Ăn dặm tự chỉ huy, tên tiếng anh là BLW - Baby led weaning là phương pháp ăn dặm cho bé tự quyết định cách ăn, món ăn và thứ tự ăn. Bé không ăn các món xay nhuyễn mà ăn thô ngay từ đầu. Phương pháp này đặc biệt chú trọng việc phát triển các kỹ năng: ăn bốc, bốc nhón, dùng thĩa dĩa, dùng ống hút...
Khi bé được 6 tháng.
Khi bắt đầu, bé KHÔNG ăn các món xay nhuyễn như ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật, mà ăn các món dạng thô như cơm nắm, bánh pancake, bánh mỳ nướng, cá chiên, rau củ, trái cây...
Bé ăn nhiều món trong 1 bữa giống như bữa ăn của người lớn.
Mẹ chế biến đồ ăn cho bé với đa dạng cách thức như khi nấu ăn cho người lớn: hấp, luộc, chiên... nhưng cần đặc biệt lưu ý tới các nguyên tắc an toàn
Với bé bắt đầu ăn, mẹ có thể cho bé ăn các loại rau củ tươi ngon được hấp hoặc luộc mềm hơn so với đồ ăn của người lớn, nhưng không quá mềm, tránh bé bóp nát khi cầm. Đồ ăn nên được cắt thành dạng thanh để bé dễ cầm nắm.
Dưới đây là lượng ăn khuyến nghị cho bé được đưa ra bởi babycenter.com, một trong những website hàng đầu trên thế giới về chăm sóc sức khỏe trẻ em. Tuy vậy, đây chỉ là những con số mang tính tham khảo, mẹ đừng quá lo lắng nếu bé ăn ít hơn hoặc nhiều hơn những con số này.
Lượng ăn của mỗi em bé sẽ được quyết định bởi nhiều yếu tố như thể trạng, cân nặng, sở thích... Điều quan trọng nhất khi cho bé ăn dặm là tôn trọng nhu cầu ăn uống cá nhân của bé, không ép bé ăn quá nhiều hoặc ăn theo chế độ giống như những em bé khác.
Lượng ăn của bé được đo bằng 2 dụng cụ:
Lượng ăn khuyến nghị trong 1 ngày cho bé 6 - 8 tháng:
Lượng ăn khuyến nghị trong 1 ngày cho bé 8 - 12 tháng:
Lượng ăn khuyến nghị trong 1 ngày cho bé 1 - 2 tuổi
- Bé được chủ động khám phá mùi vị, màu sắc, trạng thái của từng món ăn, con thường ăn uống trong vui vẻ.
- Bé có phản xạ nhai và nuốt tốt, biết cách điều tiết lượng thức ăn phù hợp khi cho vào mồm, biết cách nhai đến khi thức ăn đủ mềm và vụn mới nuốt.
- Bé có thể cầm thìa tự xúc sớm.
- Khả năng vận động tinh tốt, bàn tay của bé trở nên khéo léo hơn mỗi ngày.
- Bé có thể ngồi ăn chung với cả gia đình, tạo không khí vui vẻ và tiết kiệm thời gian cho bố mẹ.
- Mẹ có thể chế biến đồ ăn cho bé cùng với đồ ăn của người lớn trong gia đình, giúp tiết kiệm thời gian.
- Bé luôn ngồi trong ghế ăn dặm, không ăn rong hay chơi đồ chơi, tạo thói quen ăn uống tốt.
- Không đặt nặng lượng thức ăn bé ăn được nên một số bé có thể ăn rất ít, tăng cân chậm thời gian đầu.
- Khi mới ăn, bé có thể vứt ném, bóp nát thức ăn… gây lãng phí và khiến bố mẹ dọn dẹp vất vả.
- Khi mới ăn, bé dễ hóc và ọe, đòi hỏi mẹ phải thật bình tĩnh và có kỹ năng sơ cứu tốt.
- Ông bà thường không ủng hộ phương pháp ăn này, dễ xảy ra mâu thuẫn trong gia đình.
Để tận dụng các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của 3 phương pháp ăn dặm, bố mẹ có thể linh động cho bé kết hợp 2 hoặc cả 3 phương pháp trong chế độ ăn hàng ngày.