Bà bầu bị đau rốn: Bình thường hay bất thường,nguyên nhân và cách khắc phục

4.8/5 (215 đánh giá)

Trong suốt thời kỳ mang thai, có một số  phụ nữ bị chứng đau rốn gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như tâm lý lo lắng về sức khỏe của bản thân và về tình trạng của thai nhi. Vậy bà bầu bị đau rốn nên làm gì để giảm bớt đau đớn và những dấu hiệu nào cho thấy sự cần thiết phải đến cơ sở y tế, chúng ta cùng tìm hiểu một vài thông tin sau.

Bà bầu bị đau rốn: Bình thường hay bất thường,nguyên nhân và cách khắc phục

Lỗ rốn và những điều cần biết về rốn

Rốn được xem như một bộ phận quan trọng trong việc xác định các bệnh lý liên quan thông qua xác định các cơn đau nằm ở vị trí nào quanh lỗ rốn bao gồm thượng vị, hạ vị, hố chậu phải và hố chậu trái. Tùy theo từng vị trí xuất hiện cơ đau mà bác sỹ sẽ phát hiện ra bà bầu đang bị bệnh gì và có phác đồ điều trị phù hợp.

Nguyên nhân bà bầu bị đau rốn

  • Do căng da bụng: Việc da bụng ngày một căng hơn, đặc biệt đối với những tuần cuối thai kỳ hay ở những bà bầu bị dư ối thì việc da bụng căng bóng là điều dễ nhận thấy. Việc này sẽ kéo rốn của bạn lồi lên, một số phụ nữ đã có rốn bị lồi từ trước thì khi mang thai rốn sẽ lồi lên rất lớn và thường bị cọ sát với trang phục gây đau đớn
  • Do biểu hiện của một số bệnh khu vực quanh lỗ rốn gây ra.

Bà bầu bị đau rốn là biểu hiện của bệnh gì ?

  • Bệnh nhiễm trùng đường ruột hoặc ngộ độc thực phẩm: Khi bà bầu cảm thấy đau bụng khu vực quanh rốn dữ dội kèm theo bị nôn, tiêu chảy thì có thể bà bầu đã bị nhiễm trùng đường ruột. Những cơn đau sẽ khiến bà bầu bị co thắt tử cung đôi khi biến chứng xảy ra là động thai hoặc sinh non.
  • Bệnh thoát vị rốn: Thông thường bệnh này hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên đôi khi lại xuất hiện ở một số bà bầu. Đây là bệnh xảy ra do một phần của hệ tiêu hóa lồi lên qua các chỗ hở như lỗ rốn gây ra biểu hiện rốn lồi. Dù thoát vị rốn sẽ tự hết sau khi sinh, nhưng bà bầu cần đến khám và điều trị tại bệnh viện nếu cảm thấy rốn lồi gây đau đớn và phồng to bất thường.
  • Bệnh viêm tụy: Một số biểu hiện của bệnh này là bà bầu bị chướng bụng, tim đập nhanh và mạnh hơn bình thường, đau ở lỗ rốn. Tụy là cơ quan tiết ra các nội tiết giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động hiệu quả trong việc tiêu hóa thức ăn và hormone giúp cân bằng lượng đường trong máu. Khi bị viêm tụy sẽ ảnh hưởng lớn đến việc hấp thụ thức ăn, có thể gây ra nhiễm trùng và một số biến chứng nặng nề khác.
  • Bệnh viêm ruột thừa: Biểu hiện của bệnh mà bà bầu cần nhận biết để có biện pháp xử lý kịp thời đó là cảm thấy đau rốn, đau khu vực hố chậu phải sau đó lan ra khắp bụng, người bệnh có thể bị sốt, chán ăn. Ruột thừa là một phần của ruột, không có tác dụng trong việc tiêu hóa thức ăn nhưng đôi khi lại gây phiền toái cho bà bầu, trường hợp phát hiện sớm thì việc cắt bỏ khá đơn giản và bà bầu sẽ nhanh lấy lại sức khỏe, tuy nhiên nếu để nặng khiến ruột thừa bị vỡ hoặc gây áp xe thì việc điều trị rất khó khăn và thời gian xuất viện lâu chưa kể đến việc bị nhiễm trùng ổ bụng hoặc các biến chứng nặng nề khiến bà bầu phải bỏ thai.
  • Bệnh viêm túi mật: Bệnh này thường có biểu hiện đau lưng, đau quặn bụng sau đó đau rốn. Bà bầu bị đau rốn nếu nguyên nhân là do viêm túi mật thì bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ túi mật mới không bị tình trạng đau đớn lặp lại.

Khi bị đau rốn, tùy theo các biểu hiện đi kèm để bà bầu có thể biết được tình trạng bệnh của mình, cùng với những thăm khám của bác sỹ và các kết quả xét nghiệm để điều trị bệnh hiệu quả.

Cách giảm đau rốn cho bà bầu

  • Nên lựa chọn những trang phục thoải mái, rộng rãi để tránh cọ sát với rốn gây đau đớn. Tùy theo từng mùa để bà bầu có trang phục phù hợp vừa đảm bảo thẩm mỹ vừa đảm bảo sức khỏe thai kỳ.
  • Nên khám thai định kỳ, hàng năm nên khám tổng quát cả cơ thể để sớm phát hiện ra một số bệnh từ giai đoạn sớm giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao. Đối với nhiều trường hợp, do ở giai đoạn muộn nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn hoặc gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và tính mạng của thai nhi.
  • Nên có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý, tránh để cân nặng tăng quá nhanh, quá nhiều, hạn chế gây áp lực lên thành bụng.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá no để tránh việc hệ tiêu hóa làm việc quá sức, tránh cho việc đau vùng thượng vị và vùng rốn.
  • Có chế độ tập luyện phù hợp, không nên nằm nhiều hoặc lười vận động mà cần tham khảo bác sỹ về những bài tập dành cho phụ nữ có thai giúp bà bầu có sức khỏe phòng tránh bệnh tật.
  • Sử dụng đúng đơn thuốc và sự chỉ định của các y, bác sỹ, không lạm dụng thuốc giảm đau khi chưa được phép. Thường xuyên trao đổi với bác sỹ về tình trạng bệnh và lắng nghe những thay đổi của cơ thể.
ĐÁNH GIÁ
4.8 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG