Sự phát triển của trẻ sinh non ở tuần 33 - 36

5/5 (366 đánh giá)

Những sơ sinh ở tuần thai từ 33 đến 36 vẫn được xếp loại là những trẻ sinh non, tuy vậy tiên lượng cho những trẻ sinh ra ở thời điểm này là rất khả quan và hoàn toàn có thể chăm sóc để giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh.

Sự phát triển của trẻ sinh non ở tuần 33 - 36

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú, Thạc sĩ Đặng Thị Ngoan - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Nguyên nhân gây ra tình trạng sinh non

Những phụ nữ có một thai kỳ khỏe mạnh vẫn có thể có nguy cơ sinh non, trong khi những phụ nữ khác có nguy cơ gặp những biến chứng thì lại có thể mang thai đủ tháng. Trong trường hợp có một số vấn đề trong thai kỳ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ, thai hoặc cả hai thì cần phải chấm dứt thai kỳ tại thời điểm đó, đây được gọi là những nguyên nhân sinh non do chỉ định y khoa. Một số ví dụ điển hình như tiền sản giật, thai giới hạn tăng trưởng...

Những nguyên nhân gây sinh non thường gặp nhất bao gồm.

  • Đa thai, mang nhiều hơn một em bé cùng một lúc (sinh đôi trở lên)
  • Xuất huyết tử cung
  • Stress
  • Nhiễm trùng trong tử cung hoặc từ vị trí khác của cơ thể

Phụ nữ bị xuất huyết khi mang thai cũng có thể gây nên tình trạng sinh non. Những sản phụ có tiền sử sinh non trước đó cũng như những sản phụ có khoảng cách những lần mang thai dưới 2 năm có nhiều khả năng bị sinh non hơn. Có cổ tử cung ngắn hoặc tiền sử có phẫu thuật trên tử cung, cổ tử cung cũng có thể tăng nguy cơ sinh non hơn.

Một số thói quen trong lối sống cũng có thể khiến trẻ được sinh ra ở tuần thứ 33 - 34 hoặc sớm hơn. Hút thuốc trong thời kỳ mang thai là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của sinh non và có thể dẫn đến dung tích phổi của thai nhi giảm, cũng như cân nặng khi sinh thấp hơn mức trung bình. Các stress mãn tính ở sản phụ cũng là một yếu tố nguy cơ khác.

Một trẻ sơ sinh ở tuần thứ 33 – 36 có thể sống sót?

Trẻ được sinh ra càng gần ngày dự sinh thì cơ hội sống sót của chúng càng cao. Vào tuần thứ 36, cơ thể của em bé đã được hình thành hoàn chỉnh và hầu như trẻ đủ khả năng để tồn tại ở môi trường bên ngoài. Ở tuần thứ 34, nhiều hệ thống cơ thể của em bé chưa đủ trưởng thành, đặc biệt là phổi. Phổi không đạt được sự hình thành đầy đủ cho đến khoảng 36 tuần.

Các đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU) tại hầu hết các bệnh viện đều được trang bị tốt để giúp trẻ tự thở nếu trẻ được sinh ra ở tuần thứ 34. Nhiều bệnh viện có đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản để hỗ trợ những trẻ sinh non muộn và điều trị các vấn đề sức khỏe khác nhau. Trên thực tế, trẻ sinh ra từ 31 đến 34 tuần thường có tỷ lệ sống sót là 95% tùy thuộc vào các tình trạng sức khỏe khác.

Sự phát triển của trẻ sinh ra ở tuần thứ 33 – 36

Sự phát triển của trẻ sinh ra ở tuần thứ 33 – 34

Trẻ sinh non từ 33 đến 34 tuần còn được gọi là “trẻ sinh non trung bình”. Cân nặng từ 1800 – 2200g khi mới sinh và dài gần 50cm, những trẻ này có kích thước gần tương đương với một em bé sinh đủ tháng. Mặc dù chúng ngày càng lớn hơn, nhưng trẻ 33 và 34 tuần vẫn chưa trưởng thành và có thể phải nằm tại NICU trong vài tuần.

Trẻ sinh non gần như đã phát triển đầy đủ vào tuần thứ 33 và 34. Xương của trẻ đã hình thành đầy đủ, móng tay dài đến đầu ngón tay, còn ở trẻ trai, tinh hoàn đi xuống bìu. Tuy nhiên, hệ thống hô hấp sẽ không phát triển hoàn thiện cho đến những tuần cuối của thai kỳ và các kháng thể chỉ bắt đầu truyền từ mẹ sang con ở những tháng cuối- vì vậy sức khỏe của hệ miễn dịch của trẻ vẫn bị ảnh hưởng một phần nào đó.

Ở tuần thứ 33 và 34, hầu hết trẻ sinh non sẽ có thời gian NICU khá ngắn, và có thể chỉ gặp một vài biến chứng. Chúng có thể cần được hỗ trợ hô hấp trong thời gian ngắn, nhưng trẻ học cách để bú có thể mất nhiều thời gian hơn. Phản xạ bú-nuốt-thở ở trẻ trong thời điểm này thường không được phối hợp nhịp nhàng và những trẻ này có thể không đủ khỏe để hấp thụ đủ chất dinh dưỡng phát triển và tăng cân.

Trong thời gian này, bạn cũng cần chú ý các dấu hiệu khiến của trẻ báo hiệu tình trạng bị kích thích quá mức từ môi trường như nấc cụt, hắt hơi, khóc hoặc ưỡn người ra. Bảo vệ thời gian cho giấc ngủ của trẻ là rất quan trọng trong thời gian này.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh ở tuần thứ 35 – 36

Trẻ sinh non ở tuần thứ 35-36 được gọi là "trẻ sinh non muộn". Những trẻ này dài khoảng 50cm và thường nặng từ 2200 đến 2600g. Trẻ 35 và 36 tuần có ngoại hình giống như trẻ sinh đủ tháng, nhưng chúng vẫn được xếp loại là sinh non và có thể gặp một số vấn đề về sinh non.

Trẻ đã đạt đến chiều cao đầy đủ, tăng cân nhanh chóng, có móng tay dài đến đầu ngón tay và có đầy đủ các dấu vân chân.

Mặc dù trông giống như trẻ sinh đủ tháng, nhưng trẻ 35 và 36 tuần vẫn là trẻ sinh non. Phổi của chúng vẫn chưa phát triển hoàn thiện trong vài tuần tiếp theo và chúng có thể không có đủ lượng chất béo để giữ ấm hoặc đủ sức để bú mẹ hoặc bú bình một cách hiệu quả. Tiếp tục bảo vệ giấc ngủ và thời gian của trẻ trong NICU cho đến khi trẻ đủ điều kiện xuất khỏi NICU là điều quan trọng.

Trẻ sơ sinh trong giai đoạn này có thể vận động trơn tru hơn và dễ dàng gập tay và chân. Trẻ cũng có thể vận động đầu từ bên này sang bên kia, và trương lực cơ của trẻ cũng mạnh hơn. Trẻ sẽ ít bị ngưng thở hơn nhiều.

Các trạng thái của trẻ rất rõ ràng - ngủ sâu, ngủ nông, buồn ngủ, yên lặng và tỉnh táo, thức và quấy khóc hoặc khóc. Trạng thái thức của trẻ vẫn còn khá ngắn, nhưng chúng ngày càng dài hơn và xảy ra thường xuyên hơn. Trẻ có thể có thời gian giao tiếp lâu hơn với môi trường và bây giờ trẻ có thể quay đầu hoặc nhắm mắt khi đã cảm thấy no.

Trẻ có nhiều khả năng phản ứng với âm thanh và tiếng ồn từ môi trường bên ngoài. Bạn thậm chí có thể biết trẻ sẽ phản ứng như thế nào khi nghe được giọng nói quen thuộc của cha mẹ. Trẻ có thể vẫn không khóc nhiều. Nhưng khi gần đến tuổi đủ tháng, trẻ sẽ khóc thường xuyên hơn để báo hiệu cho bạn biết trẻ muốn gì. Trẻ thường có thể bắt đầu bú mẹ trong khoảng thời gian này. Trẻ có thể vẫn còn nhạy cảm với việc chạm vào và cầm nắm, tuy nhiên việc trò chuyện với trẻ sẽ giúp bé thư giãn hơn theo thời gian.

Các biến chứng có thể có ở trẻ sơ sinh 33 – 36 tuần

Mặc dù các bác sĩ lâm sàng có xu hướng tập trung vào các biểu hiện rõ ràng của các vấn đề ở trẻ sinh dưới 34 tuần tuổi, tuy nhiên những trẻ sinh non tháng muộn cũng có nguy cơ mắc nhiều rối loạn tương tự như trẻ sơ sinh non tháng ở độ tuổi nhỏ hơn.

So với trẻ sinh đủ tháng, trẻ sơ sinh non tháng muộn có thời gian nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tái phát và các rối loạn được chẩn đoán cao hơn. Hầu hết các biến chứng liên quan đến rối loạn chức năng của các hệ thống cơ quan chưa trưởng thành tương tự như ở trẻ sơ sinh có độ tuổi nhỏ hơn, nhưng về mức độ nghiêm trọng ít hơn so với các biến chứng ở trẻ sinh non. Tuy nhiên, một số biến chứng của sinh non (ví dụ, viêm ruột hoại tử, bệnh võng mạc do sinh non, loạn sản phế quản phổi, xuất huyết não thất) là không phổ biến ở trẻ sinh non tháng muộn. Trong hầu hết các trường hợp, các biến chứng thường được điều trị dễ dàng và không để lại di chứng

Các biến chứng phổ biến hơn ở trẻ sinh non muộn bao gồm:

  • Hệ thần kinh trung ương: Các giai đoạn ngưng thở
  • Đường tiêu hóa: Bú kém do cơ chế bú và nuốt chậm thành thục (nguyên nhân chính khiến trẻ nằm viện kéo dài và / hoặc tái phát)
  • Tăng bilirubin máu: Gây ra bởi cơ chế chuyển hóa bilirubin ở gan chưa trưởng thành và / hoặc tăng tái hấp thu bilirubin ở ruột (ví dụ, ăn uống khó khăn gây giảm nhu động ruột)
  • Hạ đường huyết: Gây ra bởi dự trữ glycogen thấp
  • Nhiệt độ không ổn định: 50% số trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt ở nhiều mức độ khác nhau (do tăng diện tích bề mặt trên tỷ lệ thể tích, giảm mô mỡ và quá trình sinh nhiệt không hiệu quả từ mỡ nâu)

Chăm sóc trẻ sơ sinh ở tuần thai 33 – 36

Vì trẻ sơ sinh 33 – 36 vẫn còn có nguy cơ gặp phải các biến chứng sinh non. Vì vậy, trẻ hoàn toàn có khả năng được điều trị tại NICU. Điều này phụ thuộc vào trọng lượng khi sinh của trẻ và sức khỏe tổng thể của chúng. Những trẻ được sinh ra từ những bà mẹ hút thuốc, uống rượu hoặc lạm dụng thuốc có nhiều khả năng bị sinh non và có nhiều vấn đề về sức khỏe hơn ngay từ khi mới sinh.

Việc điều trị ban đầu cho trẻ sinh non, nhẹ cân bắt đầu bằng việc chăm sóc trẻ tại NICU của bệnh viện. Trẻ sinh non có thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch và dễ mắc bệnh hơn trẻ sinh đủ tháng. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nhận được các kháng thể từ sữa mẹ và có thể dễ dàng tránh được bệnh tật hơn. Mặc dù việc cho con bú hoàn toàn là sự lựa chọn của người mẹ, nhưng nhiều bệnh viện sẽ có chuyên gia tư vấn về việc cho con bú để các bà mẹ chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.

Sau khi trẻ được xuất viện, điều quan trọng là phải cho trẻ ăn thường xuyên để giúp con tăng cân. Đưa trẻ đến khám với bác sĩ nhi khoa để giúp theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, cần lưu ý đến các mốc phát triển mà trẻ cần đạt được. Nếu trẻ có các biến chứng lâu dài do sinh non, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để điều trị và quản lý tình trạng này được tốt nhất.

Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Nguồn: vinmec.com

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

ĐÁNH GIÁ
5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sự phát triển của thai nhi
BÀI MỚI ĐĂNG