Thực đơn cho bà bầu
tuần thứ 24

Thai giáo dinh dưỡng tuần thứ 24 tập trung chú trọng tới việc bổ sung i-ốt cho bà bầu nhằm đảm bảo sự phát triển trí não cho thai nhi.

Thực đơn cho bà bầu từng ngày trong tuần

Ngày 1

Bữa sáng

  • Cháo gà yến mạch
  • Quả việt quất

Bữa phụ sáng

  • Bánh chuối
  • Nước dừa

Bữa trưa

  • Cơm
  • Mực hấp lá lốt
  • Súp lơ, cà rốt luộc
  • Canh chua hàu

Bữa phụ chiều

  • Quả chuối  
  • Sữa hạt óc chó yến mạch

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt lợn rim
  • Thịt bò xào hành tây
  • Canh mướp nấu tôm
Ngày 2

Bữa sáng

  • Bún bò
  • Quả nho

Bữa phụ sáng

  • Khoai lang luộc
  • Sữa đậu nành đậu đen

Bữa trưa

  • Cơm
  • Tôm hấp sả
  • Đậu côve luộc
  • Canh sườn cải bó xôi

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố đu đủ
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt kho củ cải
  • Đậu phụ rán
  • Rau củ luộc
Ngày 3

Bữa sáng

  • Phở gà
  • Quả chôm chôm

Bữa phụ sáng

  • Bánh bao chay
  • Sữa gạo hạt sen

Bữa trưa

  • Cơm
  • Lươn xào sả ớt
  • Bí ngòi hấp thịt bằm
  • Rau cải luộc

Bữa phụ chiều

  • Sữa chua hoa quả
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bò kho gừng
  • Đậu phụ luộc
  • Canh rau muống nấu tôm
Ngày 4

Bữa sáng

  • Bánh sandwich kẹp thịt 
  • Sữa dừa đậu xanh

Bữa phụ sáng

  • Súp thịt bò rau củ
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá sốt cà chua
  • Thịt gà xào su su cà rốt
  • Canh miso rong biển đậu phụ

Bữa phụ chiều

  • Trứng luộc
  • Sinh tố lê sữa 

Bữa tối

  • Cơm
  • Cá hồi rang muối
  • Thịt lợn xào rau cải ngọt
  • Bầu luộc 
Ngày 5

Bữa sáng

  • Xôi gà
  • Sữa yến mạch đậu phộng

Bữa phụ sáng

  • Trứng luộc
  • Quả thanh long

Bữa trưa

  • Cơm
  • Cá diêu hồng sốt tiêu đen
  • Ngọn su su xào tỏi
  • Canh su su nấu thịt bằm

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố việt quất 
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Thịt bò kho cà rốt
  • Rau luộc
  • Canh chua sườn 
Ngày 6

Bữa sáng

  • Bánh bao
  • Sữa hạt điều đậu đỏ

Bữa phụ sáng

  • Súp lươn
  • Quả chuối

Bữa trưa

  • Cơm
  • Tôm rang
  • Thịt bò xào nấm
  • Rau muống luộc

Bữa phụ chiều

  • Sinh tố bơ chuối 
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa tối

  • Cơm
  • Gà viên rau củ
  • Củ quả luộc chấm kho quẹt
  • Canh chua nấm thịt viên
Ngày 7

Bữa sáng

  • Mì chũ nấu cà chua thịt bằm
  • Quả nho

Bữa phụ sáng

  • Sinh tố dâu xoài
  • Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều…)

Bữa trưa

  • Cơm
  • Thịt lợn luộc
  • Rau muống xào tỏi
  • Canh cua mồng tơi

Bữa phụ chiều

  • Khoai lang nướng thảo mộc
  • 1 ly sữa bầu ColosBaby Gold for Mum

Bữa tối

  • Cơm
  • Sườn kho đậu hũ
  • Củ cải xào trứng
  • Rau lang luộc
App thai giáo uy tín
được tin tưởng bởi
Cảm nhận của các mẹ

- Mẹ bầu cần quan tâm tới việc bổ sung đầy đủ i-ốt mỗi ngày. Đây là yếu tố cần thiết cho sự phát triển não bộ, làm tăng chỉ số thông minh IQ và cải thiện sức khỏe suốt đời cho trẻ.

Thiếu hụt i-ốt có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng nhận thức của thai nhi. Tuy vậy, dư thừa i-ốt cũng không tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé. 

Bà bầu cần bổ sung khoảng 0.25mg i-ốt mỗi ngày. I-ốt có nhiều trong các loại cá trắng, cải bó xôi, rau cần, cải thảo, trứng gà, muối ăn chứa i-ốt và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa bò. 

- Món ngon 7 ngày: 

  • Rau cần xào cà chua
  • Canh cải bó xôi thịt bằm
  • Trứng đúc thịt 
  • Cải thảo xào thịt bò
  • Hoa quả trộn sữa chua
  • Sinh tố bơ 
  • Cá chép kho riềng nghệ

- Khi ăn nhà hàng, mẹ bầu nên lưu ý:

  • Chọn các nhà hàng vệ sinh sạch sẽ 
  • Xem trước thực đơn nhà hàng để đảm bảo có các món phù hợp với mình
  • Nên ăn nhẹ một ít trái cây, vài miếng bánh quy hoặc các loại hạt trước khi tới nhà hàng. Điều này giúp mẹ bầu không bị quá đói và không ăn quá nhiều trong bữa ăn. 
  • Không ăn quá nó. Không ăn cố đồ ăn trên bàn. Mẹ có thể mang đồ ăn thừa về cho bữa sau. 

Vận động tuần thứ 24: 

- Nếu mẹ bầu chưa tập Kegel, đây là thời điểm thích hợp để bắt đầu. Bài tập này giúp săn chắc các cơ vùng chậu và xung quanh âm đạo, cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang, ngăn việc rò rỉ nước tiểu trong những tháng cuối thai kỳ, ngăn ngừa bệnh trĩ, giúp việc chuyển dạ và sinh nở dễ dàng hơn. 

- Mẹ cần siết chặt các cơ xung quanh niệu đạo và âm đạo trong 3 - 5 giây, sau đó thư giãn và lặp lại khoảng 10 - 20 lần. Mẹ cũng có thể gặp các huấn luyện viên chuyên cho bà bầu để được hướng dẫn thực hiện động tác này. 


Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1