Thai 24 tuần nặng bao nhiêu?

Thai 24 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Cân nặng thai nhi 24 tuần khoảng 665g. Bé cũng đã dài hơn trong tuần này với chiều dài khoảng 32,2cm. Kích thước của bé tương đương với một bắp ngô.

Thai 24 tuần là mấy tháng?

Thai 24 tuần là thời điểm mẹ và bé đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ.

Thai 24 tuần phát triển như thế nào?

Da bé bắt đầu tích mỡ nên phần da sẽ căng hơn. Bé cũng mọc tóc nhiều hơn.

Mắt thai nhi có thể mở ra. Bé sẽ học cách mở mắt, nhắm mắt, chớp mắt. Bé sẽ tiếp tục “luyện mắt” trong vài tháng còn lại trước khi ra đời.

Vị giác của thai nhi phát triển và phổi đã hoàn thiện. Nhờ đó, hệ hô hấp của bé được cải thiện đáng kể.

Khuôn mặt của bé gần như đã được định hình. Não của bé trong tuần này cũng phát triển với tốc độ rất nhanh chóng. Mẹ đã có thể cảm nhận rõ những chuyển động của cơ thể con như đạp chân, chuyển mình, hay những cú đấm từ bé. 

Ở tuần 24, bà bầu có thể nhận ra những lần nấc cụt từ em bé qua những tiếng “thùm thụp” đều đặn. Đây là cách bé đang tập làm quen với kỹ năng nuốt. Khi nuốt, việc bé hít thở “va” vào nước ối, gây ra hiện tượng nấc cụt.

Đặc biệt ở tuần này, thính giác của thai nhi đã phát triển tốt hơn và cảm nhận được nhiều âm thanh bên ngoài. Bé sẽ trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh. Đôi khi, những âm thanh bất chợt vụt qua cũng thu hút sự chú ý của bé, khiến bé chăm chú “nghe ngóng”. Khi đó, bé có thể bày tỏ sự thích thú, bất ngờ, hoặc khó chịu bằng cách đạp chân, đấm tay hay xoay người.

Thai 24 tuần nặng bao nhiêu, phát triển như thế nào?

Thai 24 tuần máy như thế nào?

Thai 24 tuần rất năng động mẹ nhé. Con đã lớn hơn, mà lại không có lượng nước ối lớn bao quanh như một lớp đệm dày, thế nên mẹ sẽ cảm giác rất rõ những cú đạp và những cái duỗi người của con trong bụng mình. 

Ở giai đoạn này, con nghỉ ngơi và hoạt động xen kẽ nhau. Mẹ sẽ thấy con thường hoạt động nhiều hơn vào buổi tối và đêm. Đôi khi con còn bị nấc cụt nữa. Hiện tượng nấc cụt sẽ tạo ra những tiếng thùm thụp nhẹ và rất đều, không chỉ mẹ cảm nhận được mà nếu bố đặt tay lên bụng mẹ cũng sẽ thấy đó ạ. 

Thai 24 tuần bị tụt bụng

Mẹ Hà Nhung ở Bình Định hỏi là mẹ mang thai 24 tuần bị tụt bụng có nguy hiểm không, có sợ bị sinh non không. 

Về vấn đề tụt bụng, trong một số trường hợp, đó là hiện tượng mẹ mang thai bụng dưới, hay nói ngắn gọn theo cách dân gian là chửa dưới, nghĩa là phần bụng bầu trông sẽ hơi thấp xuống so với bình thường. Điều này không nguy hiểm mà chỉ phản ánh cơ bụng của mẹ và tư thế nằm của bé thôi.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, việc tụt bụng có thể là dấu hiệu của sinh non. Nhưng mẹ cũng đừng vì thế mà lo lắng quá nhé, nhất là khi mẹ không có các dấu hiệu như đau bụng, ra máu, sốt, cảm lạnh, đau đầu, chóng mặt, choáng váng, mất các dấu hiệu thai nghén… Còn nếu gặp các dấu hiệu bất thường đó, mẹ cần đi khám bác sĩ ngay. Ngoài ra, việc khám thai định kỳ vẫn là điều quan trọng không thể bỏ qua. Nếu thấy mẹ có dấu hiệu sinh non, chắc chắn bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp.

Thai nhi 24 tuần ít đạp

Việc thai nhi 24 tuần tuổi ít đạp thường là do con đạp nhưng mẹ không để ý, hoặc mẹ đã quá quen với việc con đạp nên không phát hiện ra. Hoặc có một số mẹ đếm số lần con đạp nhưng lại đếm vào lúc con ngủ thì dĩ nhiên sẽ không thấy con đạp đâu ạ.

Tốt nhất mẹ nên đếm vào lúc con thức và chơi nhé, thường là buổi tối. Một thai nhi được coi là đạp khỏe mạnh nếu số lần đạp của con trong 1 giờ ít nhất là 4 lần, hoặc trong 2 giờ liên tiếp ít nhất là 10 lần. Nếu thấy con đạp quá ít, để yên tâm, mẹ có thể đến gặp bác sĩ để kiểm tra. 

Video thai nhi 24 tuần tuổi

Hình ảnh thai 24 tuần

tư thế nằm của thai nhi 24 tuần

hình ảnh thai 24 tuần

Thai 24 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

Nhiều mẹ thắc mắc thai 24 tuần tuổi mẹ tăng bao nhiêu cân thì tốt. Đến tuần này, mẹ bầu có thể tăng khoảng 5 - 6 kg. Tuy nhiên số cân không phải là tất cả. Để biết chắc chắn rằng cả mẹ và bé đều đang khỏe mạnh, mẹ cần đi khám thai đều đặn. 

Cuộc sống của mẹ bầu thay đổi như thế nào khi có thai 24 tuần

Khi thai nhi 24 tuần, mẹ bầu sẽ thấy bụng của mình ngày một lớn hơn. Mẹ thậm chí khó nhìn thấy đầu gối mình khi đứng thẳng. Lúc này, mẹ cũng có thể cảm thấy đau xương sườn, khó thở. Chiếc bụng ngày càng to ra khiến mẹ bầu tuần 24 có thể cảm thấy mệt mỏi, nặng nề và giảm ham muốn tình dục.

Những triệu chứng thường gặp của mẹ bầu khi thai 24 tuần

  • Chứng co thắt xuất hiện thường xuyên hơn 

Hội chứng co thắt (Braxton Hicks) ở bà bầu 24 tuần xuất hiện thường xuyên hơn. Đặc biệt, mẹ sẽ bị tình trạng này nhiều hơn sau mỗi lần cúi người, sau khi leo cầu thang, đứng thẳng đột ngột hoặc sau khi quan hệ tình dục.

  • Táo bón

Chứng táo bón là một hiện tượng dễ gặp ở bà bầu mang thai 24 tuần. Nguyên nhân là do hóoc-môn progesterone gia tăng khiến hoạt động tiêu hóa chậm hơn. Bên cạnh đó, thai nhi cũng càng ngày càng lớn và chiếm chỗ trong ổ bụng, khiến không gian của đường tiêu hóa chật hơn, làm thức ăn di chuyển chậm hơn. Mẹ bầu nên uống nhiều nước, ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ, và tập thể dục hàng ngày để cải thiện tình trạng táo bón.

  • Hạ huyết áp

Khi thai 24 tuần, mẹ bầu có thể bị hạ huyết áp nếu thay đổi tư thế. Do đó lúc ra khỏi giường, mẹ hãy ngồi một vài phút trước khi đứng lên. Nếu thấy choáng váng, mẹ hãy gọi ai đó ở gần mình nhờ giúp đỡ. Nếu không còn lựa chọn nào khác, mẹ hãy ngồi xuống sàn tới khi cảm thấy bình thường trở lại. 

  • Các vết rạn rõ hơn

Bụng của mẹ bầu tuần 24 ngày càng lớn hơn đồng nghĩa với việc các vết rạn xuất hiện nhiều hơn. Vết rạn có thể đỏ hoặc tím, gây ngứa ngáy, khó chịu và mất thẩm mỹ.

  • Ợ nóng

Ở tuần thai 24, mẹ bầu có thể gặp tình trạng ợ nóng. Để khắc phục, mẹ nên chia bữa ăn trong ngày thành 5 – 6 bữa nhỏ. Chứng ợ nóng cũng sẽ giảm đáng kể nếu mẹ bỏ qua bữa ăn khuya và đồ ăn vặt.

  • Thị lực suy giảm

Hóoc-môn thai kỳ là nguyên nhân gây suy giảm việc sản xuất nước mắt, khiến mắt dễ bị khô, kích ứng; thị lực của bà bầu giảm sút. Hiện tượng thị lực suy giảm của bà bầu sẽ trở lại bình thường như ban đầu ngay sau khi sinh.

Thai 24 tuần nặng bao nhiêu, phát triển như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai 24 tuần

Đến tuần 24 của thai kỳ, em bé trong bụng đang lớn rất nhanh. Chế độ dinh dưỡng tuần thai 24 cần duy trì tính khoa học để đảm bảo sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi.  

Khi mẹ mang thai tháng 6, cảm giác thèm ăn và đói bụng sẽ xuất hiện thường xuyên. Do đó, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn. Ngoài 3 bữa chính trong ngày, mẹ nên ăn thêm 2 - 3 bữa phụ để hạn chế cảm giác khó chịu trong thai kỳ như: buồn nôn, ợ nóng, khó tiêu.

Mẹ nên ưu tiên những món ăn vặt lành mạnh như các loại hạt óc chó, macca, hoặc trái cây tươi, trái cây sấy… và hạn chế tối đa khoai tây chiên, đồ ăn nhanh, bánh ngọt, kẹo, các loại đồ uống nhiều đường nhưng không chứa chất dinh dưỡng…

Mẹ cũng nên nói không với đồ ăn sống, những thức uống chứa chất kích thích như rượu bia.

Thai 24 tuần cần bổ sung gì?

Ở tuần này, mẹ hãy chú trọng tới việc bổ sung i-ốt nhằm đảm bảo sự phát triển trí não cho thai nhi. Đây là yếu tố cần thiết cho sự phát triển não bộ, làm tăng chỉ số thông minh IQ và cải thiện sức khỏe suốt đời cho trẻ.

Thiếu hụt i-ốt có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng nhận thức của thai nhi. Tuy vậy, dư thừa i-ốt cũng không tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé. I-ốt có nhiều trong các loại cá trắng, cải bó xôi, rau cần, cải thảo, trứng gà, muối ăn chứa i-ốt và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa bò. 

Mẹ có thể tham khảo một số món ăn như rau cần xào cà chua, canh cải bó xôi thịt bằm, trứng đúc thịt, cải thảo xào thịt bò.

Thai 24 tuần độ trưởng thành 2

Mẹ Hoàng Thu Phương ở Đà Nẵng hỏi về việc thai 24 tuần độ trưởng thành 2 sẽ khiến em bé không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng phải không? Thực tế, độ trưởng thành của nhau thai, hay nói cách khác là độ vôi hóa bánh nhau sẽ ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng và phát triển của thai nhi. 

Thông thường với thai 24 tuần, nhau trưởng thành độ 0 hoặc độ 1 sẽ được coi là an toàn hơn. Trong trường hợp thai 24 tuần và nhau trưởng thành độ 2, mẹ cần kiểm tra sức khỏe xem có bệnh lý gì không. Nếu không có vấn đề gì thì mẹ cần ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và đặc biệt cần khám thai sát sao theo sự chỉ định của bác sĩ. 

Một số gợi ý về thực phẩm cho bà bầu 24 tuần

  • Protein: Protein rất cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày của bà bầu. Những thực phẩm giàu protein nên bổ sung bao gồm: thịt nạc, cá, trứng, đậu…
  • Sữa: Thai nhi cần canxi để phát triển xương và răng. Sữa là thực phẩm bổ sung rất nhiều canxi cho mẹ và bé. Mẹ có thể bổ sung sữa và các thực phẩm từ sữa như: sữa tươi không đường, sữa chua, váng sữa…
  • Thực phẩm giàu sắt: Sắt là “vũ khí” quan trọng giúp mẹ chống lại tình trạng thiếu máu và các triệu chứng khác khi mang thai. Mẹ bầu nên ăn những thực phẩm giàu sắt như: cải bó xôi, cá hồi, thịt bò…
  • Rau xanh và trái cây: Rau xanh và trái cây là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu, đặc biệt ở giai đoạn thai 24 tuần, khi bụng bầu đang lớn nhất nhanh. Ngoài việc cung cấp chất xơ giúp mẹ bầu hạn chế táo bón, rau xanh và trái cây còn chứa nhiều khoáng chất giúp da mẹ bầu đẹp hơn và thai nhi khỏe mạnh. Những loại rau mẹ bầu nên ăn là: bắp cải, măng tây, súp lơ xanh, cải bó xôi, rau muống, cà rốt, bí đỏ, đỗ xanh, cà chua… Một số loại quả mẹ có thể bổ sung trong thực đơn hàng ngày là: chuối, nho, cam, kiwi, táo, lê, bưởi…

Lưu ý cho mẹ bầu: Mẹ nên chọn lựa chọn thực phẩm an toàn, cụ thể là thịt sạch và các loại rau, củ quả không phun thuốc trừ sâu để đảm bảo sức khỏe của cả mình và thai nhi.

Thai 24 tuần tuổi có phá được không?

Theo quy định thì thai phụ chỉ nên phá thai từ 22 tuần tuổi trở xuống. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho người mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp buộc phải đình chỉ thai nghén, tức là phá thai theo chỉ định của bác sĩ, thì bác sĩ sẽ vẫn đưa ra cho mẹ bầu những phương án an toàn nhất phù hợp với sức khỏe của mẹ. 

Còn với những bạn mang thai đang khỏe mạnh bình thường, nhưng vì lỡ có bầu ngoài ý muốn mà muốn phá thai thì thực sự, Mamibabi khuyên các bạn không nên phá đâu ạ. Không chỉ ở bài viết này mà nhiều bài viết trước đây, Mamibabi cũng đã từng nêu quan điểm của mình như vậy rồi. 

Bố cần làm gì để bé thông minh từ trong bụng mẹ?

Theo nghiên cứu từ đại học Newcastle (Anh): bà bầu được chồng quan tâm sẽ có tinh thần vui vẻ, nhờ đó kích thích các tế bào não của thai nhi phát triển mạnh hơn.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những đứa bé được cha yêu thương, chăm sóc từ trong bụng mẹ sẽ có IQ cao hơn và năng động hơn so với các bé ít nhận được sự quan tâm từ bố.

Tuy nhiên nhiều ông bố tương lai lại khá lúng túng không biết giao tiếp với em bé khi còn trong bụng mẹ. Lúc này các mẹ bầu có thể khéo léo “dụ” chồng tương tác với con bằng cách áp tai vào bụng bầu của mẹ, lắng nghe con chuyển động, trò chuyện cùng con hoặc hát cho con nghe.

Ngoài ra khi bé đạp mẹ bố có thể vỗ về, vuốt ve bụng bầu. Có bố thường xuyên túc trực bên cạnh, trò chuyện yêu thương bé từ khi còn trong bào thai; mẹ sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và thai nhi được nghe được âm thanh bên ngoài, phân biệt được giọng bố và mẹ; thêm gắn kết với bố mẹ hơn.

Thai Giáo Tuần 24 – Hướng Dẫn Thai Giáo Cho Mẹ Bầu

Thai 24 tuần tuổi rất nhạy cảm với âm thanh. Đây chính là “thời điểm vàng” để mẹ thai giáo âm thanh cho bé.

  • Cùng bé nghe “nhạc bác học”: “Nhạc bác học” là cụm từ thường được dùng để chỉ nhạc giao hưởng, nhạc thính phòng hoặc nhạc của các nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới như Mozart, Beethovent… “Nhạc bác học” không chỉ đem tới những phút giây thư giãn tuyệt vời cho mẹ bầu và thai nhi, mà còn giúp “kích hoạt” trí thông minh và cảm xúc của thai nhi. Vì vậy, khi thai 24 tuần tuổi, mẹ đừng bỏ qua cách thai giáo âm nhạc quý báu này nhé!
  • Cho bé nghe tiếng chim hót: Tiếng chim hót được biết đến là “âm thanh tự nhiên có tính sống” với nhiều tác dụng tuyệt vời. Tuy đây là âm thanh tự nhiên nhưng lại xuất phát từ một thực thể sống với cảm xúc đa dạng. Tiếng chim hót không chỉ đem lại niềm vui, hạnh phúc, mà còn có tác dụng giúp ngủ ngon cho bà bầu. Cho thai nhi nghe tiếng chim hót không chỉ là cách thai giáo âm thanh, mà còn là cách thai giáo cảm xúc hiệu quả. Việc này giúp bé yêu được làm quen với những thanh âm tự nhiên ngay từ khi còn trong bụng mẹ, đồng thời trí não và thính giác phát triển tốt hơn.
  • Tưởng tượng bé yêu đang vận động: Thai giáo tưởng tượng là phương pháp được người Nhật khuyến khích thực hiện mỗi ngày trong thời gian mang bầu. Khi thai 24 tuần tuổi, bé đã có thể chuyển động linh hoạt trong bụng mẹ như đạp chân, giơ tay, xoay người, mút tay… Mẹ hãy nhắm mắt và tưởng tượng hình ảnh bé đang vui đùa trong bụng mình nhé. Thật đáng yêu phải không? Việc này sẽ giúp tăng khả năng tập trung cho bà bầu, giảm căng thẳng và giúp kết nối mẹ và bé tốt hơn.

Trên đây là những chia sẻ từ Mamibabi về cách thai giáo, sự phát triển của bé và chế độ dinh dưỡng cho mẹ khi thai 24 tuần tuổi. Rất nhiều thông tin thú vị đang chờ đợi mẹ ở các tuần tiếp theo. Mẹ hãy cài đặt ngay ứng dụng Mamibabi để không bỏ qua bất cứ thông tin quý báu nào nhé!

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sự phát triển của thai nhi
BÀI MỚI ĐĂNG