Thai giáo tháng thứ 8: Giúp sinh con dễ dàng hơn

5/5 (285 đánh giá)

Thai giáo tháng thứ 8 giúp gì cho mẹ trong việc sinh bé? Phương pháp thai giáo tháng thứ 8 nào hiệu quả nhất? Cùng xem hướng dẫn Thai giáo tháng thứ 8 đầy đủ nhất mẹ nhé. Trong 2 tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ thường xuyên mệt mỏi vì cơ thể nặng nề và sản xuất nhiều năng lượng hơn. Bé yêu đang dần trở nên hoàn thiện và rất sẵn sàng để gặp mẹ trong tháng sau. Việc thai giáo tháng thứ 8 đúng cách sẽ giúp mẹ có tâm lý thoải mái và “vượt cạn” dễ dàng hơn.

Thai giáo tháng thứ 8: Giúp sinh con dễ dàng hơn

Sự Thay Đổi Của Cơ Thể Mẹ Bầu Tháng Thứ 8

Trong tháng này, đa số các triệu chứng từ những tháng trước sẽ lặp lại nhưng ở mức độ cao hơn. Mẹ cần nghỉ ngơi nhiều và theo dõi sát sao những triệu chứng mình gặp phải.

Khó thở: Đây là triệu chứng mẹ bầu sẽ cảm nhận rất rõ rệt trong tháng thứ 8. Bụng thường xuyên căng cứng, tử cung lớn hơn, đẩy dạ dày lên phía phổi và gây khó thở, nhất là thở sâu. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên giữ lưng thẳng cả khi đứng và ngồi.

Trĩ: Trĩ là hiện tượng thường gặp cả trong khi mang bầu và sau sinh. Càng đến các tháng cuối thai kỳ, tình trạng trĩ của mẹ có thể càng trở nên trầm trọng hơn. Nếu bị đau, mẹ có thể chườm đá lạnh hoặc tắm nước ấm. Mẹ cũng nên gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Việc ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước nên được duy trì mỗi ngày.

Đi tiểu thường xuyên, tiểu són: Bé yêu đang dần hạ thấp xuống xương chậu để chuẩn bị ra ngoài. Đôi khi, mẹ sẽ cảm thấy như bé đang “ngồi” lên bàng quang và khiến mình buồn tiểu. Mẹ có thể bị tiểu són mỗi khi cười, ho, hắt hơi. Vì vậy, mỗi khi ra ngoài, mẹ nên mang dự phòng một vài chiếc băng vệ sinh mỏng hoặc quần lót dùng một lần. Mẹ đừng quên đi vệ sinh trước khi rời khỏi nhà hoặc trước các cuộc họp quan trọng nhé!

Lo lắng: Trong tháng thứ 8, mẹ có thể sẽ trở nên đa cảm hơn. Cảm giác lo lắng sẽ xuất hiện thường xuyên: Lo về những cơn đau, lo cho sức khỏe em bé, lo mình chưa mua đủ đồ dùng cần thiết… Mẹ hãy chia sẻ điều này với các bà mẹ khác hoặc với bác sĩ để được giúp đỡ. Một số mẹ bầu có thể bị trầm cảm. Mẹ cần lập tức chia sẻ với người thân để có giải pháp an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

Cơn co: Các cơn co sẽ tiếp tục xuất hiện trong tháng này với cường độ mạnh hơn. Nếu gặp các cơn co mang dấu hiệu của chuyển dạ và sinh non, mẹ cần tới gặp bác sĩ ngay. Vì vậy, đừng chủ quan và hãy theo dõi sát sao các cơn co của mình.

Thai Nhi Tháng Thứ 8 Phát Triển Như Thế Nào?

Bên cạnh những thay đổi của mẹ, bé yêu cũng có những thay đổi riêng của mình:

- Bé yêu đang tăng cân và… béo ra. Bé đang tiến dần gần đến cân nặng chuẩn khi sinh. Trong tháng này, nếu bác sĩ nói bé nhẹ hoặc nặng cân hơn so với tiêu chuẩn, mẹ hãy điều chỉnh chế độ ăn ngay nhé.

- Lớp lông tơ mềm mại được gọi là lanugo bao phủ cơ thể bé đang từ từ biến mất. Tóc trên đầu bé bắt đầu mọc

- Não của bé phát triển và bé đã kiểm soát được nhiệt độ cơ thể mình. Đây là chức năng rất cần thiết để bé có thể tồn tại và lớn lên ở môi trường bên ngoài.

Thai giáo tháng thứ 8: Giúp sinh con dễ dàng hơn

- Các xương của bé đã cứng hơn nhưng hộp sọ vẫn mềm. Đây là lý do chúng ta thường nói đến khái niệm “thóp mềm” ở trẻ sơ sinh. Điều này giúp phần đầu của bé có thể linh hoạt điều chỉnh để đi ra ngoài dễ dàng hơn.

- Mẹ sẽ cảm thấy bé “năng động” hơn nhiều trong tháng này, nhất là sau khi mẹ ăn no. Bé có thể nấc cụt kéo dài và có những cú đá bất chợt. Mẹ cũng có thể cảm thấy bé có một số cử động mới mẻ và khác biệt hơn như khua tay hoặc dịch chân từ chỗ này sang chỗ khác

Hiểu được những điều trên, mẹ sẽ biết cách thai giáo tháng thứ 8 cho bé hiệu quả và chính xác hơn. 

Câu Hỏi Thường Gặp Khi Mang Thai Tháng Thứ 8

1. Hỏi: Tôi cần lưu ý gì trong chế độ ăn uống khi mang thai tháng thứ 8?

Trả lời: Điều bạn cần lưu ý nhất trong tháng này là hãy tiếp tục ăn các thực phẩm giàu canxi như sữa, phomai, cá, bông cải, ngũ cốc… Điều này sẽ giúp xương và răng của bé phát triển tốt sau này. Nếu bạn đang dùng các loại viên uống canxi, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Thai giáo tháng thứ 8: Giúp sinh con dễ dàng hơn

2. Hỏi: Tôi có nên chọn các hình thức giảm đau khi sinh không? Tôi nghe nói việc giảm đau gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Trả lời: Những hình thức giảm đau khi sinh thường có thuốc giảm đau, gây tê màng cứng và các kỹ thuật thư giãn – hít thở - rặn đẻ. Khi mang thai tháng thứ 8, bạn nên khám trực tiếp với bác sĩ sản khoa của mình để được tư vấn cụ thể.

Gây tê màng cứng là hình thức giảm đau có nhiều tác dụng phụ nhất. Nổi bật là đau đầu và đau lưng sau sinh. Tuy vậy, cường độ đau trên mỗi người khác nhau. Đổi lại, gây tê màng cứng giúp giảm đau hiệu quả, việc sinh con của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn. Bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định có sử dụng hay không.

Bạn nên tham gia các lớp học tiền sản hoặc đọc các tài liệu hướng dẫn cách thư giãn, hít thở và rặn đẻ; ví như hít sâu vào khi cơn đau lên. Đây là phương pháp giảm đau an toàn nhất đối với mọi bà mẹ.

3. Hỏi: Tháng thứ 8 là thời điểm dễ xảy ra sinh non. Các dấu hiệu của việc sinh non là gì?

Trả lời: Các dấu hiệu sinh non phổ biến là:

- Các cơn co thắt thường xuyên

- Vỡ ối

- Chuột rút

- Xương chậu đau căng như bị tạo áp lực

- Ra máu âm đạo

Khi có các dấu hiệu trên, bạn nên tới gặp bác sĩ ngay để được thăm khám cụ thể.

Cách Thai Giáo Tháng Thứ 8

Trong tháng này, mẹ bầu sẽ trở nên đa cảm hơn bình thường. Một số mẹ thậm chí lo sợ khi nghĩ tới ngày sinh cận kề. Việc thai giáo tháng thứ 8 sẽ giảm mẹ giải tỏa tâm lý, củng cố tinh thần và sinh con dễ dàng hơn.

Thai giáo tháng thứ 8 bằng cách liệt kê những việc cần làm 

Hãy dùng giấy và bút liệt kê những việc bạn cần làm trước khi sinh con. Dĩ nhiên, bạn có thể dùng điện thoại để ghi lại. Tuy vậy, giấy và bút vẫn là lựa chọn tốt hơn để bạn có thể thoải mái ghi chép những điều cần lưu ý hoặc các việc phát sinh. Việc này chính là cách thai giáo tháng thứ 8 hiệu quả ở khía cạnh cảm xúc và liên tưởng. Trong quá trình làm, bạn sẽ thường xuyên nghĩ đến con mình và liên tưởng đến những việc liên quan đến con. 

Dưới đây là những việc bạn nên cân nhắc làm trong tháng 8 này nếu chưa làm trước đó:

- Tìm kiếm bác sĩ nhi hoặc bệnh viện nhi, phòng khám nhi cho bé. Điều này đảm bảo mỗi khi con bạn có vấn đề về sức khỏe, bạn có thể nhanh chóng đưa con đến khám ngay, không mất thời gian tìm hiểu xem nên khám nơi nào

- Xem xét việc thuê người giúp việc hoặc người chăm sóc trẻ

- Thăm bệnh viện nơi bạn sẽ đẻ

- Rà soát lại một lần nữa những món đồ cần mua cho mẹ và bé sau sinh. Nếu có các chương trình giảm giá, bạn có thể “tranh thủ” mua các món đồ cần thiết với giá tốt nhất

Thai giáo tháng thứ 8 bằng cách trò chuyện với con 

Đây là một trong những phương pháp thai giáo tháng thứ 8 mẹ nên áp dụng nhất. Đây cũng là phương pháp được các chuyên gia Nhật Bản khuyến khích thực hiện trong suốt thai kỳ. Tháng thứ 8 là thời gian mẹ bầu thường đa cảm và lo lắng nhiều hơn. Ngoài việc chia sẻ với những người xung quanh, mẹ hãy chia sẻ với chính bé yêu trong bụng mình nhé. Bé yêu giờ đây đã gần như một con người hoàn chỉnh. Bé có thể nghe và phản ứng lại.

Thai giáo tháng thứ 8: Giúp sinh con dễ dàng hơn

Hàng ngày, mẹ hãy thủ thỉ với bé những vấn đề liên quan tới việc “vượt cạn” như: “Con hãy nằm ngôi thuận để mẹ con mình có thể gặp nhau nhanh nhất nhé”, “Mẹ sẽ cố gắng ăn thêm nhiều, con hãy tăng cân thêm nha”…

Mẹ cũng có thể kể cho bé nghe những câu chuyện diễn ra hàng ngày như “Hôm nay trời mưa mát quá con ạ”, “Hôm nay bố đi làm về sớm để đưa mẹ con mình đi chơi này”…

Sau khi bé yêu ra đời, mẹ hãy giữ thói quen trò chuyện với bé mỗi ngày nhé. Việc này sẽ giúp tăng cường trí thông minh và thúc đẩy việc phát triển ngôn ngữ cho bé.

Truyện thai giáo tháng thứ 8 

Không chỉ tháng thứ 8 mà trong tất cả các tháng khác, thai nhi luôn cần được nghe mẹ đọc truyện mỗi ngày. Truyện thai giáo cho thai nhi tháng thứ 8 nên là các câu truyện gắn liền với đời sống thực tế, giúp bé sẵn sàng hơn cho việc chào đời sắp tới. Truyện thai giáo cho bé tháng thứ 8 vẫn cần chú trọng nội dung nhân văn, dễ hiểu cùng nhiều bài học sâu sắc. Mamibabi hiện đã có sẵn rất nhiều truyện thai giáo tháng thứ 8 cho bé, mẹ hãy cùng bé đọc mỗi ngày tại mục "Truyện thai giáo" nhé! 

Thơ thai giáo tháng thứ 8 

Ngoài truyện, thơ thai giáo tháng thứ 8 cũng là nội dung rất hữu ích cho việc thai giáo ở giai đoạn này. 

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa thôi, bé thơ sẽ chào đời. Mẹ hãy đọc cho bé nghe những bài thơ gần gũi với đời sống hàng ngày nhé. Sau khi đọc xong, mẹ hãy giải thích cho bé các từ vựng có trong bài, hoặc nói cho bé ý nghĩa của bài thơ. Ví dụ: con gà kêu cục tác đó con ạ, con chó sủa gâu gâu, cây dừa cho trái dừa hình tròn, bên trong có nước dừa và cùi dừa rất ngon... Việc này sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ tốt và thông minh hơn từ trong bụng mẹ. 

Hiện Mamibabi đã có sẵn rất nhiều thơ thai giáo tháng thứ 8 hay tại đây. Mẹ có thể đọc cho bé những bài thơ này cả sau khi bé ra đời. 

Nhạc thai giáo tháng thứ 8 

Nghe nhạc thai giáo tháng thứ 8 tiếp tục là một phương pháp thai giáo tốt trong giai đoạn này. Nhạc thai giáo 3 tháng cuối không chỉ giúp mẹ và bé khỏe mạnh, hạnh phúc, mà còn giúp "xoa dịu" các triệu chứng khó chịu của mẹ ở giai đoạn cuối thai kỳ. Đặc biệt, việc nghe nhạc thai giáo tiếng Anh tháng thứ 8 sẽ giúp bé thông minh và phát triển ngôn ngữ tốt hơn khi ra đời. 

Trong tháng này, mẹ hãy rủ bố cùng nghe những bản nhạc yêu thích với mình nhé. Mẹ cũng nên dành thời gian nghe, chọn lọc và lưu lại những bản nhạc phù hợp với bé yêu. Nhờ đó, sau khi bé ra đời, mẹ có thể cho bé nghe nhạc mỗi ngày.

Càng gần đến ngày sinh, mẹ càng nên duy trì thói quen nghe những bản nhạc êm dịu, dễ chịu. Việc này sẽ giúp mẹ bớt lo lắng, hồi hộp; và giúp “xoa dịu” sự khó chịu, nặng nề khi mang bầu những tháng cuối. Mẹ hãy nghe nhạc thai giáo tháng thứ 8 cùng bé tại đây nhé. 

Thai giáo tháng thứ 8 bằng cách vận động phù hợp 

Nhiều thông tin nói rằng trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên đi lại nhiều để giúp việc sinh con dễ dàng hơn. Điều này không hoàn toàn chính xác. Mẹ cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe thực tế của mình để có sự vận động hợp lý. Tốt nhất, mẹ nên khám thai đều đặn và làm theo lời dặn của bác sĩ.

Nếu thường xuyên mệt mỏi, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi thay vì ngày nào cũng đi bộ theo một khung thời gian cố định. Nếu có nguy cơ sinh non, mẹ nên hạn chế vận động, đi lại nhẹ nhàng. Nếu thấy sức khỏe có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, mẹ nên đi khám thai ngay để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé!

Trên đây là những điều cần lưu ý khi thai giáo tháng thứ 8. Chỉ còn một tháng nữa thôi, mẹ và bé sẽ được gặp nhau. Mẹ hãy tận dụng nốt khoảng thời gian này để thai giao thật tốt cho bé nhé!  

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Thai giáo theo tháng
KHO NỘI DUNG THAI GIÁO
BÀI MỚI ĐĂNG