Em bé của mẹ đã bước vào tuần thai thứ hai mươi tám, tuần đầu tiên của quý thứ ba. Dù thai kì còn kéo dài trong hơn mười hai tuần nữa, nhưng mẹ nên bắt đầu chuẩn bị cho ngày bé đến bên mẹ ngay từ bây giờ.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Giai đoạn này, bé đã phát triển một cách tương đối, những cơ quan nội tạng, mô và dây thần kinh bắt đầu phát triển, nhưng bé đã có đầy đủ các hệ cơ quan cần thiết để sống sót ngoài bụng mẹ. Từ đây đến cuối thai kì, em bé bắt đầu nhận biết những âm thanh và giọng nói thân quen. Vì mẹ sẽ cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, hãy tận dụng thời gian này để nói chuyện với bé, hát cho bé nghe, gắn kết tình mẫu tử thật nhiều trước khi sinh.
Thai nhi 28 tuần tuổi đang lớn chừng một quả dừa, nặng khoảng 1,1 kg. Từ đầu đến ngón chân, bé dài tầm 37.6 cm.
Bé đang chuẩn bị vào tư thế cho lúc sinh trong vài tháng kể từ bây giờ. Bé nằm chéo với đầu hướng xuống đùi trái của mẹ và mặt hướng vào mông mẹ, đây là ngôi trước chẩm phải. Nếu bé hướng mặt vào đùi phải của mẹ, bác sĩ sẽ gọi đây là ngôi trước chẩm trái.
Mắt của bé vẫn đang phát triển trong giai đoạn này, bé vẫn có khả năng nhìn trong trường hợp sinh non. Các cột mốc phát triển não quan trọng đang diễn ra tại thời điểm này, như các phần điều hướng ý thức của bộ não đang bắt đầu hoạt động.
Em bé của mẹ đang ổn định vị trí thích hợp cho ngày sinh. Mặc dù bé vẫn vặn mình và thay đổi tư thế trong tử cung, phần lớn thời gian đầu bé sẽ hướng xuống và chân hướng lên, tăng thêm áp lực vào cơ hoành của mẹ. Điều này có thể gây cảm giác khó chịu cho mẹ, vì bé sẽ gây sức ép lên cơ hoành mỗi khi bé duỗi chân, thậm chí làm chứng ợ nóng có sẵn của mẹ nặng thêm.
Bé có thể ở ngôi mông (20% các trường hợp ngôi mông thai nhi có ngôi mông không hoàn toàn - kiểu bàn chân: Một hoặc hai chân của bé sẽ hướng xuống phía dưới đường dẫn sinh, Thai nhi ngôi mông không hoàn toàn - kiểu mông: Mông của bé sẽ hướng xuống phía dưới đường dẫn sinh, hai chân duỗi thẳng ngay phía trước mặt bé, hai bàn chân đặt sát nhau, chiếm khoảng 50-75% các trường hợp, Thai nhi ngôi mông hoàn toàn: Mông của bé sẽ hướng xuống phía dưới đường dẫn sinh, hai đầu gối gập lại thành tư thế ngồi bắt chéo chân, chiếm khoảng 5-10% các ca ngôi mông), nhưng khoảng 80% các bé sẽ tự chuyển sang ngôi chỏm trong tuần thai thứ ba mươi tám, còn rất sớm để mẹ lo lắng về ngôi sinh.
Do áp lực lên xương sườn và phần trên dạ dày càng lúc càng tăng, những cơn đau mẹ phải chịu càng lúc càng nặng. Hậu quả là, mẹ có thể cảm thấy xương sườn như đang sắp chọc ra ngoài, nhưng đừng lo mẹ nhé, không có nguy cơ nào từ cảm giác khó chịu này. Để giảm bớt cảm giác khó chịu, mẹ hãy ăn nhiều bữa hơn với lượng thức ăn được chia nhỏ, vì mẹ vốn đã khó chịu, dạ dày chứa đầy thức ăn khiến cảm giác đó tăng lên rất nhiều.
Một số cảm giác khó chịu mẹ phải trải qua trong quý đầu tiên của thai kì đang quay lại, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn, thậm chí là buồn nôn do dạ dày bị tác động, nó còn làm mẹ nhạy cảm hơn với nhiều loại thức ăn khác nhau, đặc biệt thức ăn nhiều dầu mỡ, cũng như đồ cay và mặn. Cảm giác đau lưng cũng ngày càng tệ hơn do bé đang phát triển, nên mẹ hãy cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ và điều chỉnh để cảm thấy thoải mái hơn nhé!
Khi bụng mẹ càng lúc càng lớn, mẹ sẽ cần nhiều thời gian hơn để chọn được tư thế ngồi hoặc nằm thật thoải mái. Da bụng căng ra sẽ khiến mẹ thấy ngứa, nên mẹ hãy dưỡng ẩm và bôi kem dưỡng hoặc dầu dưỡng nhiều lần trong ngày. Trong tuần thai này, mẹ có thể trở nên “lú lẫn”, có thể do thiếu ngủ, nội tiết dao động và áp lực kéo dài trong cơ thể, mà trí nhớ của mẹ thật tệ, khiến mẹ phải ghi ra tất cả những việc cần làm để không quên những cuộc họp hoặc những công việc quan trọng.
Mẹ có thể thấy vú rỉ sữa non, chứa đạm, chất béo, IgA và cá khoáng chất. Nồng độ IgA cao trong sữa non cung cấp khả năng miễn dịch thụ động cho trẻ sơ sinh và bảo vệ bé chống lại vi khuẩn đường ruột.
Khi thăm khám, mẹ nên hỏi bác sĩ về chứng tiền sản giật, đặc biệt là tiền sản giật nhẹ, vì bệnh lí này có thể trở nặng mà không có dấu hiệu cảnh báo nào, mẹ hãy đảm bảo hiểu rõ các triệu chứng sớm như tăng huyết áp hoặc sưng nề.
Hãy tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt từ các nữ hộ sinh về tất cả mọi thứ liên quan đến chăm sóc bé và cho con bú, mẹ càng có nhiều kiến thức, việc chăm sóc bé sẽ càng dễ dàng hơn.
Trong trường hợp mẹ đang mắc phải hội chứng Chân không yên (RLS), mẹ nên kiểm tra bằng xét nghiệm máu xem mẹ có bị thiếu sắt không. Bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên về những phương pháp thật tự nhiên để điều trị các triệu chứng, như cảm giác râm ran nơi chân và các khớp.
Thời điểm cuối quý thứ hai cũng là mốc đánh dấu sự bắt đầu của những tuần cuối trước khi mẹ được gặp bé yêu. Mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn và cần lên kế hoạch để nghỉ ngơi. Vì bé đang tăng tốc trong quá trình phát triển, mẹ sẽ cần nằm và nghỉ ngơi nhiều hơn, và mẹ hãy luôn ăn những thức ăn nhẹ và lành mạnh. Carbonhydrate như mì ống, bánh ngọt, khoai tây, gạo và đường chỉ làm tăng nguồn chất béo cho mẹ và bé, mà cũng chẳng có lợi ích nhiều cho sức khoẻ. Từ giai đoạn này trở đi, mẹ hãy chú ý chăm sóc bản thân, tìm hiểu về việc phục hồi sức khoẻ sau sinh và tạo mối gắn kết tình mẫu tử .
Nguồn: vinmec.com
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app