Thai 29 tuần đang phát triển rất tích cực trong bụng mẹ. Đây cũng là thời điểm mẹ cần cung cấp cho bé nhiều dinh dưỡng và năng lượng hơn. Đồng nghĩa với đó, mẹ có thể phải đối mặt với nguy cơ thiếu chất, sinh non, tiền sản giật… Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu và thai 29 tuần khỏe mạnh và an toàn nhất.
Thai 29 tuần là lúc mẹ và bé đang ở tam cá nguyệt thứ 3. Đây là giai đoạn phát triển mạnh về cân nặng và não bộ của bé. Mẹ cũng đang tiến dần đến thời điểm chuyển dạ.
Ở thai nhi tuần 29, não bộ và hệ thần kinh phát triển mạnh mẽ. Bé có thể cảm nhận và phản ứng được với tiếng động hoặc ánh sáng. Để não phát triển tốt nhất, mẹ có thể cho em bé nghe nhạc nhẹ nhàng và “kéo” ba vào trò chuyện cùng con. Đây chính là cách giao tiếp giúp bé phát triển não bộ tốt nhất.
Theo bảng chiều cao cân nặng chuẩn mới nhất của WHO, cân nặng thai nhi 29 tuần khoảng 1239g và chiều dài 39,3cm tính từ đầu đến chân, kích thước của bé lúc này tương đương với một quả bí ngô dài.
Việc mẹ bầu theo dõi cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi sẽ giúp mẹ đánh giá sự phát triển của con, đồng thời có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, luyện tập sao cho phù hợp để bé yêu phát triển tốt nhất.
Thai 29 tuần là lúc mẹ và bé đang ở tháng thứ 7, thuộc tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ.
Đầu của thai nhi 29 tuần cũng gia tăng kích thước để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của não bộ. Thông thường, với thai nhi 29 tuần tuổi, đầu sẽ hướng đầu về phía tử cung và nằm dọc theo bụng mẹ bầu. Lúc này, cơ bắp, phổi và hệ xương khớp đang dần dần phát triển và hoàn thiện giúp cơ thể của thai nhi trở nên cứng cáp hơn.
Mẹ bầu có thể cảm nhận từng cú huých vào bụng mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi siêu âm ở tuần này, mẹ có thể thấy hình ảnh thai nhi 29 tuần tuổi có khả năng mút ngón tay hoặc biểu lộ cảm xúc như cười, chớp mắt, nhăn mặt…
Do thai nhi đang lớn lên nhanh chóng cho nên lượng nước ối của mẹ bắt đầu có dấu hiệu giảm đi.
Điều mà các mẹ mong chờ nhất chính là con ngôi đầu. Ngôi đầu có nghĩa là đầu bé hướng xuống dưới. Đây thường được coi là ngôi thuận và mẹ có khả năng sinh thường cao.
Tuy vậy, ngôi đầu cũng có nhiều kiểu khác nhau, đó là ngôi chỏm, ngôi thóp trước, ngôi trán và ngôi mặt. Vẫn có những trường hợp ngôi đầu phải sinh mổ. Mẹ cần đợi tới những tuần trước khi sinh mới biết được ngôi thai cuối của mình là gì, và liệu mình sẽ sinh thường hay mổ. Nhưng ít nhất lúc này, việc thấy bé đã xoay ngôi đầu cũng khiến các mẹ an tâm phần nào phải không ạ.
Mẹ Đinh Thị Ngọc, mẹ bé Bắp Cải hỏi là thai 29 tuần bị ra máu có nguy hiểm không. Tốt nhất mẹ nên đi khám mẹ nhé, trước hết là để đề phòng nguy cơ sinh non hoặc các rủi ro khác, sau là để giải tỏa tâm lý cho mẹ, để mẹ không phải lo lắng hoang mang trong những ngày tiếp theo. Trong một số trường hợp, ra máu có thể liên quan tới nhau tiền đạo, nhau bong non và các vấn đề về tử cung.
Thai 29 tuần bị tụt bụng có nguy hiểm không, có phải là sinh non không. Đó là câu hỏi của mẹ Vũ Thùy Chi, và chắc nhiều mẹ khác cũng phải gặp tình trạng này đúng không ạ.
Tụt bụng thông thường là cảm nhận chủ quan của mẹ bầu, đặc biệt các mẹ mới sinh con lần đầu, dễ bị hoang mang. Trên thực tế, tụt bụng thường chỉ xảy ra khi các mẹ gần tới ngày sinh, nhất là 1 tháng trước sinh. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là ai cũng tụt bụng đâu ạ. Có nhiều mẹ sẽ chửa cao. Như vợ mình tới khi sinh vì chửa cao nên bác sĩ còn phải hỗ trợ đẩy em bé xuống dưới thấp nữa.
Trong trường hợp các mẹ thấy mình bị tụt bụng kèm theo các biểu hiện đi tiểu nhiều hơn, áp lực lên vùng chậu lớn hơn, ra dịch nhầy âm đạo, chảy máu, rỉ ối, gò nhiều… thì tốt nhất mẹ nên đi khám nhé. Và khi tụt bụng mẹ cần nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động mạnh và tuyệt đối không mang vác nặng.
Sang tuần thai thứ 29, bụng của mẹ bầu ngày một lớn hơn. Mẹ sẽ rất khó nhìn thấy bàn chân của mình. Cân nặng của mẹ cũng tăng đáng kể, hóoc-môn thai kỳ chính là nguyên nhân khiến mẹ dễ tăng cân hơn trong giai đoạn này. Tuy nhiên mẹ hãy để ý sao cho cơ thể không tăng cân quá mức. Trong suốt thai kỳ, tổng số cân mẹ được bác sĩ khuyên nên tăng trong khoảng 10-12kg.
Khi mang thai 29 tuần, mẹ bầu có thể bị đau nửa đầu. Mẹ có thể giảm đau bằng cách nằm nghỉ trong phòng yên tĩnh và tắt đèn, cũng như chườm khăn lên cổ hoặc trán.
Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra trong tuần thai này. Mẹ có thể sử dụng tất chân y tế để hạn chế triệu chứng và phòng ngừa biến chứng theo lời khuyên của bác sĩ.
Táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu 29 tuần. Táo bón có thể đi kèm những triệu chứng như: đầy hơi, khó tiêu, phân rắn hoặc trĩ. Trĩ có thể gây ngứa và đau, do đó mẹ không nên đứng quá lâu. Nếu đau không giảm, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ. Tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước và bổ sung nhiều chất xơ có thể phòng táo bón trong giai đoạn này.
Tiền sản giật có nguy cơ xuất hiện trong khoảng thời gian này. Các triệu chứng của tiền sản giật là: sưng nề chân, đau đầu thường xuyên, buồn nôn và nôn. Biến chứng của tiền sản giật là cao huyết áp, rất nguy hiểm. Mẹ nên kiểm tra huyết áp thường xuyên để có thể nhận ra những thay đổi bất thường về huyết áp.
Từ giờ trở đi, mẹ bầu cần gặp bác sĩ hàng tháng để đánh giá sự phát triển của bé và kiểm tra tình trạng của mẹ. Bên cạnh việc theo dõi cân nặng của em bé, các bác sĩ sẽ kiểm tra xem thai nhi đang phát triển bình thường hay không? Nếu quá nhỏ hoặc quá lớn, bé có nguy cơ gặp một số biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ sẽ phát hiện sớm thông qua siêu âm và kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý.
Axit béo Omega 3 sẽ tác động trực tiếp vào mắt và não bộ của bé. Vì vậy, những loại cá nhiều dầu như: cá mòi, cá hồi, cá chép, các loại hạt, bơ động vật, bơ thực vật... là những nguồn thực phẩm bổ sung omega 3 rất tuyệt vời.
Nếu làm công việc văn phòng hoặc phải ngồi một chỗ trong nhiều giờ đồng hồ, mẹ hãy cố gắng đứng dậy, đi lại thư giãn sau mỗi tiếng đồng hồ. Đi bộ sẽ giúp lưu thông máu ở hai chân.
Thai nhi 29 tuần đạp thường xuyên hơn, và đây là dấu hiệu tốt cho thấy em bé của mẹ đang rất ổn. Cử động thai phản ánh tình hình sức khỏe của thai nhi. Thai nhi khỏe mạnh sẽ có những cử động thai đều đặn trong ngày (trừ lúc bé ngủ). Nếu như số lần thai cử động giảm đi, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang gặp vấn đề. Trường hợp thai nhi không đạp trong một vài ngày hay đạp yếu có thể là dấu hiệu của suy thai hoặc lưu thai. Chính vì thế, mẹ bầu mang thai 29 tuần cần đặc biệt lưu ý vấn đề này. Theo dõi và đếm cử động thai mỗi ngày là việc làm cần thiết.
Khi mang bầu tuần 29, lượng sắt trong cơ thể mẹ có thể giảm xuống. Do đó, các bác sĩ khuyên mẹ bầu cần tăng cường ăn các thực phẩm giàu sắt. Mẹ bầu có thể bổ sung thêm Vitamin C có nhiều trong các loại quả như: cam, quýt, kiwi... để giúp hấp thụ sắt tốt hơn. Thịt đỏ, rau dền, ngũ cốc, hoa quả khô và các loại đậu cũng là những nguồn cung cấp sắt rất lý tưởng.
Nếu mẹ xuất hiện cơn đau âm ỉ vùng thắt lưng hoặc co thắt và ra dịch âm đạo màu hồng, đây có thể là dấu hiệu dọa sinh non. Mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất có thể. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình sức khỏe của mẹ để đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Mẹ Lã Phương Anh hỏi là thai 29 tuần có xét nghiệm tiểu đường được không. Được mẹ nhé, tuy nhiên đây không phải thời điểm lý tưởng như Bộ Y tế khuyến cáo. Thời điểm tốt nhất mẹ nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là 24 đến 28 tuần. Nếu bị chẩn đoán tiểu đường, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, sau đó khám lại với bác sĩ sau vài tuần. Tuy vậy mình xin nhấn mạnh các mẹ nên đi xét nghiệm tiểu đường sớm trước tuần thứ 29, tốt nhất là tuần 24 – 28.
Đặc biệt đối với các mẹ bầu đã từng có tiền sử tiểu đường, thừa cân béo phì thì mẹ cần làm xét nghiệm sớm hơn nữa để có biện pháp khắc phục kịp thời. Bệnh này có liên quan trực tiếp tới chế độ ăn của mẹ.
Thai 29 tuần đã nhìn thấy những luồng sáng xuyên qua bụng mẹ. Đây là thời điểm rất lý tưởng để mẹ thực hiện thai giáo ánh sáng cho bé:
Hy vọng rằng những nội dung mà Mamibabi cung cấp đã đem tới cho mẹ những kiến thức bổ ích về mang thai 29 tuần tuổi. Mẹ hãy theo dõi sát sao sự phát triển của con, bổ sung những dưỡng chất thiết yếu, thai giáo đều đặn mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho cả mình và thai nhi nhé. Nhiều hoạt động thú vị về thai giáo và nuôi con vẫn đang được cập nhật liên tục tại siêu ứng dụng Mamibabi.
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv