Ăn gì để mẹ khỏe mạnh bé tăng cân? 11 thực đơn hàng ngày cho bà bầu dưới đây chính là câu trả lời. Mamibabi sẽ cung cấp cho mẹ 11 thực đơn đảm bảo: bổ dưỡng, dễ nấu, ngon miệng, tiện lợi. Bất cứ bà bầu nào cũng có thể làm được.
Trong giai đoạn phát triển của thai nhi, các bà mẹ cần phải lưu ý xây dựng chế độ ăn uống sao cho hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Những bữa ăn thường ngày cũng cần có sự điều chỉnh về việc chọn lựa nguyên liệu, cách chế biến, thành phần dinh dưỡng để đảm bảo phù hợp nhất cho bà bầu.
Để đảm bảo dinh dưỡng, các chuyên gia khuyến nghị nên xây dựng thực đơn hàng ngày cho bà bầu vừa cung cấp đầy đủ tỉ lệ các dưỡng chất, vừa phù hợp với thể trạng bà bầu. Trong quá trình lên thực đơn, việc mẹ không hiểu rõ thể lực và sức khỏe của mình sẽ dẫn đến lựa chọn sai thực phẩm, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé.
Các bà bầu trong giai đoạn đầu mang thai cần bắt buộc bổ sung thêm các vitamin nhóm B, sắt và kẽm. Đây là những chất cơ bản có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu và điều tiết mọi hoạt động của cơ thể.
Mỗi ngày bà bầu cần đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính: bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Nếu muốn mẹ có thể ăn kèm theo bữa phụ vào bất cứ lúc nào trong ngày nhưng cần đảm bảo ăn ở mức độ vừa phải.
Mẹ bầu có thể lựa chọn đa dạng thực phẩm như ngũ cốc, trái cây, cháo gà, xôi nếp cẩm, phở bò, bánh mì, sữa tươi... Mẹ lưu ý: không ăn sáng một cách qua loa hay ăn quá ít bởi sẽ không cung cấp được đủ năng lượng cho mẹ hoạt động trong ngày mới.
Mẹ bầu phải ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung chất bột để đảm bảo quá trình nuôi dưỡng thai nhi ổn định. Đồng thời, bà bầu cũng cần được cung cấp các vitamin và chất xơ giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra, việc uống thêm sữa rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Trong sữa có chứa hàm lượng canxi, sắt, kẽm, photpho... vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa cải thiện hoạt động của hệ thống thần kinh, giúp nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Trong 3 tháng đầu tiên, các mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy khó chịu bởi những cơn ốm nghén. Khi ấy, cảm giác chán ăn, buồn nôn sẽ thường xuyên xuất hiện. Đôi khi, mẹ bầu còn cảm thấy dạ dày bị co thắt, cơ thể luôn mệt mỏi và thiếu nước trầm trọng.
Do đó, 3 tháng đầu là khoảng thời gian mẹ bầu cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm dinh dưỡng để cân bằng sức khỏe. Một số món ăn thanh đạm, dễ tiêu phù hợp cho các bà mẹ bị ốm nghén trong 3 tháng đầu là súp tôm, canh nấm thịt bò, cháo gà, bò kho,....
Trong 3 tháng giữa, tình trạng ốm nghén được cải thiện hơn, thực đơn của bà bầu sẽ được điều chỉnh từ các món ăn thanh đạm sang những món ăn giàu dưỡng chất. Đây là thời kỳ thai nhi đang phát triển hệ xương và trí não nên việc đảm bảo cân bằng chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Trong 3 tháng giữa, các mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ các khoáng chất, nhất là canxi, sắt, photpho, magie,....
Đến 3 tháng cuối cùng, thai nhi hầu như đã phát triển toàn diện các cơ quan. Do đó, các bà bầu cần điều chỉnh lại thực đơn hàng ngày bằng cách cắt giảm hàm lượng chất béo, bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây, chỉ ăn những loại thực phẩm lành mạnh như thịt bò, cá hồi, sữa tươi,...
Quan trọng nhất, bà bầu cần đảm bảo nạp đủ mức năng lượng trong ngày khoảng 2000 calo để duy trì sức khỏe và chuẩn bị cho việc “vượt cạn” sắp tới.
Kém tăng cân trong giai đoạn mang bầu là một trong những nỗi lo sợ của các bà mẹ. Việc không kiểm soát cân nặng kịp thời sẽ gây khó khăn cho quá trình mang thai và sinh nở. Vì vậy, các mẹ bầu cần xây dựng thực đơn hợp lý để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tăng cân hợp lý.
Một số thực đơn hàng ngày cho bà bầu lành mạnh và bổ dưỡng được các chuyên gia khuyến khích bao gồm: rau xanh, hoa quả, cá hồi, ức gà, ngũ cốc và các loại hạt cho bữa ăn phụ... Bà bầu nên hạn chế ăn nội tạng động vật và các đồ ăn cay nóng, chất kích thích.
Trong giai đoạn mang bầu, việc bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi luôn được chú trọng hàng đầu. Tuy nhiên, trên thực tế, khi các bà bầu nạp vào cơ thể các thực phẩm dinh dưỡng cho thai nhi, các dưỡng chất đó cũng được bổ sung vào cơ thể mẹ. Vậy phải ăn thế nào để dưỡng chất “vào con không vào mẹ”? Bí quyết chính là chế độ dinh dưỡng giúp thai nhi lên cân đều đặn nhưng mẹ ít lên cân như sau:
Một số bà bầu gặp phải tình trạng tăng cân quá mức khi mang thai. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, thoát khỏi tình trạng béo phì, bà bầu cần lên thực đơn như sau:
Những lưu ý này cũng phù hợp khi xây dựng thực đơn hàng ngày cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Việc lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh cho giai đoạn mang thai là điều cực kỳ quan trọng, quyết định trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là những gợi ý về cách chọn thực phẩm tốt để xây dựng thực đơn hàng ngày cho bà bầu.
Để có thêm nhiều mẫu thực đơn hàng ngày cho bà bầu với các món ăn đa dạng, đủ chất, mẹ hãy tải ứng dụng Mamibabi ngay nhé! Chắc chắn, thư viện khổng lồ về thai giáo, nuôi con này sẽ không làm mẹ thất vọng.
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv