Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm quen thuộc đã có từ lâu đời tại Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là các nguyên liệu tinh bột, rau củ, thịt cá sẽ được nấu chung với nhau trong cùng 1 món bột.
Khi bé được 6 tháng.
Khi bắt đầu, bé ăn các món bột hoặc cháo xay nhuyễn, sau đó tăng dần độ đặc và độ thô trong những tháng sau.
Bé thường chỉ ăn 1 món trong 1 bữa.
- Đây là phương pháp ăn dặm có cách chế biến đơn giản nhất.
- Bột/cháo của bé khi mới bắt đầu ăn thường được chế biến đơn giản với 3 bước cơ bản: nấu chín, xay nhuyễn, lọc mịn.
- Trong các tháng sau, mẹ có thể bỏ qua bước lọc mịn để bé ăn thô hơn.
Với bé bắt đầu ăn, mẹ có thể nấu cho bé bột loãng 5%, có nghĩa 5g bột/100ml nước, kết hợp cùng các loại rau củ tươi ngon.
Dưới đây là lượng ăn khuyến nghị cho bé được đưa ra bởi Bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia). Tuy vậy, đây chỉ là những con số mang tính tham khảo, mẹ đừng quá lo lắng nếu bé ăn ít hơn hoặc nhiều hơn những con số này.
Lượng ăn của mỗi em bé sẽ được quyết định bởi nhiều yếu tố như thể trạng, cân nặng, sở thích... Điều quan trọng nhất khi cho bé ăn dặm là tôn trọng nhu cầu ăn uống cá nhân của bé, không ép bé ăn quá nhiều hoặc ăn theo chế độ giống như những em bé khác.
Lượng ăn khuyến nghị trong 1 ngày cho bé 6 - 7 tháng:
Lượng ăn khuyến nghị trong 1 ngày cho bé 8 - 9 tháng:
Lượng ăn khuyến nghị trong 1 ngày cho bé 10 - 12 tháng:
Lượng ăn khuyến nghị trong 1 ngày cho bé 1 - 2 tuổi:
Lưu ý: Mẹ có thể cho bé ăn dặm kết hợp 2 hoặc 3 phương pháp. Ví dụ: hôm nay ăn dặm truyền thống, ngày mai ăn dặm tự chỉ huy; hoặc bữa này ăn dặm kiểu Nhật, bữa sau ăn dặm tự chỉ huy... "
- Chế biến đơn giản, không mất nhiều thời gian, phù hợp với các mẹ bận rộn.
- Việc chuyển từ nuốt sữa sang nuốt bột loãng khá dễ dàng, vì vậy đa số bé ăn được nhiều khi mới bắt đầu.
- Bé cũng có thể tăng cân tốt khi mới ăn.
- Được sự ủng hộ của gia đình, không xung đột.
- Khi mẹ đi vắng, ông bà có thể giúp mẹ cho bé ăn theo phương pháp này.
- Mỗi món ăn thường gồm nhiều nguyên liệu trộn lẫn nên bé không biết được mùi vị từng thực phẩm, bố mẹ cũng khó lòng phát hiện ra nguyên liệu khiến bé bị dị ứng.
- Ăn xay nhuyễn hoàn toàn trong thời gian dài làm khả năng nhai, nuốt và xử lý thức ăn thô của bé kém hơn.
- Bé không được ăn nhiều món trong một bữa, không được chủ động lựa chọn món ăn, lâu dần có thể dẫn đến chán ăn, biếng ăn tâm lý.
- Một số gia đình cho bé ăn theo phương pháp truyền thống thường cho bé ăn rong, xem TV, chơi đồ chơi… làm bé giảm cảm giác ngon miệng và tạo thói quen ăn uống không tốt.
- Một số gia đình cho bé ăn cơm nhá, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng tới mùi vị món ăn.
Để tận dụng các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của 3 phương pháp ăn dặm, bố mẹ có thể linh động cho bé kết hợp 2 hoặc cả 3 phương pháp trong chế độ ăn hàng ngày.