Tất Tần Tật Về Quy Trình Sinh Mổ Mà Mẹ Bầu Nào Cũng Nên Biết

5/5 (145 đánh giá)

Hầu hết các bà bầu luôn mong muốn sinh thường để cả mẹ và bé đều khoẻ mạnh. Tuy nhiên không ít những thai phụ được chỉ định sinh mổ để bảo đảm sức khoẻ. Vậy quy trình sinh mổ diễn ra thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tất Tần Tật Về Quy Trình Sinh Mổ Mà Mẹ Bầu Nào Cũng Nên Biết

1. Tại Sao Phải Sinh Mổ?

Đối với những mẹ bầu được chẩn đoán gặp khó khăn khi sinh sẽ được khuyến cáo nên sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Sinh mổ hay còn được gọi là mổ lấy thai là một loại hình phẫu thuật khá phổ biến hiện nay. Thông qua phương pháp này, các bác sĩ sẽ phẫu thuật và lấy thai nhi ra ngoài thông qua vết mổ ở bụng thay vì đường âm đạo như sinh thường. Khi mẹ bầu gặp phải một trong các vấn đề dưới đây, các bác sỹ sẽ khuyến cáo mẹ sinh mổ:

1.1. Khi Quá Trình Chuyển Dạ Không Tiến Triển

Quá trình chuyển dạ không tiến triển là lý do chính khiến mẹ bầu lựa chọn việc sinh mổ. Việc chuyện dạ bị đình trệ có thể xảy ra nếu cổ tử cung của mẹ mở không đủ rộng hay không mở dù cổ tử cung liên tục co bóp và cơn đau vẫn tiếp tục.

1.2. Khi Thai Nhi Trong Bụng Gặp Nguy Hiểm

Khi nhận thấy thai nhi đang có những sự thay đổi bất thường về nhịp tim. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu sinh mổ để đảm bảo an toàn cho con.

1.3. Khi Mẹ Bầu Mang Đa Thai

Khi mẹ bầu mang đa thai, lúc này việc sinh thường sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Lúc này việc sinh mổ là giải pháp an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Tuy vậy, cũng có những trường hợp ca mang sinh đôi được xem xét sinh thường.

1.4. Khi Thai Nhi Ở Vị Trí Không Thuận Lợi

Khi thai nhi ở vị trí không thuận lợi như nằm ngang, mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ. Nếu cố gắng đẻ thường thì thai nhi có nguy cơ đối mặt với tình trạng không nhận đủ oxy hoặc suy thai.

1.5. Khi Gặp Vấn Đề Với Nhau Thai

Nhau tiền đạo và nhau bong non là hai vấn đề thường xảy ra với nhau thai. Nhau tiền đạo là khi nhau thai nằm thấp trong tử cung, che kín một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Tình trạng nhau bong non xảy ra khi nhau thai bị bong khỏi lớp niêm mạc tử cung gây cản trở sự hấp thụ oxy của thai nhi. Cả hai trường hợp đều xảy ra trong tam cá nguyệt thứ 3 và là nguyên nhân khiến mẹ bầu phải mổ lấy thai.

1.6. Mẹ Bầu Từng Sinh Mổ

Nếu mẹ bầu từng sinh mổ thì có khả năng phải mổ lại trong trường hợp: lần sinh mổ trước quá gần, đã từng mổ 2 lần trước đó, thai ngôi mông, thai to,...

1.7. Mẹ Bầu Gặp Vấn Đề Về Sức Khoẻ

Nếu mẹ bầu gặp các vấn đề về bệnh nhiễm trùng có nguy cơ lây sang cho con, mẹ cũng sẽ được chỉ định mổ lấy con để tránh lây nhiễm cho bé (Mẹ nhiễm HIV, viêm gan B vẫn có thể sinh thường được).

Bên cạnh đó, bác sỹ cũng khuyến cáo mẹ sinh mổ nếu gặp các vấn đề như: cao huyết áp, đái tháo đường,...

1.8. Sa Dây Rốn

Tình trạng sa dây rốn xảy ra khi dây rốn trượt qua cổ tử cung và ra ngoài trước khi em bé được sinh ra. Tình trạng này tuy hiếm nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra và gây cản trở việc sinh thường. Nếu rơi vào tình huống này mẹ bầu sẽ được chỉ định mổ khẩn cấp.

1.9. Tắc nghẽn cơ học

Mẹ bầu có thể phẫu thuật lấy thai nhi nếu phát hiện có một khối u tiền đạo lớn gây tắc nghẽn âm đạo, khiến cho thai nhi khó đi qua khung xương chậu của mẹ.

2. Những Rủi Ro Của Việc Sinh Mổ

Cũng giống các hình thức phẫu thuật, việc sinh mổ cũng tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra cho cả mẹ và bé:

  • Trẻ gặp vấn đề hô hấp: Trẻ sinh mổ thường cảm thấy khó thở hơn so với sinh thường. Bởi vì khi sinh thường, những cơn co thắt tử cung của người mẹ rất có lợi cho phổi của bé.
  • Nguy cơ hen suyễn: Một loại vi khuẩn được tìm thấy trong ruột cũng được cho là nguyên nhân gây dị ứng và hen suyễn cho trẻ sau này.
  • Chấn thương phẫu thuật: Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra nhưng không phải không có, việc sơ ý để các dụng cụ phẫu thuật có thể làm tổn thương da em bé.

Những rủi ro mẹ bầu có thể gặp phải khi sinh mổ:

  • Nhiễm trùng: Mẹ bầu sinh mổ có thể đối mặt với những nguy cơ nhiễm trùng như viêm tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Mất nhiều máu: Việc sinh mổ khiến mẹ mất nhiều máu hơn sinh thường, nhất là trong quá trình phẫu thuật.
  • Ảnh hưởng của thuốc tê: Mẹ bầu sinh mổ thường sẽ được gây tê tủy sống để làm mất cảm giác vùng bụng của mẹ. Phương pháp này tuy an toàn nhưng vẫn có những tác dụng phụ.
  • Cục máu đông: Quá trình phẫu thuật sinh mổ cũng làm tăng nguy cơ phát triển, hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông nằm trong phổi sẽ gây tắc nghẽn phổi, đe dọa tính mạng của mẹ.

3. Mẹ Bầu Cần Chuẩn Bị Gì Khi Sinh Mổ

Khi được bác sĩ chỉ định sinh mổ, mẹ nên trao đổi với bác sỹ sản khoa về các hình thức gây mê và các vấn đề có thể làm tăng nguy cơ biến chứng trong và sau sinh để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể sẽ phải thực hiện thêm một số xét nghiệm trước khi tiến hành phẫu thuật như xét nghiệm đông máu, nhóm máu,... Những xét nghiệm này sẽ cung cấp thông tin về nhóm máu, thành phần chính của hồng cầu của mẹ cho bác sĩ.

Ngay cả đối với việc sinh thường thì mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý nếu như có phải sinh mổ bởi những tình huống bất ngờ xảy đến. Lúc này, bác sĩ sẽ không có thời gian để giải thích quy trình cho mẹ về việc sinh mổ.

4. Quá Trình Sinh Mổ Diễn Ra Thế Nào?

Quá trình sinh mổ được chia thành 3 giai đoạn như sau:

4.1. Trước Khi Ca Phẫu Thuật Diễn Ra

Mẹ bầu nên tắm và sát khuẩn vào buổi tối hôm trước hoặc sáng hôm sau vào ngày tiến hành phẫu thuật. Bên cạnh đó, mẹ có thể được yêu cầu bơm thuốc thụt để đi tiêu sạch sẽ (tránh trường hợp mẹ đi tiêu khi sinh).

Sau khi bước lên bàn mổ, vùng bụng của mẹ bầu sẽ được vệ sinh sạch sẽ và vô trùng. Bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để nước tiểu chảy vào túi chứa trong quá trình mổ. Mẹ cũng sẽ được truyền tĩnh mạch để không bị mất nước.

Sau đó, mẹ sẽ được tiến hành gây mê. Đa số các ca sinh mổ hiện nay đều gây mê cục bộ (tức là mẹ vẫn sẽ tỉnh táo khi sinh). Một số trường hợp đặc biệt, mẹ bầu sẽ được gây mê toàn thân (nghĩa là mẹ không có ý thức trong khi ca mổ diễn ra).

4.2. Trong Khi Tiến Hành Phẫu Thuật

Đầu tiên bác sĩ rạch một đường trên vùng bụng của mẹ. Một số trường hợp, bác sĩ sẽ rạch một đường dọc từ rốn đến ngay phía xương mu. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện các vết mổ theo từng lớp thông qua mô mỡ và mô liên kết, từ từ tách cơ bụng để có thể tiếp cận với tử cung khoang bụng.

Nếu là vết mổ tử cung thì sẽ nằm ngang qua phần dưới cổ tử cung. Các loại vết mổ tử cung khác có thể được áp dụng tuỳ thuộc vào ví trị của em bé trong tử cung của bạn và liệu bạn có bị biến chứng hay không.

Ngoài ra, các bác sĩ phẫu thuật cũng sẽ đưa em bé ra thông qua các vết rạch tử cung. Sau đó, em bé được làm sạch mũi và miệng, kẹp dây rốn. Nếu mẹ tỉnh táo, mẹ sẽ được nhìn thấy bé và da kề da với bé ở vùng ngực, bụng. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy nhau thai ra, làm sạch tử cung và tiến hành khâu lần lượt các vết cắt bằng chỉ tự tiêu.

4.3. Sau Ca Mổ Lấy Thai

Sau ca mổ lấy thai, mẹ sẽ được đưa về phòng hậu phẫu để các nhân viên y tế theo dõi và chăm sóc trong 5-10 phút. Sau đó, mẹ được đưa về phòng đã đăng kí để nghỉ ngơi. Lúc này hộ lý sẽ khuyến khích mẹ uống nhiều nước, đồng thời rút ống thông tiểu để mẹ có thể đi tiểu bình thường.

Sau ca mổ 24h, mẹ sẽ được bác sĩ khuyến khích đi bộ để ngăn ngừa táo bón và sự hình thành huyết khối tĩnh mạch.

Mẹ bầu sẽ phải ở lại viện để theo dõi thông thường là từ 3-5 ngày để bác sĩ theo dõi tình trạng vết mổ xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không. Đồng thời chăm sóc sức khoẻ kĩ càng cho mẹ.

Sau khi về phòng nghỉ, mẹ bầu có thể bắt đầu cho con bú. Sinh mổ không ảnh hưởng đến việc mẹ bầu cho con bú, bởi vậy tốt nhất mẹ hãy cho con bú sớm nhất có thể.

5. Khi Nào Thì Mẹ Được Xuất Viện

Sau quá trình sinh mổ, mẹ bầu sẽ phải trải qua cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Đó là việc hết sức bình thường mà mẹ nào sinh mổ cũng sẽ trải qua. Để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng, mẹ cần:

  • Nghỉ ngơi thường xuyên: Trong tuần đầu tiên, mẹ nên nghỉ ngơi liên tục, không nâng thứ gì nặng hơn trọng lượng của em bé. Tránh việc ngồi dậy đột ngột từ tư thế đang nằm hay ngồi xổm.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Để làm dịu cơn đau do vết mổ, bác sĩ có thể kê cho mẹ một số loại thuốc giảm đau có chứa ibuprofen, acetaminophen. Đa số các loại thuốc giảm đau này đều an toàn cho phụ nữ đang cho con bú.
  • Tránh quan hệ tình dục: Để ngăn ngừa nhiễm trùng hay tổn thương vết mổ, mẹ nên tránh quan hệ trong vòng sáu tuần kể từ ca mổ

Bên cạnh đó, mẹ nên thường xuyên kiểm tra vết mổ. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng hay một số các triệu chứng như:

  • Vết mổ sưng, rỉ máu
  • Mẹ bị sốt, chảy nhiều máu
  • Mẹ bị đau nặng hơn

Mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám và điều trị. Nếu không thể sinh thường theo cách tự nhiên thì mẹ cũng đừng nên lo lắng quá. Hãy tìm hiểu kĩ càng quá trình sinh mổ để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân mẹ nhé!

ĐÁNH GIÁ
5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sinh con
BÀI MỚI ĐĂNG