EASY#4: 8 kỹ thuật giúp bé ngủ tiếp sau giấc ngủ ngắn – catnap

4.8/5 (339 đánh giá)

Ngủ ngắn – catnap là hiện tượng xảy ra ở nhiều bé. Đó là khi bé thức dậy sau những giấc ngủ chỉ 20–60 phút và không thể tự “ru mình” ngủ tiếp. Dưới đây là 8 kỹ thuật hạn chế catnap, giúp bé có thể ngủ tiếp sau một giấc ngủ ngắn.

EASY#4: 8 kỹ thuật giúp bé ngủ tiếp sau giấc ngủ ngắn – catnap

Ngủ ngắn – catnap ảnh hưởng đến bé và mẹ như thế nào?

Catnap trong tiếng Anh có nghĩa là giấc ngủ ngắn hay “chợp mắt một lát”. Trong luyện EASY cũng vậy, catnap có nghĩa là những giấc ngủ ngắn của bé, có thể kéo dài 20, 30 hoặc 45, 50… phút. Catnap đôi khi được hiểu theo nghĩa “ngủ vặt”, nghĩa là những giấc ngủ ngắn lặt vặt, diễn ra nhiều lần trong ngày.

Catnap nếu diễn ra quá thường xuyên có thể làm đảo lộn nhịp sinh hoạt, ảnh hưởng tới nếp ăn – ngủ và không tốt cho sự phát triển của bé. Catnap cũng khiến các mẹ bối rối không biết nên dỗ cho bé ngủ tiếp hay cho bé dậy và ăn, các cữ sau sẽ diễn ra như thế nào. Catnap cũng làm mẹ mệt mỏi vì bé ngủ ngắn khiến mẹ không có thời gian nghỉ ngơi cho riêng mình.

Vì sao bé bị ngủ ngắn – catnap?

Giấc ngủ là một bộ môn khoa học. Có rất nhiều điều để nói về giấc ngủ. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu một cách đơn giản là mỗi giấc ngủ của chúng ta sẽ gồm nhiều giai đoạn “Ngủ sâu – Ngủ nông – Ngủ sâu – Ngủ nông…”. Cứ như vậy, ngủ sâu và ngủ nông nối tiếp nhau. Ngủ nông chính là khi chúng ta cựa quậy, trở mình và dễ thức dậy nhất.

Với người lớn, sau khi qua một giai đoạn ngủ nông, chúng ta có thể tự mình bước vào một giai đoạn ngủ sâu nối tiếp và ngủ những giấc dài. Nhưng với trẻ em, đặc biệt là bé sơ sinh, bé chưa có khả năng tự “ru mình” vào chu kỳ ngủ tiếp theo. Vì vậy, bé dễ ọ ẹ, cựa quậy, khóc lóc và tỉnh giấc sau khi mới ngủ được một giấc ngắn.

Luyện tự ngủ để hạn chế catnap

Một em bé nếu đã được luyện ngủ và có khả năng tự ngủ tốt, không cần bế vỗ, không cần đung đưa sẽ ít bị ngủ ngắn – catnap hơn, và nếu xảy ra, bé cũng dễ ngủ lại hơn với sự hỗ trợ từ mẹ.

Vì vậy, dù có hay không luyện EASY cho bé, mẹ vẫn nên luyện tự ngủ để bé có thể ngủ những giấc ngủ thật sự chất lượng, hạn chế catnap. Đặc biệt nếu ban ngày bé ngủ đủ, không bị catnap thì giấc đêm của bé cũng sẽ hiệu quả hơn.

Hiện có 5 phương pháp luyện ngủ theo EASY phổ biến tại Việt Nam là 4S, 5S, Bế lên đặt xuống, Không nước mắt và Để bé khóc (có kiểm soát và không kiểm soát).

Mẹ có thể xem 5 phương pháp tại đây.

Khi nào mẹ cần dỗ bé ngủ tiếp  

Một giấc ngủ ngày lý tưởng nhất với bé là 1,5–2 tiếng cho mỗi giấc (trừ giấc ngủ đệm cuối ngày chỉ 30-45 phút). Nếu bé đã ngủ được 1 giờ 15 phút, mẹ có thể cho bé dậy. Nhưng nếu bé ngủ dưới 1 giờ, mẹ nên dỗ để bé ngủ trở lại. Việc này không chỉ giúp bé được ngủ thêm ở chính giấc đó, mà còn giúp bé quen dần với việc tự ngủ và tạo đà để các giấc ngủ sau hiệu quả hơn.

Cách dỗ bé ngủ tiếp khi bé ngủ ngắn – catnap

Dưới đây là 8 kỹ thuật dỗ bé ngủ tiếp khi bé mới ngủ giấc ngắn – catnap. Mẹ hãy áp dụng các cách từ đơn giản đến phức tạp. Tuy nhiên, mẹ lưu ý rằng:

- Đây chỉ là các kỹ thuật mang tính chất tạm thời. Để bé ngủ ngon và hạn chế hẳn tình trạng catnap, mẹ nên luyện tự ngủ và cho bé theo nếp sinh hoạt EASY

- Bằng sự nhạy bén của mình, mẹ có thể linh động kết hợp nhiều kỹ thuật nhằm giúp bé ngủ trở lại khi bị catnap

Trước khi đọc 8 kỹ thuật dưới đây, mẹ nên đọc bài viết “14 yếu tố giúp bé ngủ ngon, hạn chế ngủ ngắn – catnap

Ti giả

Ti giả là dụng cụ được khuyên dùng trong EASY – luyện ngủ. Tuy nhiên, ti giả cũng là dụng cụ gây tranh cãi nhiều nhất. Nhiều mẹ nói không với ti giả vì sợ bé “nghiện”, hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển răng của bé.

Tuy nhiên trên thực tế, nếu sử dụng ti giả một cách chừng mực và phù hợp, mẹ có thể giúp bé có những giấc ngủ ngon mà không hề “nghiện” và không ảnh hưởng tới răng.

Khi bé bị ngủ ngắn – catnap, sau khi áp dụng nút chờ (chờ 5-10 phút tùy tháng tuổi của bé) nếu bé vẫn khóc, mẹ hãy tới bên bé và cho bé ti giả để trấn an bé. Bé sẽ tự mút ti và ngủ lại sau vài phút. Khi bé ngủ say và ti rơi ra, mẹ KHÔNG đưa ti lại cho bé mà hãy để bé tự ngủ tiếp. Ti giả có thể coi là cách khắc phục catnap dễ dàng nhất đối với nhiều mẹ. Có nhiều bé chỉ cần ti giả là có thể ngủ tiếp.

Mẹ có thể xem thêm cách luyện ti giả cho bé tại đây.

Vỗ bé

Khi bé khóc, mẹ đến bên, nghiêng người bé, vỗ nhẹ lưng đến khi bé ngủ trở lại, không cần ti giả, không cần bế bé. Khi bé dần ngủ, mẹ vỗ nhẹ và chậm dần rồi dừng hẳn và để bé tự ngủ.

Ti giả + vỗ bé

Một số bé “khó tính” hơn sẽ không ngủ tiếp nếu như chỉ có ti giả hoặc chỉ vỗ bé, bé thậm chí sẽ nhả ti để khóc. Mẹ hãy để bé nằm nghiêng trong cũi, vừa cho bé ti giả, vừa vỗ nhẹ vào lưng bé tới khi bé dịu lại và có thể ngủ tiếp.

Đặt tay lên người bé

Khi bé khóc, mẹ hãy bế bé lên, tới khi bé dịu lại mẹ đặt bé xuống cũi. Nếu bé khóc tiếp, mẹ hãy đặt tay trên người bé, để yên, không cần vỗ bé, và đợi tới khi bé ngủ trở lại.

Nếu những lần sau bé lại khóc, mẹ lại áp dụng bế lên, đặt xuống và đặt tay lên người bé như vậy.

Ti giả + bế yên + thổi shhù (có thể không cần ti giả)

Nếu mẹ đã cho bé ti giả và vỗ về khi bé nằm trong cũi nhưng bé vẫn khóc, mẹ hãy bế bé lên. Lúc này mẹ có thể bế bé trong khoảng 5 phút nhưng ngồi xuống hoặc đứng yên, không đi lại, không đung đưa, không bế rong. Mẹ cho bé ti giả đồng thời bế yên và thổi shhù shhù bên tai bé (như một dạng tiếng ồn trắng) tới khi bé dịu lại và bắt đầu ngủ lại (nhưng chưa ngủ say hẳn), mẹ đặt bé vào cũi để bé tự ngủ.

Nếu bé khóc trở lại mẹ cho bé nằm nghiêng trong cũi và vỗ lưng bé nhẹ nhàng, thổi shhù shhù. Khi thấy bé ngủ, mẹ vỗ chậm lại rồi dừng hẳn, cho bé nằm thẳng.

Ti giả + bế đưa + thổi shhù (có thể không cần ti giả)

Khi bé khóc, mẹ bế bé lên, thổi shhù shhù vào tai bé, đồng thời đung đưa qua lại hai bên. Bé càng khóc to mẹ càng đung đưa nhanh hơn nhưng khoảng cách qua lại giữa hai bên thật ngắn. Khi bé bình tĩnh hơn và buồn ngủ, mẹ đung đưa chậm dần và đặt bé nằm ngửa trở lại cũi để bé ngủ.

Ôm bé trong cũi + thổi shhù

Khi bé khóc, mẹ bế bé lên, đung đưa nhẹ nhàng, đợi bé dịu lại rồi đặt bé xuống cũi nhưng tay vẫn ôm bé, thổi shhù shhù bên tai bé. Khi thấy bé dần ngủ, mẹ từ từ rút tay khỏi người bé.

Nếu bé lại khóc, mẹ không bế bé lên mà hãy vòng tay ôm bé ngay trong cũi, vỗ bé và thổi shhù shhù để bé được trấn tĩnh và ngủ lại.

Wake to sleep – đánh thức để ngủ

Đây là cách chữa ngủ ngắn – catnap khó nhất và cũng… mơ hồ nhất, thậm chí có thể gây phản tác dụng và khiến bé… thức dậy luôn. Tuy nhiên, nếu mẹ có thể kiên trì và làm được, cách này sẽ giúp di chuyển chu kỳ ngủ của bé để bé ngủ được giấc dài hơn, không còn catnap trong những ngày tiếp theo. 

Mỗi giấc ngủ của bé sẽ gồm các giai đoạn ngủ sâu và ngủ nông nối tiếp nhau. Khi thấy con ngủ được khoảng 20–30 phút, tức là bắt đầu chuyển giao từ ngủ sâu sang ngủ nông, mẹ có thể đánh thức con một cách nhẹ nhàng bằng cách vuốt má hoặc vỗ nhẹ để con trở mình một chút rồi thả lỏng và ngủ tiếp sang giai đoạn tiếp theo.

Điểm khó của cách này là mẹ cần “bắt” được đúng khoảng khắc con “lơ mơ” chuyển giao giữa các giai đoạn ngủ của mình. Nếu mẹ bỏ lỡ hoặc đánh thức quá sớm, bé có thể khóc và tỉnh dậy, khi đó mẹ sẽ cần giúp bé ngủ lại bằng các phương pháp như đã nói ở trên.

ĐÁNH GIÁ
4.8 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Luyện EASY
BÀI MỚI ĐĂNG