Mổ lấy thai chủ động là sinh mổ lấy thai khi chưa có chuyển dạ. Thời gian hồi phục của mẹ sẽ lâu hơn sinh thường và việc phẫu thuật có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Thị Phương - Bác sĩ Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Thông thường, chỉ định sinh mổ lấy thai chủ động trong trường hợp người mẹ bị khung chậu bất thường, đường ra của thai bị cản trở như nhau tiền đạo, u tiền đạo, bé không quay đầu xuống khi gần đến ngày sinh.
Bà mẹ có tiền sử sản khoa nặng nề: thai chết lưu nhiều lần, thai chết lưu trước chuyển dạ Đôi khi vấn đề nảy sinh trong quá trình chuyển dạ dẫn tới quyết định mổ lấy thai, thường liên quan tới: Quá trình chuyển dạ chậm và khó khăn hoặc bị ngừng hoàn toàn. Các vấn đề liên quan tới nhau thai có thể là nguyên nhân gây băng huyết cho sản phụ nếu sinh thường.Thông thường những trường hợp này không đợi có dấu hiệu chuyển dạ, vì khi chuyển dạ có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Nếu tình trạng của thai yếu, khi sinh mổ lấy thai chủ động sẽ giảm được khả năng bị ngạt, bị sang chấn do sinh khó hay chuyển dạ kéo dài.
Các trường hợp cần thiết phải mổ lấy thai phải được hội chẩn và chỉ định chặt chẽ. Không nên vì những lý do chủ quan của một cá nhân nào đó mà cố thu xếp để mổ lấy thai chủ động ra khi mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ để phải chịu những rủi ro không đáng có.
Hậu quả của việc chọn giờ đẹp để sinh đã có những trường hợp sau sinh, trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng, phải điều trị rất khó khăn và tốn kém, đã có một số trường hợp tử vong.
Các thai phụ sắp được làm mẹ cần hiểu biết về việc này để có những quyết định khoa học, hợp lý và phải tự chịu trách nhiệm khi đưa ra hoặc chấp nhận yêu cầu mổ lấy thai chủ động theo giờ. Đừng vì những ý kiến bên ngoài tác động đến cuộc sinh đẻ của chính bản thân mình và vì sự an toàn cho chính đứa trẻ mà mình sắp sinh ra.
Với số ca sinh mổ phát triển lên con số kỷ lục, những tuần cuối thai kỳ cần được xem xét một cách nghiêm túc. Từ đó dẫn đến việc thai kỳ được chia thành những loại riêng biệt.
Thời kỳ mang thai có thể sinh mổ thường từ tuần thứ 38 - 40 nếu không có bất kỳ bất thường về sức khỏe nào ở mẹ và thai nhi, sinh mổ giúp bạn giảm đau nhưng cũng cần phải cực kỳ lưu ý khi chăm sóc.
Vì vậy bạn nên đi khám thai thường xuyên theo lịch để được bác sĩ khám và tư vấn thời gian mổ thích hợp.
Việc sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ có thể được lên kế hoạch từ trước (trường hợp này được gọi là “chọn” mổ) khi các biến chứng khi mang thai trở nên rõ ràng hơn ngay trước khi mẹ chuyển dạ, do mẹ đã từng đẻ mổ hoặc xuất hiện những di chứng bất ngờ trong quá trình chuyển dạ và bác sĩ buộc phải cho sinh mổ. Đó là lý do bà mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý và kiến thức về sinh mổ hoặc có những phát sinh ngoài ý muốn. Bà mẹ cũng nên nhận được sự tư vấn của bác sĩ Sản khoa có kinh nghiệm từ lúc có thai đến khi chuyển dạ để cho mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Nguồn: vinmec.com
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app