Vì sao mẹ trở nên vụng về khi mang thai tháng thứ 6?

4.8/5 (254 đánh giá)

Tại sao mẹ lại vụng về khi mang thai tháng thứ 6 – thường đánh rơi tất cả mọi thứ mà mẹ nhặt lên? Đây có phải là biểu hiện bình thường? Mẹ phải làm gì để cải thiện tình trạng vụng về của mình?

Vì sao mẹ trở nên vụng về khi mang thai tháng thứ 6?

---

Nguyên nhân mẹ vụng về khi mang thai tháng thứ 6 là gì?

Giống như sự tăng kích thước vòng bụng, sự vụng về của tay và đôi bàn chân sẽ khiến mẹ cảm thấy đây như là một phần của quá trình mang thai. Sự vụng về trong thời kỳ thai nghén này là do sự giãn ra các khớp xương và các dây chằng đồng thời do sự giữ nước, cả hai yếu tố này khiến cho việc cầm nắm đồ vật trở nên không chắc chắn.

Các nhân tố khác bao gồm việc thiếu tập trung như kết quả của chứng hay quên khi mang thai hoặc mẹ thiếu sự khéo léo – hệ quả của hội chứng ống cổ tay.

Bên cạnh đó, khi mang thai tháng thứ 6 vòng bụng đang ngày càng lớn lên của mẹ đã làm thay đổi trọng tâm của trọng lực và làm mất đi sự cân bằng. Trạng thái khó chịu về sự cân bằng này – dù mẹ có nhận thức được hay không – thường được thấy rõ khi mẹ leo lên các bậc thang, đi trên các bề mặt trơn (điều mà thật sự mẹ không nên làm), hoặc mang vác các vật nặng. Việc không thể nhìn thấy bàn chân vì kích thước của bụng to lên (nếu điều này chưa xảy ra thì trước sau gì nó cũng đến) cũng có thể khiến mẹ bị ngã (nguyên nhân có thể là do sự cản trở của những bậc thang, của những đôi giày đế mềm mà ông xã đặt ở trước cửa phòng tắm).

Cuối cùng, sự mệt mỏi của việc mang thai sẽ khiến mẹ tránh xa những trò chơi (hoặc làm mẹ khó điều khiển được đôi chân), và mẹ sẽ dễ dàng bị ngã hoặc cảm thấy yếu ớt.

Hầu hết sự vụng về khi mang thai đều rất khó chịu. Mẹ có thể bị đau cổ nếu liên tục phải nhặt chìa khoá xe ô tô từ sàn nhà (hoặc xuất hiện triệu chứng đau lưng khi mang thai nếu như mẹ không cúi gập đầu gối khi cúi người xuống nhặt đồ vật). Tuy nhiên, việc bị ngã có thể là một vấn đề quan trọng hơn nhiều, đó là lý do mẹ cần chú ý cẩn thận hơn khi mang thai tháng thứ 6. 

Thay đổi một vài thói quen để cải thiện tình trạng vụng về khi mang thai tháng thứ 6

Khi mang thai tháng thứ 6, nếu cảm thấy vụng về lóng ngóng, mẹ sẽ phải thay đổi một số thói quen hàng ngày của mình. Tuyệt đối tránh xa những cửa hàng bán đồ sứ (và đừng động đôi bàn tay vụng về của mẹ vào những đồ vật bằng sứ ở nhà nhé). Mẹ cũng có thể đặt những món đồ pha lê yêu thích của mẹ lên kệ trong một khoảng thời gian dài và để cho ai đó bỏ chén bát vào máy rửa chén và lấy chúng ra, đặc biệt là khi có những thứ đắt tiền trong đó. Việc di chuyển chậm rãi cũng rất có ích, mẹ nên đi lại một cách chậm rãi và cẩn thận, thận trọng khi sử dụng bồn tắm hay vòi hoa sen, giữ cho hành lang và cầu thang gọn gàng khỏi những đồ vật có thể làm mẹ ngã, cố gắng để không đứng lên ghế (không cần biết mẹ đang cần lấy thứ gì), và tránh bắt ép cơ thể làm việc quá sức (mẹ càng mệt mỏi thì càng vụng về hơn). Điều quan trọng nhất là mẹ phải nhận ra được những hạn chế, sự thiếu phối hợp của bản thân tại thời điểm này và cố gắng giữ tinh thần lạc quan mẹ bầu nhé.

Nếu chỉ đơn giản là bước hụt chân, thai nhi trong bụng mẹ vẫn được bảo vệ tốt nhờ khung chậu của mẹ và dịch ối mà bé đang “bơi” trong đó. Tuy nhiên, nếu mẹ bị ngã thì có thể gây ra một số vấn đề xuất huyết, đặc biệt là khi có một cú va chạm đủ mạnh vào bụng. Những khi như vậy, mẹ hãy liên lạc ngay với bác sĩ để đảm bảo thai kỳ vẫn ổn định.

Sự vụng về đáng lo ngại

Khi nào thì sự “vụng về” này của mẹ được coi như là một vấn đề đáng ngại cần phải coi chừng?

Khi mang thai tháng thứ 6, sự vụng về của mẹ chỉ là một biểu hiện tạm thời, do sự tăng trưởng của thai nhi cũng như do sự thay đổi về mặt cơ thể của mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ để được khám nếu như đồng thời có thêm những triệu chứng sau:

  • Phù đột ngột ở tay hoặc ở mặt
  • Nhức đầu
  • Nhìn mờ
  • Nôn/ ói
  • Đau vùng bụng trên.
Nếu vụng về đi kèm những biểu hiện trên, mẹ nên đến khám bác sĩ

Các mẹ mang thai tháng thứ 6 cần lưu ý, những dấu hiệu này có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh lý tiền sản giật. Đây là một thể bệnh nặng của bệnh tăng huyết áp trong thai kỳ. Nếu có những biểu hiện trên, nên đi khám bác sĩ ngay mẹ nhé!

Ngoài ra, dù không liên quan đến thai kỳ, nhưng những vấn đề liên quan đến tai trong (như đau tai hay có dịch trong tai) đều có thể khiến cho mẹ bị mất thăng bằng. Nhiễm trùng hay nhiễm siêu vi như cúm cũng có thể gây ra khó khăn và đau nhức, làm mẹ cử động ít linh hoạt hơn trước đấy!

 

ĐÁNH GIÁ
4.8 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG