Bà bầu bị khó thở có nguy hiểm không?

4.5/5 (301 đánh giá)

Bà bầu bị khó thở phải làm sao là một trong những câu hỏi được các thai phụ quan tâm, nhất là khi mang thai 3 tháng cuối. Triệu chứng khó thở khi mang thai sẽ khiến người mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, và khiến họ lo lắng nhiều đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Liệu tình trạng bà bầu bị khó thở có là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của mẹ đang gặp nguy hiểm? Phải làm gì để giảm thiểu mức độ khó chịu của vấn đề này? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bà bầu bị khó thở có nguy hiểm không?

Nguyên nhân khiến mẹ bầu khó thở

Hormone progesterone bắt đầu gia tăng khi quá trình thai kỳ bắt đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kích thích trung tâm điều khiển hô hấp trên não. Kết quả, nhịp thở trở nên khó khăn và gấp gáp hơn.

Sự phát triển của tử cung để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Khi tử cung càng lớn, nó sẽ ép ngược lại phía dưới cơ hoành của người mẹ. Cơ hoành là một cơ quan giúp đưa không khí vào phổi. Khi bị tử cung chèn ép như vậy, khả năng mở rộng của cơ hoành sẽ bị hạn chế, gây nên khó thở. Có những trường hợp thai nhi khỏe, đạp mạnh, khiến cho tử cung ép chặt lấy cơ hoành làm cho thai phụ có thể bị ngất do không khí không vào phổi kịp.

Bà bầu bị khó thở có nguy hiểm không?

Cơ thể mệt mỏi do thiếu máu với một số biểu hiện: cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, hay chóng mặt, móng tay bị giòn. Khi phát hiện những triệu chứng này, các mẹ nên liên hệ với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra trong thai kỳ của mình.

Bà bầu bị khó thở nên làm gì?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe, có đến hơn 50% các bà mẹ mắc phải hiện tượng khó thở. Đây không phải là vấn đề nguy hiểm, tuy nhiên nếu không có sự can thiệp kịp thời sẽ là cơ hội dẫn đến nhiều biến chứng.

Nếu bị khó thở do mặc quần áo chật, buồn ngủ, thấy mùi khó chịu thì bạn cần thay đổi thói quen mặc chật không phù hợp với thai phụ. Tuy nhiên, nếu là nguyên nhân khác, các mẹ cần lập tức nghỉ ngay, ngồi sao cho giữ cho vùng lưng được thẳng để phổi có khoảng không dễ dàng khi tiếp nhận ôxy hoặc đứng tại chỗ cũng nên giữ vùng lưng được thẳng. Tránh cong người lại vì như thế sẽ khiến người mẹ khó thở hơn.

Nếu đang ngủ mà thấy khó thở, bạn có thể kê vài chiếc gối nhỏ ở phần thân trên để tránh áp lực của thai nhi chèn lên phổi.

Nếu khó thở kèm theo các triệu chứng khác như: mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt… có thể cảnh báo nguy cơ huyết áp thấp ở thai phụ. Hoặc đối với những người có tiền sử mắc các bệnh như: hen suyễn, tăng huyết áp,… thì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Lúc đó các mẹ nên nhanh chóng đi khám để bác sỹ đưa ra lời khuyên kịp thời, hạn chế các biến chứng sau này cho cả hai mẹ con

ĐÁNH GIÁ
4.5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG