Đau cứng cổ sau khi ngủ dậy kèm theo cảm giác nhức mỏi khó chịu, cử động khó khăn là tình trạng phổ biến xảy ra ở nhiều người. Những biểu hiện này có thể xuất phát từ thói quen ngủ sai tư thế hoặc căng thẳng quá mức, nhưng cũng có thể là triệu chứng của căn bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa đốt sống cổ. Vậy bà bầu bị đau cứng cổ phải làm sao?

Nguyên nhân đau cứng cổ khi mang thai

Đau mỏi vai gáy không phải là hiện tượng bất thường khi mang thai. Theo đó, phụ nữ mang thai thường bị đau mỏi vai gáy trong 3 tháng đầu thai kỳ và có xu hướng giảm dần trong những tháng tiếp theo. Lúc này, mẹ bầu có thể cảm thấy sự xuất hiện của các cơn đau âm ỉ hoặc vô cùng khó chịu ở vai gáy và cả những khu vực xung quanh. Những nguyên nhân phổ biến gây đau vai gáy gồm:

Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ trải qua sự mất cân bằng nội tiết tố. Trong đó chủ yếu là sự thay đổi nồng độ của Estrogen và Progesteron:

  • Estrogen: có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động trao đổi chất ở não và cột sống. Khi nồng độ Estrogen quá cao hoặc quá thấp, phụ nữ sẽ bị đau đầu, cổ, vai gáy hoặc tâm trạng bị xấu đi.
  • Progesteron: đóng vai trò như một chất giúp thư giãn tự nhiên. Trong trường hợp nồng độ Progesteron xuống quá thấp, những hiện tượng như căng thẳng, mất ngủ, trầm cảm rất dễ xảy ra.

Với sự thay đổi của 2 nội tiết tố trên, mất ngủ lâu ngày kết hợp cùng căng thẳng do quá trình mang thai gây ra sẽ khiến tình trạng đau mỏi ở vai gáy sẽ ngày càng nặng hơn. Lúc này, những cơn đau mỏi vai gáy lại tiếp tục làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm lý của các mẹ.

Ngủ về một phía lâu ngày khiến bà bầu bị đau cứng cổ

Do mang thai, mẹ bầu cần ngủ nghiêng người về phía bên trái để đảm bảo quá trình đưa dinh dưỡng đến nhau thai vẫn diễn ra tốt. Hơn thế nữa, tư thế này cũng có tác dụng giữ tử cung của mẹ tránh tiếp xúc hoặc đè lên gan. Tuy nhiên, do ngủ nghiêng về phía trái lâu ngày, phần vai gáy của mẹ bầu sẽ trở nên bị cứng và thường xuyên đau nhức khi ngủ dậy.

Tăng cân khi mang thai

Mang thai khiến phụ nữ tăng cân nhanh chóng. Không chỉ tạo cảm giác nặng nề khi hoạt động, sự tăng cân đột ngột này còn làm tăng áp lực lên các cơ và thần kinh vùng vai gáy. Điều này làm xuất hiện hiện tượng đau mỏi vai gáy khi mang thai.

Nhiễm lạnh dễ bị đau cứng cổ khi mang thai

Vai gáy là một trong những vùng dễ nhiễm lạnh nhất trên cơ thể. Bên cạnh đó, do cần nằm nghiêng về bên trái nên vùng vai gáy của phụ nữ mang thai cũng dễ bị không khí lạnh ảnh hưởng hơn. Những biểu hiện khác cho thấy mẹ bầu đã bị nhiễm lạnh bao gồm sưng họng, ho, sốt nhẹ.

Ít vận động

Vào những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Đến tam cá nguyệt thứ 2, tình trạng mệt mỏi sẽ dần giảm đi. Thế nhưng, việc tăng trọng lượng khi mang thai lại khiến phụ nữ ngại vận động. Điều này sẽ khiến các cơ bị co cứng và xuất hiện các cơn đau ở vùng vai gáy và thắt lưng. Đặc biệt với những mẹ vẫn tiếp tục làm những công việc văn phòng (ngồi yên, mắt hướng về máy tính nhiều giờ liền) hay thường xuyên ngồi đọc sách, tình trạng đau mỏi có thể trầm trọng hơn.

Những trường hợp đau cứng cổ bà bầu thường quan tâm

  • Bà bầu bị đau cứng cổ
  • Cách giảm đau vai gáy cho bà bầu
  • Bà bầu đau bả vai
  • Bà bầu bị đau vai bên trái
  • Đau vai khi mang thai 3 tháng đầu
  • Đau bả vai bên trái khi mang thai
  • Bầu bị nhức mỏi vai
  • Đau bả vai phải khi mang thai

Cách làm giảm đau cứng cổ ở bà bầu

Mẹo làm giảm đau cứng cổ khi mang thai:

1. Thư giãn và tập những bài thể thao nhẹ

Mẹ bầu luôn được khuyên nên tích cực nghỉ ngơi, tránh để tâm lý bị căng thẳng hay buồn phiền trong giai đoạn mang thai. Điều này không chỉ làm dịu cơn đau mà còn giúp các mẹ dễ ngủ hơn vào ban đêm.

Hãy áp dụng những động tác massage nhẹ nhàng vào vùng vai gáy. Bên cạnh đó, thực hiện một số bài tập thể thao đơn giản dưới sự hướng dẫn của chuyên gia như Yoga; bơi lội; đi bộ cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức tốt hơn.

2. Đảm bảo chỗ ngồi thật sự thoải mái

Dành quá nhiều thời gian để ngồi làm việc hoặc đọc sách đều không tốt cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Nếu cần ngồi lâu, hãy đảm bảo rằng chỗ ngồi của mẹ thật sự thoải mái. Bí quyết là bà bầu có thể dùng 2 chiếc gối nhỏ hoặc 1 chiếc gối lớn để lót phần lưng và vai gáy. Ngoài ra, phụ nữ mang thai không nên làm việc liên tục, hãy dành một khoảng thời gian ngắn để nghỉ giữa giờ.

3. Tư thế ngồi đúng

Bên cạnh chỗ ngồi thoải mái, tư thế ngồi đúng cũng rất quan trọng. Khi ngồi, phụ nữ mang thai cần tránh ngửa cổ ra phía sau hoặc cúi gầm cổ quá lâu. Tốt nhất, mẹ bầu nên giữ lưng và cổ thẳng khi ngồi.

4. Dùng nệm và gối mềm

Thay vì ngủ trên nệm và gối quá cứng hoặc quá mềm, mẹ nên chọn loại có độ mềm vừa phải. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ vô cùng nhạy cảm, những loại nệm và gối quá cứng hoặc quá mềm đều không có tác dụng làm giảm đau ở các nhóm cơ. Không những thế, chúng còn có thể làm tồi tệ hơn các cơn đau sẵn có.

5. Tắm nước ấm

Nước ấm được đánh giá là khá hiệu quả trong việc làm giảm đau nhức các nhóm cơ. Tuy nhiên trong giai đoạn mang thai, các mẹ không nên ngâm mình quá lâu, đồng thời tránh tắm quá khuya vì có thể làm cơ thể bị nhiễm lạnh.

6. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong thời kỳ mang thai rất quan trọng. Đặc biệt, nếu thường xuyên xuất hiện các cơn đau ở vai gáy hoặc ở những vị trí khác như gối, thắt lưng, bàn chân. Mẹ nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin E, K, C. Ngoài tác dụng giúp thai nhi khỏe mạnh, những dưỡng chất này còn có tác dụng làm giảm đau mỏi tự nhiên.

Bà bầu bị đau cứng cổ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hội chứng đau cứng vai gáy ở bà bầu do nhiều nguyên nhân, khi bị đau cứng cổ gáy nên đi khám ngay để bác sĩ có thể can thiệp kịp thời. Bởi vì nếu đau cứng cổ gáy ở sản phụ do tiền sản giật có thể gây tác động xấu đến thai nhi. Vì vậy, cần xác định rõ nguyên nhân gây ra chứng đau cứng cổ ở bà bầu để có những biện pháp can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé.

Lưu ý cho bà bầu bị đau cứng cổ

Để giảm đau cứng cổ, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Không sử dụng điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử trong thời gian dài
  • Không ngồi quá lâu trong cùng một tư thế
  • Không nằm sấp khi ngủ
  • Không để không khí lạnh (từ máy lạnh, máy quạt hoặc cửa sổ) thổi trực tiếp vào vùng đầu, mặt, cổ và vai gáy
ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG