Thai giáo tháng thứ 7 như thế nào để phù hợp với thị giác của bé? Thị giác là cơ quan phát triển khá muộn ở thai nhi. Nếu những tháng trước, mắt của bé vẫn khép, thì đến tháng thứ 7 này, bé đã có thể mở mắt. Nhờ đó, bé yêu đã thấy được sự khác biệt giữa ánh sáng và bóng tối. Trong bài viết này, Mamibabi sẽ chia sẻ những thay đổi của mẹ và bé; bên cạnh đó là các bài tập thai giáo tháng thứ 7 hiệu quả nhất.
Bụng bầu của mẹ đang to lên nhanh chóng. Do đó, mẹ có thể gặp khá nhiều vấn đề về thể chất ở tháng này:
Đau thần kinh tọa: Hiện tượng này còn có tên gọi khác là đau thần kinh hông to. Việc tử cung phát triển sẽ gây áp lực lên dây thần kinh tọa. Từ đó dẫn tới đau hông và thắt lưng. Mẹ bầu có thể thấy hiện tượng các cơn đau bắt đầu từ lưng dưới hoặc hông, sau đó lan dần xuống một chân. Nếu quá đau hoặc bị tê chân nhiều, mẹ hãy nói với bác sĩ. Để giảm triệu chứng này tại nhà, mẹ có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh. Việc đau thần kinh tọa thường sẽ biến mất sau khi sinh bé.
Đau xương chậu: "Hóoc-môn thai kỳ" sẽ “nới lỏng” các khớp nối hai bên xương chậu để chuẩn bị cho việc chuyển dạ và sinh con. Điều này gây ra hiện tượng đau xương chậu ở tháng thứ 7. Mẹ có thể thấy đau rõ rệt hơn mỗi khi vận động nhiều hoặc đổi tư thế.
Mệt mỏi: Tháng thứ 7 là thời điểm nhiều mẹ mệt mỏi trở lại, sau khi đã trải qua tam cá nguyệt thứ 2 tràn đầy năng lượng. Mẹ có thể bị khó ngủ hơn. Tuy vậy, các hiện tượng đau xương và mệt mỏi cũng cho thấy mẹ đang đến gần hơn ngày gặp bé yêu.
Táo bón: Nồng độ hóoc-môn progesteron và sắt trong các loại vitamin tổng hợp sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và gây ra hiện tượng táo bón. Mẹ hãy uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây để giảm triệu chứng này.
Rỉ máu: Một số mẹ có thể bị ra máu hoặc chỉ rỉ một vài đốm máu nhỏ. Đây có thể là hiện tượng bình thường. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu đáng lo ngại. Tốt nhất, bất cứ khi nào thấy ra máu, mẹ hãy tới gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Tháng thứ 7 là thời điểm cơ thể mẹ bầu nặng nề và mệt mỏi hơn. Vì vậy, nếu thực hiện thai giáo tháng thứ 7, mẹ hãy chọn các hình thức nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng của mình.
Bé yêu đang phát triển nhanh chóng. Khuôn mặt của bé lúc này sẽ giống với hình ảnh của bé sau khi ra đời. Nếu có ảnh chụp bé khi siêu âm, mẹ hãy giữ lại để sau này so sánh nhé!
- Tháng thứ 7 là thời gian bé đang “bận rộn” với việc phát triển các cơ quan và hệ thống để có thể tồn tại bên ngoài tử cung của mẹ
- Phổi của bé bắt đầu sản xuất một chất được gọi là chất hoạt động bề mặt hay chất hoạt diện phổi. Chất này cho phép phổi của bé được mở rộng và co bóp đúng cách
- Trong tháng thứ 7, bé đã có thể mở mắt và nhắm mắt. Nếu vô tình thấy hình ảnh này khi siêu âm, mẹ chắc hẳn sẽ cảm thấy rất thích thú. Bé cũng cảm nhận được những chuyển động trong ánh sáng và bóng tối. Khi đó, bé sẽ phản ứng bằng cách động đậy hoặc đạp vào bụng mẹ
- Bé đang dần mập mạp và đáng yêu hơn. Việc này giúp làm mờ các nếp nhăn trên da bé
- Các tế bào da của bé cũng đang sản xuất melanin - sắc tố tự nhiên giúp tạo nên màu da của bé sau này
- Cuối tháng thứ 7, cân nặng của bé khoảng 1,3kg. Bé sẽ tiếp tục tăng cân nhanh chóng ở những tháng sau.
- Thị giác, thính giác của bé phát triển mạnh mẽ. Đây là lúc thích hợp để thai giáo ánh sáng và cùng bé nghe nhạc thai giáo tháng thứ 7.
Trên đây là những thay đổi của thai nhi tháng thứ 7. Bé đang dần hoàn thiện mỗi ngày, mẹ đừng bỏ qua việc thai giáo tháng thứ 7 để đem lại nhiều lợi ích cho bé nhất nhé!
1. Hỏi: Tôi thường bị mất ngủ ở tháng thứ 7. Có cách nào để ngủ ngon hơn không?
Trả lời: Đây là điều thường gặp khi mang thai tháng thứ 7. Để ngủ ngon hơn, mẹ hãy nằm nghiêng về một bên và để đầu gối hơi cong. Mẹ có thể dùng một chiếc gối mỏng đỡ dưới bụng và một chiếc gối khác kẹp giữa hai đầu gối. Mẹ cũng có thể dùng các loại gối bà bầu chuyên dụng.
Trước khi đi ngủ, mẹ hãy thư giãn bằng cách nghe nhạc nhẹ, đọc sách hoặc ngâm chân nước ấm. Giữ cho phòng ốc luôn sạch sẽ, xinh xắn cũng giúp mẹ ngủ ngon hơn. Hoặc mẹ hãy dành thời gian trò chuyện cùng bố về những niềm vui trong ngày, hay những dự định thú vị sắp tới.
2. Hỏi: Tôi đang mang bầu 7 tháng. Sức khỏe của cả mẹ và bé đều bình thường. Tôi muốn đi du lịch nhưng nhiều người khuyên bầu 3 tháng cuối không nên đi máy bay. Điều này có đúng không?
Trả lời: Nếu 3 tháng đầu, mẹ bầu phải đối diện với nguy cơ sảy thai cao, thì 3 tháng cuối, nguy cơ mà mẹ phải đối mặt là sinh non. Đó là lý do nhiều người khuyên không nên đi máy bay trong thời gian này. Tuy vậy, mẹ vẫn có thể đi máy bay nếu:
- Khám thai đều đặn. Sức khỏe của mẹ và bé đều ổn định. Bác sỹ chứng nhận đủ điều kiện đi máy bay
- Hãng hàng không đồng ý vận chuyển mẹ bầu trong thời gian này
Mỗi hãng sẽ có những quy định khác nhau đối với mẹ bầu. Có hãng đồng ý chở mẹ bầu 36 tuần. Nhưng có hãng chỉ cho phép bay đối với mẹ bầu 32 tuần. Vì vậy, trước khi bay, mẹ hãy tìm hiểu kỹ quy định của từng hãng và những giấy tờ cần thiết. Mẹ lưu ý trong bất cứ trường hợp nào, yếu tố an toàn của mẹ và bé luôn cần được ưu tiên số 1.
3. Hỏi: 3 tháng cuối là thời điểm dễ bị sinh non. Tôi rất lo lắng về điều này. Làm sao để biết liệu tôi có nguy cơ sinh non hay không?
Trả lời: Có nhiều nguyên nhân gây ra sinh non như bệnh lý của mẹ và bé, nội tiết, cổ tử cung ngắn, vận động… Mẹ hãy đi khám thai đều đặn. Bác sĩ sẽ cho mẹ biết liệu có nguy cơ sinh non hay không. Tuy nhiên mẹ lưu ý tất cả chỉ là “nguy cơ” và “chẩn đoán”, không thể chắc chắn 100% được. Trong 3 tháng cuối, để tránh sinh non, mẹ cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Vận động vừa phải, tránh làm việc nặng hoặc tạo áp lực lên bụng.
Truyện là yếu tố không thể thiếu khi mẹ bầu tiến hành thai giáo tháng thứ 7. Mỗi ngày, mẹ hãy đọc cho bé nghe ít nhất 1 câu truyện có nội dung vui vẻ hoặc ý nghĩa nhân văn nhé. Việc này sẽ giúp bé phát triển cả chỉ số thông minh IQ và chỉ số cảm xúc EQ. Hiện Mamibabi đã có sẵn hàng trăm truyện thai giáo tháng thứ 7 cho bé, mẹ có thể tham khảo tại đây.
Ngoài ra, mẹ cũng nên kể chuyện thai giáo tháng thứ 7 cho bé nghe. Đó có thể là những câu truyện đã có trên sách báo, mẹ nhớ lại và kể cho bé nghe; hoặc những câu chuyện do mẹ tự sáng tác hoặc tổng hợp từ những sự việc trong cuộc sống đời thường.
Ngoài truyện, thơ cũng là yếu tố mẹ nên đưa vào việc thai giáo mỗi ngày cho bé. Mẹ có thể đọc cho bé những bài thơ giàu tình cảm như "Nói với em", "Làm anh", "Ngóng mẹ"... hoặc những bài thơ vui nhộn như "Dung dăng dung dẻ", "Tiếng gà trưa", "Cây dừa"... Tất cả những bài thơ này đều đã có tại mục "Thơ thai giáo" của Mamibabi. Mẹ hãy đọc cho bé nghe thơ thai giáo tháng thứ 7 ngay hôm nay nhé.
Âm nhạc là yếu tố không thể tách rời thai giáo. Nhạc thai giáo 3 tháng cuối nói chung, cũng như nhạc thai giáo tháng thứ 7 nói riêng, đều chung một mục đích là giúp mẹ và bé trải qua tam cá nguyệt thứ 3 khỏe mạnh, hạnh phúc và nhẹ nhàng nhất. Bên cạnh đó, nhạc thai giáo giúp mẹ ổn định tâm trí, tránh hoang mang, lo sợ khi nghĩ tới việc "lâm bồn", đồng thời hạn chế nguy cơ sinh non, giúp bé ra đời đủ ngày tháng.
Dù mẹ đang tìm nhạc thai giáo tháng thứ 7 tiếng Anh hay tiếng Việt, Mamibabi đều có sẵn rất nhiều. Mẹ không cần tải nhạc thai giáo tháng thứ 7 mp3 về máy, mà có thể nghe trực tiếp tại đây.
Tháng này là thời điểm thị giác của bé đã dần phát triển, dù chưa thể nhìn rõ. Lúc này, mẹ có thể thực hành thai giáo tháng thứ 7 bằng 2 cách:
- Trò chơi đèn pin: Mẹ dùng một chiếc đèn pin nhỏ chiếu lên bụng rồi bật tắt liên tục. Hãy chờ vài giây, rất có thể bé sẽ đạp vào đúng vị trí mẹ vừa chiếu đèn. Thật thú vị phải không? Mẹ hãy chơi trò này cùng bé khi bé đang thức nhé. Còn nếu bé không phản ứng gì khi mẹ chiếu đèn, đừng buồn, nhiều bé sẽ không hứng thú với trò chơi này
- Đi dạo ở nơi có ánh sáng tự nhiên: Đây là cách thai giáo tháng thứ 7 kết hợp nhiều phương pháp, vừa là thai giáo ánh sáng, vừa là thai giáo vận động, vừa là thai giáo cảm xúc. Ánh sáng tự nhiên rất tốt cho thai nhi. Việc này giúp bé phân biệt được ngày và đêm, sáng và tối. Mẹ hãy đi dạo chậm rãi, chọn nơi trong lành và nhiều cây xanh. Mẹ có thể ngắm cảnh, nghe nhạc trong lúc đi dạo. Việc này sẽ giúp tâm trạng mẹ được vui vẻ, thoải mái; tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Đây là một cách thai giáo cảm xúc kết hợp thai giáo tưởng tượng hiệu quả. Mẹ hãy áp dụng cách này khi thai giáo tháng thứ 7 cho con nhé. Mẹ hãy làm theo các bước sau đây:
- Tìm hiểu và lên danh sách các món đồ cần mua cho bé
- Tìm hiểu hơi bán hàng uy tín và giá thành hợp lý
- Đặt mua hàng
- Khi nhận được hàng, hãy cầm mỗi món đồ trên tay và tưởng tượng hình ảnh con yêu sau này. Ví dụ: Bé mặc bộ đồ này trông sẽ đáng yêu thế nào nhỉ, bé đội chiếc mũ kia trông thật dễ thương…
Mẹ hãy rủ bố cùng sắm đồ cho bé yêu nhé. Việc này không chỉ giúp gắn kết tình cảm bố mẹ, mà còn giúp bố có trách nhiệm và thấu hiểu việc chăm sóc con hơn. Mẹ cũng sẽ đỡ vất vả trong việc mua sắm đồ cho bé. Sau khi mua đồ, bố mẹ có thể cùng ngồi phân loại đồ cho con thành các túi riêng biệt: con ăn, con ngủ, con chơi, vệ sinh cho con…
Đọc sách về chăm sóc trẻ sơ sinh là việc không thể bỏ qua khi thai giáo tháng thứ 7. Ngay từ bây giờ, mẹ hãy tìm đọc sách hoặc tham gia các lớp học tiền sản về những chủ đề như:
- Phát hiện chuyển dạ giả và thật
- Cách rặn đẻ và giảm đau khi sinh
- Lưu ý sau sinh thường hoặc sinh mổ
- Có cần lưu trữ máu cuống rốn không?
- Nên mua bảo hiểm nào cho con sau khi ra đời?
- Chọn nơi tiêm chủng uy tín cho con
Việc đọc sách mỗi ngày sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức và tự tin hơn khi sinh con. Đọc sách cũng chính là cách thai giáo của người Do Thái. Người Do Thái tin rằng mẹ đọc sách khi mang thai sẽ giúp con thông minh và ham học hơn sau khi ra đời. Vì vậy, mẹ đừng bỏ qua việc đọc sách chăm sóc trẻ sơ sinh khi thai giáo tháng thứ 7 nhé!
Mẹ có thể tham khảo một số cuốn sách như:
Nuôi con không phải là cuộc chiến
7 ngày thiết lập nếp ngủ cho con yêu
Mẹ đang bước tới những tháng cuối của thai kỳ. Việc trò chuyện và tâm sự cùng bố là điều rất nên làm mỗi ngày. Lúc này, cơ thể mẹ đã trở nên nặng nề hơn nhiều. Một số mẹ có thể gặp khó khăn trong sinh hoạt hoặc công việc hàng ngày. Mẹ hãy nói với bố để được đồng cảm và sẻ chia.
Mẹ nhớ bảo bố nói chuyện với cả thai nhi trong bụng mẹ nữa nhé! Tháng 7 là lúc bé yêu đã to hơn, nghe rõ và đạp nhiều. Bé có thể nhận ra và ghi nhớ giọng bố. Nhiều bé sẽ đạp để “đáp lại” tiếng gọi của bố. Khoa học đã chứng minh thai nhi được tiếp xúc với bố nhiều sẽ thông minh hơn khi lớn lên. Mẹ hãy tạo điều kiện để bố và bé được tương tác với nhau nhiều nhất có thể nhé!
Trên đây là những điều cần lưu ý khi thai giáo tháng thứ 7. Mamibabi mong rằng mẹ và bé sẽ có một tam cá nguyệt mới thật tuyệt vời bên nhau!
Mamibabi đã có sẵn hơn 200 bài tập thai giáo tháng thứ 7 để mẹ bầu có thể dễ dàng làm theo mỗi ngày. Mẹ có thể xem ngay tại đây.
Mẹ cũng có thể trải nghiệm cách thai giáo tháng thứ 7 dễ dàng nhất với 2 bước: