Cân nặng theo từng tuần tuổi là một trong những tiêu chí để đánh giá sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Cân nặng thai nhi 3 tháng cuối thường tăng mạnh hơn để chuẩn bị cho quá trình chào đời.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thành - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối (giai đoạn từ tuần 26 cho đến tuần 40 của thai kỳ) thường tăng nhanh
Cân nặng và chiều dài thai nhi sẽ được đo theo từng giai đoạn phát triển như sau:
Dưới đây là bảng cân nặng và chiều dài thai nhi 3 tháng cuối theo tuần thai tham khảo (cập nhật năm 2019 - Tổ chức Y tế thế giới WHO):
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 24 |
30 cm |
600 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 25 |
34.6 cm |
660 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 26 |
35.6 cm |
760 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 27 |
36.6 cm |
875 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 28 |
37.6 cm |
1005 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 29 |
38.6 cm |
1153 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 30 |
39.9 cm |
1319 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 31 |
41.1 cm |
1502 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 32 |
42.4 cm |
1702 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 33 |
43.7 cm |
1918 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 34 |
45 cm |
2146 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 35 |
46.2 cm |
2383 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần 36 |
47.4 cm |
2622 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 37 |
48.6 cm |
2859 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 38 |
49.8 cm |
3083 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 39 |
50.7 cm |
3288 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 40 |
51.2 cm |
3462 g |
Thai nhi thừa cân và quá to có thể khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn và gây tổn thương đường sinh dục của mẹ, thậm chí có thể gây vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ.
Trẻ sinh ra bị thừa cân sẽ đối diện với nguy cơ hạ đường huyết (do nồng độ insulin của mẹ cao, sau khi sinh bị hạ xuống, trong khi hệ thống nội tiết của trẻ sơ sinh không kịp điều chỉnh). Điều này dẫn đến một loạt hiện tượng như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt... ở trẻ.
Nếu thai nhi bị nhẹ cân kéo dài, trẻ trong quá trình lọt lòng thường có nguy cơ bị ngạt thở cao. Thêm vào đó, do sức đề kháng kém nên bé rất dễ bị mắc các chứng bệnh khác như: Viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết...
Một số nhà khoa học còn cho rằng, trẻ nhẹ cân còn có nguy cơ giảm trí tuệ về sau, chỉ số IQ và chỉ số phối hợp – vận động đều thấp hơn so với những trẻ đủ cân.
Bảng chiều dài và cân nặng của thai nhi ba tháng cuối có giá trị để tham khảo. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khiến cân nặng của bé sẽ khác nhau đôi chút. Do vậy, nếu cân nặng của thai nhi có cao hoặc thấp so với tiêu chuẩn chung, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa chứ không nên vội vàng kết luận.
Thai phụ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình, để cân nặng tăng khoảng 10 - 12 kg trong suốt quá trình mang thai là tốt nhất.
Trong thời gian mang thai, dinh dưỡng cho mẹ bầu rất quan trọng. Nếu mẹ bầu tăng quá ít, đồng nghĩa với việc sẽ không đủ dinh dưỡng để cung cấp cho thai nhi phát triển, bé có nguy cơ sinh non. Ngược lại, các mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao, khả năng sinh mổ cao hơn vì thai quá to.
3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ về cân nặng, tuy nhiên chính vấn đề cân nặng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Bé nhẹ cân hay quá cân đều gây ra một loạt các biến chứng như: suy hô hấp, suy tim, đa hồng cầu, viêm phổi, hạ đường huyết... Vì vậy, mẹ nên khám thai thường xuyên trong giai đoạn này để theo dõi cân năng của thai nhi, từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong chế độ dinh dưỡng.
Nguồn: vinmec.com
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app