Tất Tần Tật Về Trầm Cảm Sau Sinh Không Phải Mẹ Nào Cũng Hiểu Rõ

4.7/5 (127 đánh giá)

Khi mắc chứng bệnh này, mẹ thường có cảm giác buồn bã, tội lỗi và cảm thấy không muốn chăm sóc con cái nữa. Bệnh trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng ở những mẹ lần đầu sinh con mà kể cả nhưng mẹ không mắc bệnh này nhưng mắc phải nó ở những lần sinh đẻ trước đó.

Tất Tần Tật Về Trầm Cảm Sau Sinh Không Phải Mẹ Nào Cũng Hiểu Rõ

1. Bệnh Trầm Cảm Sau Sinh Là Gì?

Trầm cảm sau sinh là loại bệnh mẹ có thể mắc phải sau khi sinh con. Nó có thể bắt đầu vào bất cứ lúc nào, có thể đến ngay cả trong năm đầu tiên, nhưng phổ biến nhất thường là trong tuần thứ 3 sau sinh.

Khi mắc chứng bệnh này, mẹ thường có cảm giác buồn bã, tội lỗi và cảm thấy không muốn chăm sóc con cái nữa. Bệnh trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng ở những mẹ lần đầu sinh con mà kể cả nhưng mẹ không mắc bệnh này nhưng mắc phải nó ở những lần sinh đẻ trước đó.

2. Những Dấu Hiệu Thường Thấy Ở Bệnh Trầm Cảm Sau Sinh

Các dấu hiệu thường thấy ở căn bệnh trầm cảm sau sinh thường có những biểu hiện như sau:

  • Cảm thấy buồn chán, trống rỗng, tuyệt vọng
  • Khóc mọi lúc, cảm thấy không vui vẻ với tất cả mọi chuyện
  • Khó ngủ vào ban đêm, hay buồn ngủ vào ban ngày
  • Chán ăn, ăn không thấy ngon hay ăn nhiều quá, cân nặng tăm
  • Luôn có cảm giác mình là kẻ vô dụng, bồn chồn và trị trệ
  • Cảm thấy cuộc đời không còn đáng sống

Một số biểu hiện khác có thể kể đến như:

  • Hay cảm thấy tức giận
  • Không muốn nói chuyện hay tụ tập với bạn bè, gia đình
  • Lo lắng quá nhiều cho con
  • Không quan tâm đến con
  • Cảm giác mệt mỏi đến mức bạn không thể ra khỏi giường trong nhiều giờ.
  • Một số trường hợp khác, mẹ có thể cảm thấy trong suy nghĩ có những ảo tưởng hay ảo giác có thể gây hại đến con. Khi mẹ có triệu chứng này, mẹ cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ.

3. Khi Nào Mẹ Cần Đến Gặp Bác Sĩ

Khi cảm thấy chán nản sau sinh, mẹ có thể cảm thấy chán nản khi phải thừa nhận mình mắc phải bệnh trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, khi gặp bất cứ triệu chứng nào của bệnh, mẹ nên đến gặp bác sỹ. Nếu mẹ nghi ngờ mình có triệu chứng nghi ngờ đến rối loạn tâm thần, mẹ cần đến sự giúp đỡ ngay lập tức mẹ nhé!

Khi mẹ cảm thấy những biểu hiện của bệnh trầm cảm sau sinh mẹ nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt khi biểu hiện bệnh có tính chất sau:

  • Không nhẹ đi sau hai tuần
  • Biến chuyển nặng hơn
  • Gây khó khăn trong việc chăm sóc con bạn
  • Gây khó khăn trong việc hoàn thành các công việc hàng ngày
  • Xuất hiện những suy nghĩ muốn gây hại đến bản thân hoặc con bạn

4. Nguyên Nhân Dẫn Đến Bệnh Trầm Cảm Sau Sinh

Không có một lý do cụ thể nào là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm sau sinh. Thông thường các vấn đề về thể chất và cảm xúc có thể góp phần gây bệnh như:

  • Sự thay đổi của cơ thể: Khi sinh con, các hormone như estrogen và progesterone giảm đáng kể dẫn đến căn bệnh trầm cảm sau sinh. Hormone tuyến giáp cũng có thể giảm mạnh làm bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và chán nản
  • Vấn đề cảm xúc: Khi mẹ thiếu ngủ, mẹ có thể gặp khó khăn khi xử lý các vấn đề tưởng chừng như rất nhỏ. Mẹ có thể lo lắng về khả năng chăm sóc cho trẻ sơ sinh. Mẹ cảm thấy mình bị mất kiểm soát cuộc sống.

Mức độ phổ biến của bệnh trầm cảm sau khi sinh

Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh CDC, 11-20% phụ nữ sinh con mỗi năm có triệu chứng trầm cảm sau sinh. Trong thực tế, số lượng phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh và các bệnh liên quan trong một năm nhiều hơn tổng các trường hợp mới mắc bệnh lao, bệnh bạch cầu, bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer,bệnh lupus và bệnh động kinh ở cả nam và nữ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

5. Những Yếu Tố Khiến Mẹ Tăng Nguy Cơ Trầm Cảm Sau Sinh

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến nguy cơ bệnh trầm cảm sau sinh như:

  • Mẹ từng có tiền sử bệnh trầm cảm, trong khi mang thai hoặc trước đó
  • Mẹ có rối loạn lưỡng cực
  • Mẹ đã từng bị trầm cảm sau sinh ở những lần trước đó
  • Gia đình có người từng bị bệnh trầm cảm sau sinh hoặc có các vấn đề về tâm lý không ổn định
  • Mẹ gặp vấn đề trong việc cho con bú
  • Mẹ gặp rắc rối trong mối quan hệ với người bạn đời hoặc những người bạn thân khác
  • Bạn không có ai giúp đỡ
  • Bạn gặp khó khăn về tài chính
  • Mang thai ngoài ý muốn hoặc không được mong đợi

6. Điều Trị Trầm Cảm Sau Sinh

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thay vì tự tin, xấu hổ về căn bệnh của mình, mẹ hãy mạnh dạn nói chuyện với bác sĩ về trình trạng hiện tại của mình để bác sĩ có kế hoạch điều trị tâm lý phù hợp và tốt nhất cho mẹ. Để đánh giá tình trạng hiện tại của mẹ, bác sĩ có thể làm những bài test như:

  • Yêu cầu bạn trả lời bộ câu hỏi sàng lọc về trầm cảm
  • Xét nghiệm máu để xác định xem sự hoạt động của tuyến giáp
  • Các xét nghiệm khác giúp loại trừ các nguyên nhân khác

7. Những Phương Pháp Điều Trị Trầm Cảm Sau Sinh

Việc điều trị bệnh trầm cảm sau sinh cũng sẽ giống như việc điều trị cho bệnh trầm cảm xảy ra trước hoặc trong khi mang bầu. Nếu mẹ có dấu hiệu của việc trầm cảm nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị mẹ theo dõi và tái khám thường xuyên. Nếu các biểu hiện tâm lý của mẹ nặng hơn, bác sỹ có thể đề nghị mẹ điều trị tâm lý, uống thuốc chống trầm cảm.

Những liệu pháp như nói chuyện, tư vấn tâm lý, nói chuyện trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa cũng là cũng là cách điều trị căn bệnh trầm cảm sau sinh hiệu quả.

Thuốc chống trầm cảm giúp cân bằng các hoá chất trong não giúp điều chỉnh tâm trạng. Mẹ nên nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc chống trầm cảm khác nhau - để hiệu quả hơn. Triệu chứng của bạn có thể được cải thiện sau khi uống thuốc ba hoặc bốn tuần.

Thuốc chống trầm cảm có thể gây ra các tác dụng phụ, nhưng hầu hết chúng thường sẽ qua nhanh sau một thời gian ngắn. Nếu các tác dụng phụ gây trở ngại cho cuộc sống hằng ngày hoặc tình trạng trở nên trầm trọng hơn, mẹ hãy đến gặp bác sỹ mẹ nhé!

8. Chế Độ Sinh Hoạt Phù Hợp Cho Mẹ Phòng Chống Trầm Cảm Sau Sinh

Để điều chỉnh, khắc phục và có những lối sống phù hợp để đối phó với căn bệnh trầm cảm sau sinh, mẹ có thể:

  • Lựa chọn một chế độ sống lành mạnh: Bao gồm các hoạt động thể chất hằng ngày như đi dạo, nghỉ ngơi, ăn thực phẩm lành mạnh và tránh không uống rượu
  • Đặt kỳ vọng thực tế: Không gây quá nhiều áp lực cho bản thân phải làm tất cả mọi thứ. Hãy điều chỉnh mong muốn theo nhu cầu của bạn. Đừng cố gắng làm mọi thứ hoàn hảo.
  • Dành nhiều thời gian cho bản thân: Hãy dành nhiều thời gian hơn cho việc mặc quần áo đẹp, đi chơi, đi cafe, ghé thăm người bạn mình.
  • Tránh cô lập: Bàn bạc với chồng, gia đình và bạn bè về những cảm xúc của mẹ trong thời gian vừa qua, chia sẻ để tìm ra cách giải quyết và cảm thấy tốt hơn mỗi ngày
  • Mở lòng với mọi người: Mở lòng cho những người thân và cho họ biết rằng mẹ cần sự giúp đỡ của người. Gia đình có thể trông em bé giúp mẹ, để mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi, ngủ một chút hay đi ra ngoài xem phim, cafe với bạn bè.
ĐÁNH GIÁ
4.7 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sau sinh
BÀI MỚI ĐĂNG