Mẹ bầu hãy tham khảo những bí quyết chữa trị đau xương mu hiệu quả, an toàn mà Mamibabi bật mí ngay sau đây nhé!
Chắc chắn có không ít mẹ đã và đang trải qua cảm giác đau xương mu khi mang thai, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ. Tuy không gây nguy hiểm đến thai nhi, nhưng tình trạng đau đớn kéo dài khiến mẹ gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy phải làm sao khi gặp tình trạng này? Mẹ bầu hãy tham khảo những bí quyết chữa trị đau xương mu hiệu quả, an toàn mà Mamibabi bật mí ngay sau đây nhé!
Xương mu là xương thuộc khung xương chậu. Chứng đau xương mu ở bà bầu thường thấy là những cơn đau âm ỉ ở vùng bẹn, gần háng. Cường độ đau ở mẹ bầu ở mức thấp, tuy nhiên càng về cuối thai kỳ mẹ thoáng chốc có thể gặp phải những cơn đau nhói. Tình trạng đau đớn này của mẹ bầu thậm chí còn lan rộng ra cả vùng bẹn, đau từ háng xuống đùi, quanh xương chậu.
Chứng đau xương mu của mẹ bầu có thể do 1 hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp gây ra:
Các cơn đau xương mu tuy không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng nhưng lại gây ra nhiều khó chịu, rắc rối trong sinh hoạt của mẹ. Để cải thiện tình trạng này, mẹ hãy áp dụng những mẹo giảm đau mà Mamibabi gợi ý sau đây nhé!
Mẹ nên phân bố thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong giai đoạn mang bầu. Việc thư giãn, nghỉ ngơi đầy đủ không những giúp mẹ bớt căng thẳng mà nó còn giúp mẹ giảm nguy cơ khiến xương mu bị đau. Ngay khi xuất hiện những cơn đau, mẹ bầu nên nằm nghỉ trong 1 không gian thoáng đãng.
Khi mang thai, nhất là ở giai đoạn đầu, mẹ nên hạn chế đi lại, vận động mạnh. Thay vào đó, mẹ hãy tham khảo các bài tập thiền và Yoga của Mamibabi. Việc tập luyện nhẹ nhàng, khoa học sẽ giúp mẹ giữ được sức khỏe. Không những vậy, các bài tập Yoga hệ xương khỏe mạnh hơn, mẹ sẽ không gặp phải tính trạng đau xương mu.
Khi hoạt động hay nghỉ ngơi, mẹ cũng nên chọn cho mình những tư thế phù hợp để giảm áp lực lên vùng xương mu.
Tư thế khi nằm: nằm nghiêng sang bên trái là tư thế tốt nhất đối với phụ nữ mang thai. Mẹ nằm ở tư thế bên trái sẽ thuận tiện cho việc lưu thông máu đến thai nhi. Hệ cơ xương của mẹ cũng không phải căng ra, chúng được giữ trạng thái thư giãn thoải mái.
Tư thế khi ngồi: mẹ bầu không nên ngồi bắt chéo chân và ngồi xổm. Mẹ nên ngồi thẳng lưng, tuyệt đối đừng ngồi khom lưng hay ngửa ra đằng trước. Ngoài ra, mẹ cũng không nên ngồi quá lâu dễ bị tê chân, đau xương.
Tư thế khi đứng: trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, mẹ đừng nên đứng quá nhiều. Khi đứng dậy, mẹ chú ý để vai thả lỏng, 2 chân đặt song song với nhau.
Tư thế khi đi: mẹ cần giữ lưng thẳng, mắt nhìn thẳng, đừng nên cúi đầu hoặc ngước đầu lên. Phụ nữ mang thai khi đi nên để gót chân chạm đất trước để hạn chế đau xương mu. Bà bầu không nên đi giày cao gót hoặc những loại dép đế cao để cơ xương được thoải mái.
Mẹ có thể sử dụng các phụ kiện chuyên dụng dành cho bà bầu bị đau xương mu. Các loại đai đeo được bày bán rất nhiều trên thị trường hiện nay, công dụng chính của chúng là để giảm áp lực từ bụng lên vùng xương chậu. Khi áp lực đè nén giảm đi, tình trạng xương mu bị đau của mẹ cũng được cải thiện đáng kể.
Trong trường hợp mẹ bị đau xương mu không chỉ dừng lại ở những cơn đau âm ỉ mà chuyển dần thành các cơn đau mạnh gây co thắt tử cung, kèm theo dịch nhờn âm đạo thì mẹ nên nhanh chóng tìm gặp bác sỹ để được thăm khám. Bởi rất có thể, đó là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm ở bà bầu.