Luyện EASY con khóc: 3 nguyên nhân lớn và cách giải quyết

5/5 (359 đánh giá)

Luyện EASY con khóc là một trong những “nỗi sợ hãi” lớn nhất của các mẹ khi quyết định áp dụng phương pháp này. Trên thực tế, các bé khóc đều có nguyên nhân và “thông điệp”. Trong bài viết này, Mamibabi sẽ chia sẻ với mẹ những nguyên nhân khiến luyện EASY con khóc và cách giải quyết. Ngoài ra chúng tôi cũng sẽ chia sẻ những quan điểm về việc có nên để con khóc hay không và để con khóc bao lâu? 

Luyện EASY con khóc: 3 nguyên nhân lớn và cách giải quyết

Trước khi bạn đọc bài viết này, Mamibabi khuyến khích bạn hãy xem video “Bé hết khóc nếu mẹ áp dụng các cách sau. 5 lời khuyên từ bác sĩ Nhi khoa” để trấn an em bé của bạn một cách tốt nhất. Những cách trong video này có thể áp dụng với cả những em bé không luyện EASY. 

Nếu bạn đang gặp phải trình trạng luyện EASY con khóc và cần được trợ giúp, hãy để lại câu hỏi tại mục Tư vấn EASY - Luyện ngủ

Luyện EASY là gì? 

Luyện EASY là phương pháp kết hợp giữa 2 yếu tố chính:

  • Luyện tự ngủ: Giúp bé tự ngủ độc lập, không ngủ phụ thuộc vào các yếu tố như bế rong, đung đưa, ti sữa…  
  • Xây dựng nếp sinh hoạt phù hợp với tháng tuổi: Càng ít tháng tuổi, bé sẽ càng ngủ nhiều và thức ít. Việc luyện EASY giúp mẹ tìm được nếp ăn ngủ phù hợp nhất với con, giúp con phát triển tốt về cả thể chất lẫn tinh thần, hạn chế việc “khóc không hiểu vì sao”. Mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sau sinh và sắp xếp các công việc của mình. 

Nếp sinh hoạt EASY được viết tắt bởi 4 chữ:

  • E: Eat (Ăn)
  • A: Activity (Hoạt động)
  • S: Sleep (Ngủ)
  • Y: Your time (Thời gian của mẹ)

Trong đó thời gian của mẹ chính là thời gian bé ngủ, tức là Y trùng với S. 

Nói một cách ngắn gọn, luyện EASY là luyện nếp Eat - Activity - Sleep, tức là luyện Ăn - Chơi - Ngủ cho con. 

Để hiểu rõ hơn về nếp sinh hoạt EASY, bạn có thể đọc bài viết “EASY là gì? Cách luyện EASY cho người mới bắt đầu”. 

Ngoài ra, để biết bé của mình nên theo nếp EASY nào, bạn có thể đọc bài “Lịch sinh hoạt EASY theo độ tuổi đầy đủ nhất cho bé 0 - 48 tháng” 

3 nguyên nhân cơ bản khiến luyện EASY con khóc

Như đã nói ở trên, luyện EASY là luyện nếp ăn - chơi - ngủ cho bé. Vì vậy, các yếu tố khiến bé khóc cũng sẽ xoay quanh 3 yếu tố này. 

  • Ăn: Bé khóc vì đói, no, đầy hơi… 
  • Chơi: Bé khóc vì buồn chán, mệt mỏi… 
  • Ngủ: Bé khóc vì thiếu ngủ, gắt ngủ, không thể nối giấc, chuyển giấc… 

Các nguyên nhân khác khiến luyện EASY con khóc

Thời điểm bé được luyện EASY có thể trùng khớp với các mốc phát triển hoặc ốm bệnh, vì vậy bé có thể khóc vì nhiều nguyên nhân khác như:

  • Colic - Khóc dạ đề: Xảy ra trong 3 tháng đầu, bé khóc 3 tiếng/ngày, trong vòng 3 ngày/tuần, xảy ra trong 3 tuần. 
  • Bỉm bẩn
  • Cảm xúc: Sợ hãi, lo lắng, bất an, sợ người lạ, sợ xa mẹ…  
  • Thời tiết: Quá nóng hoặc quá lạnh
  • Quần áo: Chất liệu khiến bé khó chịu
  • Ốm bệnh: Sốt, cúm, dị ứng sữa, trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa… 
  • Các giai đoạn khủng hoảng: Khủng hoảng ngủ, khủng hoảng xa cách, tuần khủng hoảng… Các giai đoạn khủng hoảng này diễn ra một cách tự nhiên trong 2 năm đầu đời của bé. 

Luyện EASY con khóc: 3 nguyên nhân lớn và cách giải quyết

Phải làm gì khi luyện EASY con khóc? 

Con khóc vì bữa ăn (Eat)

Bé đói 

Một trong những nguyên nhân khiến bé thường khóc nhất là vì đói, cách giải quyết lúc này là mẹ hãy cho bé ăn. Tuy vậy, mẹ lưu ý rằng cần giãn cữ hợp lý để đảm bảo bé bú hiệu quả. Nếu bé khóc 2 lần quá sát nhau, mẹ có thể hiểu rằng bé chưa đói và có thể khóc vì những nguyên nhân khác.

Dưới đây là tần suất bú cho bé theo tháng tuổi: 

  • Bé 0 - 1 tháng bú 2,5 – 3 giờ/lần
  • Bé 2 tháng bú 3,5 giờ/lần
  • Bé 3 - 4 tháng bú 3,5 – 4 giờ/lần
  • Bé 5 tháng trở lên bú 4 giờ trở lên/lần 

Mẹ lưu ý: Các bé sơ sinh sinh non, ốm bệnh hoặc khả năng bú chưa tốt có thể bú các cữ sát nhau hơn. Càng lớn bé sẽ càng cần giãn cữ xa hơn. Mẹ có thể xem cụ thể số lần cho bé bú, khoảng cách giữa 2 lần và lượng bé cần bú tại mục Lượng sữa. 

Bé no

Đây là điều thường gặp ở các bé có mẹ ép con bú dù bé đã “ra dấu hiệu” từ chối: quay đi, gạt tay, nhả vú, đẩy bình… Mẹ nghĩ rằng để luyện EASY thành công, con cần được bú thật no để có thể ngủ tốt. Tuy nhiên, việc bú đã no và tiếp tục bị ép bú khiến nhiều bé “nổi quạu” và khóc. Lúc này, cách xử lý rất đơn giản, đó là mẹ hãy dừng cho bé bú, vỗ về, trấn an để bé hết khóc, và đừng quên vỗ ợ hơi cho bé. 

Mẹ cần lưu ý thêm rằng việc ép bé ăn trong thời gian dài có thể khiến bé mắc chứng biếng ăn tâm lý và sợ sữa ngay cả khi đói. Khi đó, việc tập cho bé bú ngoan trở lại sẽ rất khó khăn. Vì vậy, hãy cho bé bú theo nhu cầu, ghi chép lượng bú mỗi cữ và cả ngày để đảm bảo rằng bé không bị bú quá ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Bé đầy hơi

Vỗ ợ hơi là điều mẹ rất nên làm, đặc biệt trong giai đoạn bé từ 0 - 4 tháng tuổi. Vỗ ợ hơi giúp bé đẩy hơi thừa ra ngoài, hạn chế việc đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, quấy khóc. Kỹ thuật vỗ ợ hơi an toàn nhất và các câu hỏi thường gặp về vỗ ợ hơi mẹ có thể xem tại video "Cách vỗ ợ hơi an toàn nhất cho trẻ sơ sinh".

Luyện EASY con khóc: 3 nguyên nhân lớn và cách giải quyết

Con khóc vì Hoạt động (Acitivity) 

Bé buồn chán

Càng lớn, bé sẽ càng có nhu cầu vui chơi và khám phá “cả thế giới”. Bé sẽ bắt đầu với việc khám phá chính bản thân mình như mút tay, gặm chân… sau đó, bé khám phá những đồ vật gần gũi xung quanh trong chính căn nhà mình, và tiếp đó, bé khám phá những thứ ở “xa xôi” hơn… Vì vậy, ở mỗi tháng tuổi của bé, bố mẹ nên “bày” những trò chơi và vận động phù hợp nhất để giúp con phát triển tốt và hạn chế việc buồn chán. 

Bố mẹ có thể xem các hoạt động cho bé tại khóa học "Vận động cho bé 0 - 2 tuổi

Bé quá mệt

Bé khóc vì quá mệt thường xảy ra trong trường hợp bé chơi quá lâu, chơi “lẹm” vào thời gian ngủ khiến bé buồn ngủ, gắt ngủ mà vẫn chưa được đi ngủ. Ngoài ra, việc chơi đi chơi lại một trò, hoặc chơi những trò bé không thích cũng sẽ khiến bé “nổi quạu”. Lúc này, bố mẹ nên đổi sang trò chơi khác hoặc cho bé tạm dừng chơi, chuyển sang các hoạt động “tĩnh” hơn như đọc sách truyện, xem tranh ảnh. 

Ngoài ra, ở các giai đoạn phát triển vận động, khi bố mẹ cho bé tập lẫy, tập bò, tập đi… nếu thấy bé khóc và không hợp tác, bố mẹ không nên ép. Bạn hãy thử tập lại cho con sau một vài ngày. 

Con khóc vì giấc ngủ (Sleep)

Xoay quanh việc luyện EASY cho bé, giấc ngủ chính là yếu tố được quan tâm nhiều nhất bởi luyện EASY gắn liền với luyện tự ngủ. Dưới đây là cách giải quyết khi bé của bạn khóc vì nguyên nhân liên quan đến giấc ngủ

Giật mình 

Nguyên nhân này thường xuất hiện ở các bé sơ sinh 0 - 3 tháng tuổi. Để hạn chế việc bé tỉnh giấc và khóc vì giật mình, bố mẹ nên quấn bé bằng kén hoặc nhộng. Mẹ có thể tham khảo cách quấn tại video “Chiếc quấn thần thánh giúp bé ngủ ngon” 

Luyện EASY con khóc: 3 nguyên nhân lớn và cách giải quyết

Gắt ngủ

Đây là nguyên nhân xuất hiện ở gần như tất cả các em bé khi mẹ vô tình bỏ qua “dấu hiệu buồn ngủ” của bé: ngáp, dụi mắt, lờ đờ, nhìn vô định, giảm hào hứng… Qua giai đoạn buồn ngủ, bé sẽ “tiến tới” gắt ngủ bằng cách gắt gỏng, khóc lớn, giãy giụa và khiến mẹ bối rối.

Cách xử lý: Bạn hãy bế bé lên dỗ, đung đưa nhẹ nhàng để trấn an bé, có thể bật tiếng ồn trắng, cho bé dùng ti giả. Và đừng quên áp dụng trình tự ngủ ngày hoặc trình tự ngủ đêm. 

Một yếu tố rất quan trọng để bé không gắt ngủ trong những lần sau: Hãy nhớ bảng thời gian thức của bé theo tháng tuổi để không cho bé đi ngủ quá muộn: 

  • Bé 0 tháng thức 30 - 60 phút
  • Bé 1 tháng thức 60 - 90 phút
  • Bé 2 tháng thức 60 - 120 phút
  • Bé 3 tháng thức 75 - 120 phút
  • Bé 4 tháng thức 75 phút - 2,5 giờ
  • Bé 5 tháng thức 2 - 3,5 giờ
  • Bé 6 tháng thức 2 - 4 giờ
  • Bé 7 tháng thức 2 - 4 giờ
  • Bé 8 tháng thức 2,5 - 4 giờ
  • Bé 9 tháng thức 2,5 - 4,5 giờ
  • Bé 10 tháng thức 2,5 - 4,5 giờ
  • Bé 11 tháng thức 3 - 5 giờ
  • Bé 12 tháng thức 3 - 5,5 giờ
  • Bạn lưu ý không để bé thức quá con số lớn hơn trong bảng trên để tránh bé bị gắt ngủ. Để hiểu rõ hơn về thời điểm nên cho bé đi ngủ và dấu hiệu buồn ngủ, bạn có thể xem video “Trẻ sơ sinh gắt ngủ phải làm sao? Thời điểm vàng cho bé đi ngủ dựa trên Wake-window” 

Bỉm bẩn: Bạn hãy kiểm tra và thay bỉm cho bé

Bé đói: Lần bú gần nhất của bé là khi nào? Nếu bạn thấy bé đói, hãy cho bé bú. Lưu ý việc cho bé bú giữa giấc ngủ chỉ áp dụng với giấc đêm. Với giấc ngày, bé sẽ ngủ liền một mạch và thức dậy để bắt đầu một cữ mới, không bú giữa giấc ngủ. 

Bé không thể tự ngủ nối sang chu kỳ tiếp theo: Bạn hãy hỗ trợ bé ngủ lại bằng các công cụ luyện ngủ như ti giả, tiếng ồn trắng, vỗ bé, đung đưa… Bạn có thể xem chi tiết 8 kỹ thuật dỗ bé ngủ lại.

Catnap - Ngủ ngắn: Có nhiều nguyên nhân khiến bé catnap như lẫn lộn ngày đêm, thức quá ngắn hoặc quá dài, lịch EASY chưa phù hợp… Bạn có thể xem cách giải quyết tại video “Cách chữa catnap cho bé chuyển giấc mượt mà. Bé ngủ giấc ngắn mẹ phải làm sao” 

Phòng ngủ chưa lý tưởng: Phòng ngủ quá nóng, quá lạnh, ồn ào… đều khiến bé tỉnh giấc. Bạn hãy giúp bé tạo một phòng ngủ lý tưởng với “14 yếu tố giúp bé ngủ ngon” 

Bé chưa có trình tự ngủ: Trình tự ngủ là một chuỗi hoạt động nhằm “thông báo” cho bé biết đã đến giờ đi ngủ và giúp bé chuyển từ trạng thái động sang tĩnh. Bạn nên áp dụng cho bé trình tự ngủ ngàytrình tự ngủ đêm để bé hạn chế khóc trong giấc ngủ. 

Luyện EASY con khóc: 3 nguyên nhân lớn và cách giải quyết

Con khóc vì các nguyên nhân khác 

  • Quần áo: Chất liệu khiến bé khó chịu => Hãy luôn chọn đồ ngủ cho bé với chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Nếu bạn sờ lưng, gáy bé thấy đổ mồ hôi, má bé đỏ lên, hãy tháo bớt quấn bên ngoài hoặc giảm nhiệt độ điều hòa. 
  • Ốm bệnh: Sốt, cúm, dị ứng sữa, trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa… => Hãy cho bé đi khám khi bạn nghi ngờ bé có bệnh lý. 
  • Các giai đoạn khủng hoảng: Khủng hoảng ngủ, khủng hoảng xa cách, tuần khủng hoảng… Các giai đoạn khủng hoảng này diễn ra một cách tự nhiên trong 2 năm đầu đời của bé => Các giai đoạn khủng hoảng sẽ tự qua đi. Việc bạn cần làm là bình tĩnh và nhẫn nại đồng hành cùng bé, dành nhiều thời gian nói lời yêu thương, ôm ấp, vỗ về bé trong thời gian này. Nếp sinh hoạt EASY cũng có thể trở nên “lộn xộn” trong các giai đoạn khủng hoảng 
  • Cảm xúc: Sợ hãi, lo lắng, bất an, sợ người lạ, sợ xa mẹ… => Hãy bế bé lên và trấn an bé, cho bé biết bạn luôn yêu thương bé, cùng bé chơi các trò chơi yêu thích, không ép bé giao tiếp với người lạ khi bé khóc
  • Hội chứng colic - “khóc dạ đề” ở trẻ sơ sinh => Hội chứng này sẽ tự hết sau 3 tháng. Trong 3 tháng đầu, bạn cần vỗ về bé bằng nhiều phương pháp như đung đưa, ti giả, tiếng ồn trắng, cho bé nghe nhạc… Trong một số trường hợp, bé có vấn đề về tiêu hóa, bạn cần đưa bé đi khám và làm theo sự chỉ định của bác sĩ 

Luyện EASY con khóc: 3 nguyên nhân lớn và cách giải quyết

Có nên để con khóc khi luyện EASY không? 

Tới nay, đây vẫn luôn là một câu hỏi gây tranh cãi khi nói đến các phương pháp luyện ngủ nói chung và luyện EASY nói riêng. Một số chuyên gia cho rằng việc để bé khóc mà không can thiệp có thể khiến tăng mức độ căng thẳng và làm gia tăng lượng hoóc-môn cortisol (hoóc-môn chống stress). Lâu dài, nếu bé bị “bỏ mặc” quá nhiều khi khóc, não bộ có thể bị tổn thương, gây ảnh hưởng tới cảm xúc và hành vi của bé khi lớn lên. 

Tuy vậy, nếu đã từng đọc các tài liệu về luyện EASY cho con, hẳn bạn đã từng nghe đến khái niệm “nút chờ”. “Nút chờ” là thời gian chờ bé khóc trước khi can thiệp. Mục đích của nút chờ nhằm quan sát xem vì sao bé khóc, từ đó có cách xử lý thích hợp. Ngoài ra, “nút chờ” còn tạo điều kiện để bé có thể trấn an và tự ngủ trở lại mà không cần bố mẹ dỗ.

Thời gian áp dụng nút chờ khi luyện EASY cho bé như sau: 

  • Bé sơ sinh 0 - 1 tháng: Chờ 5 phút
  • Bé 2 - 5 tháng: Chờ 10 phút
  • Bé 6 tháng trở lên: Chờ 15 phút 

Điều quan trọng cần ghi nhớ là trong thời gian áp dụng nút chờ, bạn cần quan sát để đảm bảo bé luôn được an toàn. Nếu bạn thấy bé nôn trớ, tím tái, úp mặt xuống giường và có nguy cơ ngạt, hãy can thiệp ngay, đừng chờ. 

Lời khuyên của chúng tôi về việc có nên để bé khóc khi luyện EASY hay không: 

  • Chỉ nên để bé khóc từ 5 - 10 phút, tức là đủ thời gian để bạn quan sát xem vì sao bé khóc và cần xử lý như thế nào (cho bé bú, thay tã, bế bé…) 
  • Chỉ nên để bé khóc với mục đích tự trấn an và tự ngủ nếu bé khóc ở mức độ vừa phải, thút thít, ư ử… Nếu bé khóc gắt và giãy giụa, trong đa số trường hợp, bé bị giật mình, sợ hãi, nằm mơ và không thể tự mình ngủ trở lại. Bạn hãy đến bên và trấn an bé. 

Lưu ý khi luyện EASY cho con

  • Bé khóc không phải điều quá đáng sợ bởi các bé chưa thể nói, khóc chính là “ngôn ngữ” giúp bé “nói” với bố mẹ nhu cầu của mình
  • Bạn cần quan sát bé khi khóc để tránh bé nôn trớ hoặc bị sặc, bị ngạt và gặp nguy hiểm 
  • Bố mẹ cần nắm vững lý thuyết về EASY để luyện cho bé thuận lợi nhất, hạn chế bé khóc
  • Bố mẹ cần thống nhất với nhau và với gia đình về việc sẽ luyện EASY cho bé, tránh bất đồng quan điểm trong khi luyện 

---

Mamibabi là app EASY & Luyện ngủ toàn diện hàng đầu, cung cấp mọi thứ mẹ cần để luyện EASY cho bé một cách bài bản, khoa học và tiết kiệm thời gian nhất. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

Luyện EASY con khóc: 3 nguyên nhân lớn và cách giải quyết

ĐÁNH GIÁ
5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Luyện EASY
BÀI MỚI ĐĂNG