Luyện EASY cho bé 7 tháng tuổi sẽ trở nên dễ dàng hơn với những hướng dẫn dưới đây từ Mamibabi. Bên cạnh việc phát triển các kỹ năng vận động và nhận thức, đây là lúc bé bắt đầu bước vào 2 giai đoạn đặc biệt, đó là khủng hoảng ngủ và khủng hoảng sợ xa cách.
Về cân nặng, bé gái 7 tháng tuổi có cân nặng trung bình là 7,6kg và bé trai 7 tháng tuổi có cân nặng trung bình 8,3kg.
Về kỹ năng vận động: Bé đã có thể cầm nắm chắc chắn những đồ vật có hình dạng thanh dài (như ngón tay của người lớn). Bé cũng có thể dễ dàng đưa đồ ăn vào miệng. Đây chính là nền tảng để mẹ tập cho bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy BLW.
Bé có thể dễ dàng lật người và nằm ngửa, một số bé đã có thể dùng chân đẩy thân nhích lên phía trước. Bé đang chuẩn bị cho giai đoạn tập trườn và bò ở những ngày tiếp theo.
Nhiều mẹ hẳn đã từng nghe tới câu hỏi “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Tuy vậy, nêu thấy bé 7 tháng chưa biết bò mẹ cũng đừng lo lắng nhé. Mỗi bé sẽ phát triển với một tốc độ khác nhau. Mẹ có thể xem video tập bò cho bé tại đây.
Về nhận thức và cảm xúc: Bé tỏ ra thích thú với những món đồ chơi nhiều màu sắc và phát ra âm thanh vui tai. Khi một món đồ chơi được giấu đi, bé có thể ngó nghiêng như muốn tìm kiếm.
Bé có thể nhận ra người quen thông qua giọng nói. Bé cũng biết thu hút sự chú ý của người khác bằng cách nói to, thậm chí hét lên, hoặc dùng đồ chơi để tạo ra tiếng động nhằm khiến người khác nhìn về phía mình.
Bé đã biết bắt chước các âm đơn giản của người lớn. Một số bé đã nói được “măm măm” khi tới bữa ăn.
Đặc biệt, bé 7 tháng bắt đầu bước vào một giai đoạn mới mang tên “khủng hoảng sợ xa cách”. Bé tỏ ra sợ hãi, e dè trước người lạ. Nhiều bé “bám mẹ” hơn rất nhiều do ý thức của bé ở giai đoạn này chưa hiểu được việc mẹ đi rồi mẹ sẽ trở lại. Vì vậy khi thấy mẹ đi khỏi tầm mắt, có khi chỉ là đi sang phòng bên cạnh, bé thấy rằng mẹ đã “biến mất” và lo lắng, đòi mẹ.
Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, sữa vẫn là dinh dưỡng chính của bé. Bên cạnh đó, bé cần được ăn dặm 1 – 2 bữa mỗi ngày. Mẹ lưu ý: Nên cho bé uống sữa trước và ăn dặm sau trong mỗi cữ. Mẹ có thể cho bé ăn dặm vào buổi sáng, trưa, tối tùy theo lịch sinh hoạt của gia đình và đảm bảo sự thuận tiện cho mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên cho bé ăn dặm vào cùng một thời gian cố định ở tất cả các ngày để tạo thành thói quen ăn dặm tốt cho bé.
Tùy theo sở thích của bé và điều kiện gia đình mà mẹ có thể cho bé ăn dặm truyền thống, kiểu Nhật hoặc ăn tự chỉ huy BLW. Mẹ cũng có thể cho bé ăn kết hợp nhiều phương pháp ăn dặm.
Dưới đây là lượng bé cần ăn theo từng phương pháp. Mẹ lưu ý lượng ăn này chỉ mang tính chất tham khảo, mẹ cần cho bé ăn theo nhu cầu của bé:
Lượng ăn theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW
Lượng ăn theo phương pháp ăn dặm truyền thống
Lượng ăn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Ở giai đoạn 7 tháng, bé đã chơi được nhiều trò tương tác cùng bố mẹ hơn. Mẹ nên chú trọng giúp bé phát triển ở cả 3 khía cạnh vận động, trí tuệ và cảm xúc. Dưới đây là một số hoạt động bố mẹ có thể cùng bé chơi ở tháng tuổi này:
Các bài vận động cho bé 7 tháng tuổi
Cách trò chuyện giúp bé 7 tháng phát triển ngôn ngữ
Giáo dục não phải giúp bé 7 tháng thông minh và nhạy bén
Giấc ngủ có vai trò quan trọng hệt như bữa ăn. Dưới đây là những thông tin cơ bản về giấc ngủ của bé 7 tháng tuổi.
Bé yêu của bạn sẽ trải qua một giai đoạn được gọi là khủng hoảng ngủ 7 - 9 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, khủng hoảng ngủ có thể đến trễ và kéo dài tới tận tháng thứ 10, 11. Đó là giai đoạn giấc ngủ của bé trở nên khó khăn hơn, bé khó vào giấc, chuyển giấc kém, thường ngủ những giấc ngắn, dậy chơi trong khi ngủ... Khủng hoảng ngủ thường kéo dài một vài tuần tùy từng bé. Đây là lúc mẹ vừa cần áp dụng kỷ luật ngủ, vừa cần mềm mỏng và hỗ trợ để bé có những giấc ngủ tốt hơn.
Giống như bé 6 tháng tuổi, bé 7 tháng có thể thức tối đa được 4 giờ. Điều đó có nghĩa sau 4 giờ bé thức bạn cần cho bé đi ngủ để đảm bảo bé không bị quá buồn ngủ dẫn tới mệt mỏi và gắt gỏng. Ngoài ra, khi bạn thấy bé có dấu hiệu như buồn ngủ, lờ đờ, ngáp... thì cần cho bé vào phòng và thực hiện trình tự ngủ luôn.
Mỗi ngày bé 7 tháng cần ngủ 15 tiếng, bao gồm 11-12 tiếng ban đêm và 3 tiếng ban ngày. Trên thực tế, có những bé ngủ ít hơn mức này. Nếu mẹ thấy bé chỉ ngủ khoảng 14 tiếng nhưng vẫn vui vẻ, phát triển tốt thì không phải lo lắng. Nếu bé chỉ ngủ 13 tiếng trở xuống, tốt nhất mẹ nên giúp bé thay đổi nếp sinh hoạt để có thể ngủ được nhiều hơn.
Bé 7 tháng tuổi nên ngủ 2 giấc ngày, tổng thời gian của 2 giấc này khoảng 3 tiếng. Thời lượng của 2 giấc không đều nhau mà có thể là một giấc dài hơn và một giấc ngắn hơn. Tuy nhiên nếu bé chỉ ngủ ngắn (catnap) 30 phút rồi dậy, mẹ nên hỗ trợ để bé ngủ lại ít nhất là 1 tiếng.
Dưới đây là các lịch EASY mẫu phổ biến nhất mẹ có thể tham khảo cho bé 7 tháng tuổi:
Các con số trên thể hiện thời gian thức của bé giữa 2 cữ liền nhau: EASY 2-3-4 nghĩa là bé thức 2 tiếng rồi thức 3 tiếng rồi thức 4 tiếng.
Để biết bé nên theo lịch EASY nào, mẹ cần căn cứ vào thời gian thức tối đa của bé cũng như thói quen thức hiện tại. Trong nhiều trường hợp, bé có thể áp dụng EASY kết hợp, có nghĩa hôm nay theo EASY 2-3-3,5 nhưng ngày mai lại là EASY 2,5-3-3,5. Việc chênh lệch EASY với thời lượng 30 phút như vậy là việc hoàn toàn có thể chấp nhận và mẹ cần linh động theo thực tế, không nên quá cứng nhắc.
Dưới đây là lịch sinh hoạt chi tiết cho từng nếp EASY:
Đây là lịch dành cho các bé thức được tối đa 3,5 giờ ở cữ cuối ngày.
Vòng lặp 1:
Vòng lặp 2:
Ngủ đêm
Vòng lặp 1:
Vòng lặp 2:
Ngủ đêm
Đây là lịch EASY cho những bé 7 tháng đã thức được nhiều hơn. Ở cữ cuối ngày, bé đã thức được 4 tiếng thay vì 3,5 tiếng như 2 lịch trên.
Vòng lặp 1:
Vòng lặp 2:
Ngủ đêm
Trên đây là lịch EASY mẫu cho bé 7 tháng tuổi. Mọi thắc mắc cần được hỗ trợ mẹ vui lòng để lại câu hỏi tại mục Tư vấn EASY.
---
Mamibabi là app EASY & Luyện ngủ toàn diện hàng đầu, cung cấp mọi thứ mẹ cần để luyện EASY cho bé một cách bài bản, khoa học và tiết kiệm thời gian nhất. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app