Cuối buổi làm việc tại phòng khám, đang gói ghém “hành lý” ra về để chiều cùng vợ đưa thằng con đi sở thú thì bỗng nghe đâu tiếng kêu “thất thanh” từ phía ngoài của một anh chồng tầm trạc tuổi 40 với vẻ mặt đầy lo lắng :”Bác sĩ ơi! Bác sĩ ơi! Cấp cứu! Vợ em đau bụng quá”. Liếc qua thấy em vẫn tỉnh táo, vẫn đi lại bình thường, một tay ôm bụng + nét mặt hơi nhăn nhó xong vẫn rất dịu dàng, duyên dáng cùng nước da trắng trẻo (ngang Ngọc Trinh) của người con gái xứ Tuyên...”Được rồi em bình tĩnh ngồi đây để a khám cho em”.
Số là em có thai lần đầu, nay 34w có tức nhẹ vùng bụng dưới; Sau khi khám xét cẩn thận bằng siêu âm và chạy CTG thì cơn gò cũng hết. Tôi giải thích cho 2 vợ chồng vấn đề của mình là cơn gò sinh lý - Braxton hicks thôi, nó khác với con gò chuyển dạ nhé nên 2 vc đừng lo lắng quá (vợ xinh thế không lo sao được).
Vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, bạn có thể nhận thấy những cơn gò tử cung bất chợt trong ngày. Đây là cơn gò Braxton – Hicks.
Đặc điểm của cơn gò:
-Xuất hiện bất chợt, không thành cơn, thường kéo dài 30 giây
-Thường khó chịu căng tức vùng bụng dưới nhưng không đau đớn
-Thường sẽ tự biến mất khi bạn nghỉ ngơi, thư giãn
Braxton-Hicks còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả tuy gây khó chịu, tức vùng bụng dưới tuy nhiên không làm xoá mở cổ tử cung như chuyển dạ thật. Hầu hết bs tin rằng Braxton-Hicks làm cơ tử cung săn chắc thúc đẩy máu đến nhau thai.
*Chú ý: bạn có thể có những cơn đau tức không phải gò tử cung mà do nhu động ruột vì tử cung lớn dần chèn ép, cái này cũng không đáng ngại, có thể dùng thuốc giảm co thông thường nếu bạn thấy khó chịu.
Nhiều mẹ đến với bs với mô tả cơn gò Braxton-Hicks khiến họ rất đau đớn nhưng đa phần là mang thai lần đầu, chưa có kinh nghiệm, chưa biết “đau như đau đẻ” là như thế nào nên nhận xét khá chủ quan cộng với việc “thương vợ” của các anh chồng làm cho mọi việc trở thành “nghiêm trọng” quá mức hehe
Cơn gò của chuyển dạ trước 37 tuần gọi là chuyển dạ sinh non, sau 37 tuần gọi là chuyển dạ đủ tháng. Không giống như con gò Braxton-hicks, cơn gò chuyển dạ là dấu hiệu báo trước bạn sắp sinh với đặc điểm:
-Đau thực sự toàn bộ vùng bụng dưới và thành cơn (20 phút 1 cơn với doạ đẻ non, 10 phút 2 cơn cới chuyển dạ đẻ đủ tháng)
-Đau ngày càng mạnh và tần suất dày hơn
-Ra nhầy hồng âm đạo (máu báo) hoặc ra ối (vỡ ối)
—> Lúc này bạn cần gọi cho bs của bạn và vào viện ngay, bạn sẽ được khám trong để đánh giá độ biến đổi của cổ tử cung, làm xét nghiệm cần thiết và chạy CTG .(monitoring sản khoa)
*Tại viện Phụ sản Hà Nội-Đê La Thành:
-Nếu thai đủ tháng thì bạn sẽ được lên khoa đẻ (D3- dịch vụ hoặc A2-khu thường) để theo dõi việc sinh thường.
-Nếu thai chưa đủ tháng (doạ đẻ non) bạn sẽ được lên khoa sản bệnh lý (A4) để tiếp tục việc giữ thai.
-Nếu phải mổ lấy thai bạn sẽ được lên khoa D5 hoặc D4 (nếu chọn khoa dịch vụ), hoặc A4 (nếu mổ chủ động khu thường).
Việc viết thì có vẻ đơn giản vậy thôi nhưng nói thật là tôi cũng không biết đau đẻ nó đau như thế nào vì đã được cảm nhận bao giờ đâu (chỉ biết “chém” cho sang mồm thôi) . Phụ nữ mang thai đã cực lúc có cơn đau thì cực lắm luôn nên là các anh chồng phải thương yêu vợ mình hơn nhé, lúc đau đẻ thì phải đồng ý ngay để vợ được làm giảm đau ngoài màng cứng nhé?
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app