[Hỏi đáp] Mang thai là thời kỳ nhạy cảm của chị em phụ nữ, do đó việc giữ gìn, bảo vệ sức khỏe không làm gì ảnh hưởng tới thai nhi là điều cần thiết chị em nào cũng nên làm. Nhưng nếu như trường hợp có bầu bị viêm gan B thì người mẹ cần lưu ý những gì để không bị lây cho con mình?
Để tìm hiểu về việc có bầu bị viêm gan B trước hết cần tìm hiểu viêm gan B là gì và cơ chế lây bệnh ra sao.
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B gây nên (hay còn gọi là virus HBV). Nếu viêm gan B không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh xơ gan, thậm chí ung thư gan,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng con người.
Viêm gan B có thể xảy ra ở bất kỳ ai, dù đối tượng là trẻ sơ sinh, trẻ vị thành niên, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ mang thai,... trong đó số người có bầu bị viêm gan B không hề hiếm. Vậy, căn bệnh viêm gan B có thể lây truyền qua những con đường nào?
Virus viêm gan B lây truyền qua ba con đường chính, đó là:
Phần lớn trẻ em mắc viêm gan B đều bị lây truyền từ mẹ sang con, khi người mẹ có bầu bị viêm gan B sẽ không bị nguy hiểm đến việc mang thai hay sinh nở. Tuy nhiên, trong thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp phải một số biến chứng như sau:
Viêm gan virus cấp tính là nguyên nhân phổ biến nhất của vàng da trong thai kỳ. Các nguyên nhân khác bao gồm: gan nhiễm mỡ cấp tính của thai kỳ, ứ mật trong gan của thai kỳ.
Hầu hết mọi người không gặp bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính.
Nhiễm HBV cấp trong thai kỳ thường là không nghiêm trọng và không liên quan đến tăng tỉ lệ tử vong hoặc tăng khả năng sinh quái thai. Do đó, nhiễm HBV trong thai kỳ không cần phải cân nhắc đình chỉ thai nghén. Tuy nhiên, đã có những báo cáo tăng tỉ lệ nhẹ cân khi sinh và đẻ non ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HBV cấp. Hơn nữa, nhiễm HBV cấp tính xảy ra sớm trong thai kì có liên quan đến tỉ lệ lây truyền chu sinh 10%. Tỉ lệ lây truyền tăng đáng kể nếu nhiễm trùng cấp tính xảy ra vào lúc hoặc gần lúc sinh, với tỉ lệ được báo cáo lên tới 60%.
Thời gian mang thai là thời điểm vô cùng nhạy cảm ở người phụ nữ, giai đoạn này hệ miễn dịch của mẹ sẽ tập trung để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi, do đó việc tăng khả năng đề kháng của bà bầu là rất kém. Đồng thời, nếu mắc viêm gan B ở giai đoạn đầu, bệnh không rõ ràng, việc phát hiện khó khăn với một số triệu chứng thường gặp như:
Trong thai kỳ, ngoài các xét nghiệm kiểm tra chức năng đường máu, mỡ máu, siêu âm thai nhi thông thường, mẹ bầu cũng cần chú ý tới các triệu chứng của mình và tiến hành xét nghiệm các bệnh lý về gan, có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe.
Trường hợp bà bầu mang thai cũng nằm trong con đường lây truyền của virus viêm gan B nên thai nhi có nguy cơ bị nhiễm bệnh từ người mẹ. Khoảng 90% phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan B cấp tính và 10% đến 20% phụ nữ mắc viêm gan B mạn tính sẽ lây truyền virus sang con.
Tuy nhiên tỷ lệ lây nhiễm còn tùy vào từng trường hợp:
Virus viêm gan B sống hầu hết trong máu và dịch sinh dục của mẹ bầu và không truyền qua được nhau thai. Vì vậy, nó không gây ảnh hưởng nhiều cho quá trình phát triển của thai nhi như những loại virus khác như rubella, cúm,... Bà mẹ mang virus viêm gan B thì thai nhi vẫn tăng trưởng bình thường, không bị dị tật thai nhi.
Chỉ khi người mẹ bị viêm gan B nặng ở 3 tháng cuối thai kỳ thì sẽ có nguy cơ sinh non. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất của người mẹ nếu bị bệnh này chính là biết cách phòng tránh tối đa khả năng lây nhiễm cho thai nhi.
Nhiễm virus viêm gan B có thể rất nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B có nguy cơ cao (lên đến 90%) trở thành người mang mầm bệnh. Trẻ cũng có thể truyền virus cho người khác. Khi trưởng thành, khoảng 25% trường hợp sẽ có nguy cơ chết vì xơ gan hoặc ung thư gan. Bên cạnh đó, nhiễm HBV cấp tính xảy ra sớm trong thai kỳ có liên quan đến tỉ lệ lây truyền chu sinh 10%. Tỷ lệ lây truyền tăng đáng kể nếu nhiễm trùng cấp tính xảy ra vào lúc hoặc gần lúc sinh, với tỉ lệ được báo cáo lên tới 60%.
Bà mẹ mang thai khi đang điều trị kháng virus cần thông báo ngay cho bác sĩ để thảo luận về nguy cơ và lợi ích của việc tiếp tục điều trị. Tiếp tục điều trị có thể có nguy cơ cho thai nhi, trong khi ngừng điều trị có thể gây ra nguy cơ viêm gan bùng phát cho bà mẹ. Có thể xem xét ngừng điều trị cho người phụ nữ không có xơ gan.
Bà mẹ mang thai có thể nhiễm siêu vi B trước hoặc trong khi mang thai, nhưng phần lớn là nhiễm từ trước khi mang thai.
Siêu vi B không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như bào thai, thai vẫn phát triển tốt và không có nguy cơ dị dạng. Quan trọng là nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi, nếu trẻ không được bảo vệ ngay sau khi sinh thì 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành. Tỷ lệ bị viêm gan cấp ngay sau sinh là 5-7% mà không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng.
Với những bà mẹ mang thai mắc viêm gan B, viêm gan C nếu được phát hiện sớm sẽ được cảnh báo thận trọng khi có thai và hẹn khám định kỳ chức năng gan, xử lý sớm sẽ tốt hơn.
Nhiều mẹ có tâm lý hoảng sợ, lo lắng khi biết mình có bầu bị viêm gan B, lo lắng cho em bé tới mức mất ăn mất ngủ,... Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, nhiều trẻ sinh ra từ mẹ bị viêm gan siêu vi B nhưng được thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa thì sẽ vẫn an toàn, không bị lây bệnh. Vì thế, nếu bạn bị bệnh viêm gan B thì vẫn có thể mang thai, chỉ có điều cần báo với bác sĩ điều này và theo dõi bằng một chế độ nghiêm ngặt hơn các bà bầu bình thường.
Theo như khảo sát, phương thức lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con là phổ biến nhất. Dưới đây là các bước điều trị để hạn chế tình trạng này:
Đầu tiên, nếu thấy có các triệu chứng kể trên, bạn nên đi xét nghiệm máu để biết mình có bị viêm gan B hay không. Nếu kết quả cho thấy bạn bị viêm gan B, cũng đừng quá lo lắng, hãy trao đổi thật cụ thể với bác sĩ để có hướng điều trị tích cực và có phương án phòng tránh lây nhiễm cho bé hiệu quả.
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm sâu hơn để kiểm tra nồng độ virus viêm gan B ở trong máu. Trong trường hợp nồng độ cao, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng các loại thuốc để giúp kiểm soát tình trạng này. Tenofovir hoặc Viread là hai loại thuốc được sử dụng phổ biến.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn dương tính với virus viêm gan B, trẻ sau khi sinh bắt buộc phải tiêm ngừa. Bé sẽ được tiêm hai liều: một liều vắc xin viêm gan B ( liều 5 mcg) và một liều globulin miễn dịch viêm gan B ( HBIG, liều 0,5 ml). Hai mũi tiêm này sẽ được tiêm ở các chi khác nhau. Nếu được tiêm đúng cách, thuốc có thể bảo vệ bé khỏi nguy cơ bị viêm gan B. Thời gian tiêm thường là 12-24 giờ đầu sau khi sinh và sẽ tiêm lại khi bé được một tháng, hai tháng và 1 tuổi. Ngoài ra, bé cũng có thể phải tiêm lại khi được 5 tuổi.
Nếu bị viêm gan B khi mang thai, bạn cần được theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện kịp thời các triệu chứng nghiêm trọng.
Qua những thông tin trên, có thể thấy rằng ở những bà mẹ có tiền sử bị viêm gan B trước khi quyết định mang thai, nên đi kiểm tra và điều trị ổn định bệnh viêm gan B rồi mới quyết định mang thai. Tùy từng giai đoạn các bác sĩ sẽ có phương hướng điều trị. Điều này sẽ phòng ngừa được nguy cơ lây nhiễm sang cho con. Đồng thời ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh các đồ uống có cồn hay các đồ uống kích thích để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
Nguồn: Tổng hợp từ Medlatec, BV Vinmec
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app