tiểu bà bầu cao, lớn hơn mức cần thiết của cơ thể gây ra dư thừa. Từ đó, thận cũng bắt đầu xuất hiện những vấn đề lạ, khác ngày thường, ví dụ như tiểu ít đi. 
  • Thần kinh trở nên bất ổn, cảm giác đau nhức ở đầu ngày một dữ dội hơn. 
  • Mắt mờ đi, thị lực giảm sút, hay bị chói mắt, nhức mắt, mắt dễ bị tổn thương khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng. 
  • Khu vực bụng trên, nằm phía dưới và bên phải xương sườn xuất hiện cảm giác đau. Đồng thời, cảm giác buồn nôn hoặc những trận nôn do ghê cổ bắt đầu tìm đến. 
  • Gan không đảm bảo được chức năng như ở người khỏe mạnh, mức độ tiểu cầu trong máu giảm đi. Mẹ bầu cũng có thể gặp phải triệu chứng khó thở ở giai đoạn này. 

Bên cạnh những dấu hiệu trên, nhiều thai phụ còn phát hiện ra mình sắp bị tiền sản giật nhờ quan sát tình trạng phù ở mặt và tay cùng với việc cân nặng tăng đột ngột. Tuy nhiên, tình trạng này khá phổ biến, kể cả những bà bầu khỏe mạnh cũng gặp phải nên nó không hoàn toàn chính xác để tính là triệu chứng của tiền sản giật. 

Phương pháp chẩn đoán tiền sản giật

Có tới 4 vấn đề cần lưu tâm ở cách khám tiền sản giật. Mặc dù, công việc chẩn đoán thuộc trách nhiệm của bác sĩ nhưng mẹ bầu vẫn nên tìm hiểu qua để hiểu rõ hơn về quy trình chẩn đoán phức tạp của bệnh. 

  • Chẩn đoán xác định: Dựa vào các chỉ số cụ thể như huyết áp, protein niệu, triệu chứng tương ứng với số tuổi của thai,... để xác định bà bầu có thực sự bị hội chứng này hay không. 
  • Chẩn đoán phân biệt: Dựa vào các triệu chứng nghiêm trọng hơn như suy tim, phù phổi, co giật, tai biến, đột quỵ,...
  • Chẩn đoán thể: Dùng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của hội chứng. 
  • Chẩn đoán biến chứng: Được sử dụng để xác định bệnh khi đã xuất hiện biến chứng. 

điều trị tiền sản giật

Xử trí tiền sản giật như thế nào?

Dự phòng tiền sản giật

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” - câu nói được lưu truyền từ xa xưa nhưng vẫn được nhắc đến ở khắp nơi bởi tính đúng đắn của nó. Những năm gần đây, cùng với nhu cầu muốn được chăm sóc và kiểm tra định kỳ của các mẹ bầu mà các dịch vụ thai sản được ra đời và phát triển mạnh mẽ. Đây là một trong những cách dự phòng hiệu quả để mẹ bầu có thể được chẩn đoán bệnh sớm nhất, từ đó có kế hoạch xin tư vấn tiền sản giật và điều trị, can thiệp y học kịp thời. 

Khi sử dụng dịch vụ trên tại các bệnh viện tư chất lượng cao, mẹ bầu sẽ được theo dõi sức khỏe chặt chẽ và tư vấn chăm sóc thai nhi bởi bác sĩ chuyên khoa sau mỗi lần khám thai. Với hội chứng tiền sản giật, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp và xét nghiệm protein trong nước tiểu định kỳ để xác định. 12-14 tuần tuổi của thai nhi là mốc thời gian các bà mẹ nên lưu ý bởi đây là lúc nên thực hiện xét nghiệm tiền sản giật sàng lọc. 

Điều trị tiền sản giật

Điều trị hội chứng tiền sản giật nhẹ

Một trong những phương pháp chữa và hỗ trợ điều trị hiệu quả khi hội chứng mới ở mức nhẹ là:

  • Theo dõi sức khỏe tại nhà qua việc đo huyết áp ít nhất 2 lần một ngày. Ngoài ra, mẹ bầu cần tập trung theo dõi theo tuần xem tình hình ra sao, khi có diễn biến nặng phải nhập viện ngay và hợp tác điều trị. 
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, ưu tiên tư thế nằm nghiêng sang trái. 
  • Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, tối thiểu từ 2-3 lít mỗi ngày. Chế độ ăn cần tăng thêm thực phẩm nhóm đạm và tuyệt đối không ăn mặn. 

Điều trị hội chứng tiền sản giật nặng 

Nếu được bác sĩ chẩn đoán đang mắc hội chứng này ở mức nặng, bà bầu nên nhập viện để được theo dõi hàng ngày, hàng giờ bởi đội ngũ chuyên gia y tế. Tần suất theo dõi huyết áp phải từ 4 lần trở lên trong 1 ngày. Đồng thời, các chỉ số về cân nặng, protein niệu cũng cần được theo dõi, đi kèm với đó là các xét nghiệm cần thiết cho quá trình điều trị. Cụ thể, những lưu ý về điều trị như sau:

  • Với điều trị nội khoa: Nghỉ ngơi tương tự như khi bị nhẹ, bổ sung thêm thuốc an thần và, thuốc hạ áp, thuốc lợi tiểu,... theo chỉ dẫn từ bác sĩ điều trị. 
  • Với điều trị sản khoa và ngoại khoa: Trường hợp hội chứng diễn biến nặng, mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý để chấm dứt thai kỳ bất kỳ lúc nào. Bác sĩ cũng sẽ dành ra khoảng 24-48 giờ đồng hồ để bệnh nhân có thể ổn định lại trước khi chấm dứt thai kỳ. 

Cách phòng ngừa tiền sản giật

Ngoài việc theo dõi sức khỏe định kỳ dưới tư vấn và chỉ dẫn từ bác sĩ, mẹ bầu có thể tự thực hiện phòng tránh bệnh, giảm thiểu nguy cơ hội chứng xảy ra từ những mẹo chăm sóc sức khỏe tại nhà dưới đây. 

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt vào những ngày đông lạnh giá. 
  • Về chế độ ăn uống hàng ngày: xây dựng thực đơn một cách khoa học với đầy đủ dưỡng chất thiết yếu như đạm, Omega 3, Canxi, Vitamin cùng các khoáng chất vi lượng khác. Omega 3, Vitamin D và Canxi đều là những chất có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc tiền sản giật ở mẹ bầu. Các thực phẩm chứa những dưỡng chất này vô cùng phong phú nên không khó để các mẹ thêm chúng vào bữa ăn hàng ngày. 
  • Tập thể dục hàng ngày để cơ thể dẻo dai, tăng sức đề kháng và tránh tăng cân, béo phì.

Qua bài viết, hy vọng, mẹ bầu đã có thêm kiến thức về hội chứng nguy hiểm này. Ngoài những thông tin trên, mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm về tiền sản giật cùng nhiều bệnh lý khác mà thai phụ có nguy cơ mắc cao trên ứng dụng Mamibabi nhé! Chúc mẹ có trải nghiệm tuyệt vời trên siêu ứng dụng này. 

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.8 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG