Catnap là thuật ngữ thường xuất hiện trong EASY, dùng để chỉ những giấc ngủ ngắn thường chỉ kéo dài 30 – 45 phút của bé. Trong bài viết này, Mamibabi sẽ chia sẻ 14 yếu tố mẹ cần quan tâm để giúp bé ngủ ngon, hạn chế ngủ ngắn – catnap.
Nếu đã từng đọc về EASY, hẳn bạn đã biết EASY là một nếp sinh hoạt gồm 3 hoạt động ăn – chơi – ngủ dành cho bé yêu. Trong đó:
Nói một cách ngắn gọn, ba hoạt động ăn – chơi – ngủ có liên quan đến nhau. Việc bé bị ngủ ngắn – catnap cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân ăn và chơi chưa thật sự phù hợp (bên cạnh các nguyên nhân ngoại cảnh khác).
Dù bạn có luyện EASY cho bé hay không, con bạn vẫn sẽ trải qua ngủ ngắn – catnap ở một vài thời điểm. Tuy nhiên, với những bé được theo EASY một cách bài bản, catnap sẽ ít xảy ra hơn, và khi xảy ra cũng dễ khắc phục hơn.
Dưới đây là 14 vấn đề bạn cần “rà soát” khi con bạn bị ngủ ngắn – catnap và cách khắc phục:
Bú đủ no: Nếu không ăn no, bé khó ngủ ngon và ngủ đủ một giấc dài, và sẽ dễ bị ngủ ngắn - catnap. Nếu bé ngủ gật trong lúc bú, mẹ hãy đánh thức bé dậy. Mẹ lưu ý chỉ cho bé bú khi bé khóc với tín hiệu đói, cần được bú; không cho bé bú chỉ để dỗ bé hết khóc hoặc nghĩ rằng “ăn thêm chút nào hay chút đó”. Việc ăn vặt nhiều bữa trong ngày sẽ kéo theo ngủ vặt – ngủ ngắn.
Mẹ cũng cần lưu ý các yếu tố về tư thế bú và ngậm đúng khớp để đảm bảo bé bú được nhiều theo đúng nhu cầu của mình.
Mẹ xem cách cho bé bú tại đây
Giúp bé bú đúng khớp tại đây
Bú hợp lý: Tức là khoảng cách giữa hai bữa ăn đã đủ xa nhau để bé cảm thấy đói chưa. Với bé sơ sinh đủ tháng và nặng 2,7kg trở lên, bạn nên cho bé ăn cách nhau ít nhất 3 giờ. Càng lớn, bé càng được giãn cữ để các bữa ăn cách nhau xa hơn, nhờ đó bé đủ đói và ăn được nhiều hơn, giúp bé ngủ ngon hơn, tránh catnap.
Vỗ ợ hơi là việc rất quan trọng, đặc biệt sau khi ăn, nhằm giúp bé đẩy được phần nào khí dư thừa ra ngoài, giúp bé cảm thấy nhẹ nhõm, dễ chịu, tránh chướng bụng, đầy hơi, đặc biệt hạn chế nôn trớ cho bé khi chơi và ngủ. Vì vậy, bạn hãy bế và vỗ ợ hơi cho bé trong khoảng 15 phút sau ăn để bé được “xuôi sữa” và ợ ra một cách thoải mái nhất.
Bạn xem cách vỗ ợ hơi tại đây.
Luyện EASY là luyện nếp ăn – chơi – ngủ cho bé. Trong đó, đa số các mẹ thường chú trọng vào ăn và ngủ mà coi nhẹ việc chơi của bé. Tuy nhiên, chơi lại là hoạt động rất quan trọng giúp bé đủ mệt để có một giấc ngủ ngon, hạn chế catnap, đồng thời phát triển thể chất và trí não.
Với bé sơ sinh, mẹ có thể cho bé tummy time – nằm sấp bằng bụng và xem các loại sách tranh, thẻ hình phù hợp. Bé càng lớn sẽ lại càng có nhiều hoạt động phong phú hơn.
Mẹ lưu ý: Cho bé chơi với cường độ giảm dần, tức là ban đầu chơi các trò cần tới nhiều năng lượng và có phần “ồn ào” nhất, sau đó giảm dần sự hoạt náo, chuyển sang chơi một cách nhẹ nhàng hơn để bé không bị quá “kích động” trước khi bước vào giấc ngủ.
Bạn có thể xem các trò chơi vận động phù hợp với từng tháng tuổi của bé tại đây.
Bé càng lớn, thời gian thức sẽ càng tăng. Bé sơ sinh ngủ tới 20 giờ nhưng người lớn chỉ cần ngủ 8 giờ. Dưới đây là thời gian thức tối đa giữa 2 cữ của bé theo từng tháng tuổi.
Bạn lưu ý đây là thời gian thức TỐI ĐA. Trên thực tế, nhiều bé sẽ không thể thức lâu như vậy, bạn cần để ý tới các dấu hiệu buồn ngủ của bé để cho bé vào giường sớm hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để bé thức lâu quá mức này bởi có thể khiến bé gắt ngủ và catnap:
Bạn lưu ý rằng thức quá ít hoặc quá nhiều, tức là bé chưa buồn ngủ hoặc bé quá buồn ngủ đều có thể khiến bé bị ngủ ngắn - catnap, vì vậy hãy cho bé vào phòng ngủ một cách phù hợp.
Nếu một em bé quen với việc “ngủ vặt”, tức là ngủ nhiều giấc nhỏ trong ngày, bé sẽ dễ bị catnap hơn do chưa thật sự buồn ngủ. Đôi khi, một giấc “ngủ vặt” chính là một lần catnap vì thời gian ngủ quá ngắn, chỉ 30 – 40 phút. Điều mẹ cần làm là cho bé ngủ những giấc dài và cách nhau đủ xa.
Dưới đây là số giấc ngủ ban ngày cho bé theo từng tháng tuổi:
Ngoài việc quan tâm tới số giấc ngủ ban ngày của bé, mẹ cũng cần quan tâm đến thời gian ngủ. Cụ thể, mỗi giấc ngày của bé nên dài 1,5 – 2 giờ. Mẹ không nên cho bé ngủ quá 2 giờ mỗi giấc vì có thể “lấn” vào giấc sau, khiến bé ngủ ngắn – catnap vào các giấc sau đó. Điều này dễ xảy ra với các bé dưới 5 tháng vì số giấc ngủ ngày nhiều, một số bé chưa có nếp sinh hoạt ổn định và bé có thói quen ngủ đêm ngắn, ngủ ngày dài.
Quấn bé (hoặc túi ngủ), cũi riêng, tiếng ồn trắng và ti giả là 4 dụng cụ quan trọng luôn có trong các phương pháp luyện EASY. Các dụng cụ này sẽ giúp bé ngủ ngon hơn và hạn chế phần nào catnap.
Bạn có thể xem chi tiết các dụng cụ cần có tại đây.
Môi trường ngủ là điều rất quan trọng để bé ngủ ngon và hạn chế catnap:
Trình tự ngủ, còn gọi là thủ tục ngủ, là một chuỗi những hành động báo hiệu cho bé biết giờ ngủ đã đến, đồng thời giúp bé có giấc ngủ ngon hơn, hạn chế catnap.
Bạn lưu ý đây chỉ là trình tự ngủ mang tính chất tham khảo. Bạn có thể thay đổi cho phù hợp với điều kiện gia đình và thói quen của mình và bé:
Đối với giấc đêm, bạn vẫn cần thực hiện trình tự ngủ như trên nhưng thêm một việc quan trọng là cho bé ăn trước khi ngủ. Điều này sẽ giúp bé đủ no để ngủ được một giấc dài ban đêm.
Đừng đợi đến khi bé gắt ngủ bạn mới cho bé vào phòng ngủ. Hãy cho bé vào phòng ngủ sớm 20 – 30 phút và đặc biệt là khi bạn thấy bé có các dấu hiệu buồn ngủ: Đó là khi bé ngáp cái đầu tiên, mắt không còn “to tròn” như ban đầu, hơi lờ đờ, không “thiết tha” các trò chơi… Bạn không nên để tới khi bé quá giấc, cáu bẳn, khóc lóc… mới cho bé đi ngủ vì sẽ càng làm cho việc ngủ của bé khó khăn hơn và bé cũng dễ bị catnap hơn.
Ví dụ: Nếu giờ ngủ của bé là 15h thì bạn nên đưa bé vào phòng ngủ lúc 14h30 - 14h40 và cùng bé thực hiện trình tự ngủ.
Như đã nói ở phần đầu, nếu bé đã được luyện EASY thì catnap sẽ ít hơn và khi xảy ra cũng dễ khắc phục hơn. Luyện EASY chính là thiết lập cho bé một nếp sinh hoạt phù hợp với tháng tuổi và sự phát triển của bé.
Tuy nhiên mẹ cũng lưu ý rằng EASY luôn có các biến thể. Mẹ không cần cứng nhắc làm đúng theo lịch của EASY mà có thể tạo ra lịch phù hợp nhất với bé và gia đình. Dưới đây là lịch EASY “bản lề” để mẹ tham khảo và điều chỉnh cho bé:
Bạn có thể xem cách luyện EASY cho bé tại đây
Nếu một em bé có khả năng tự ngủ tốt thì việc ngủ ngắn – catnap sẽ dễ khắc phục hơn. Nhưng nếu bé vẫn ngủ phụ thuộc, vẫn cần được bế ru, đung đưa, đưa võng, vẫn cần bú sữa mới ngủ… thì việc khắc phục catnap sẽ khó hơn. Vì vậy nếu bé đang ngủ phụ thuộc mẹ nên dần luyện cho bé kỹ năng tự ngủ để bé có thể ngủ hiệu quả hơn, hạn chế catnap và mẹ cũng đỡ vất vả hơn.
Mẹ xem các cách luyện tự ngủ tại đây.
Nút chờ là thuật ngữ thường được dùng trong EASY và là một trong những yếu tố giúp khắc phục ngủ ngắn – catnap hiệu quả.
Nút chờ là từ dùng để chỉ thời gian mẹ chờ đợi khi thấy bé khóc trong lúc ngủ. Thông thường, nhiều mẹ thấy bé ọ ẹ, mếu máo hoặc khóc sẽ chạy tới dỗ luôn, bế bé lên hoặc cho bé bú ngay. Tuy nhiên, mẹ nên dừng lại một chút để chờ xem bé có thể tự mình chuyển giấc và ngủ lại hay không, đồng thời để quan sát xem bé khóc có kèm theo dấu hiệu “tìm ti” không. Nếu bé đói mẹ mới cho bé ăn, còn nếu không, mẹ chỉ cần trấn an và giúp bé chuyển giấc để có thể ngủ tiếp, không cần cho bé bú.
Dưới đây là thời gian chờ của mẹ đối với bé theo từng tháng tuổi:
Đứng nhìn con khóc không hề dễ chịu, nhưng thực tế nhiều em bé có thể khóc một chút hoặc lăn qua lăn lại rồi ngủ tiếp mà mẹ không cần can thiệp.
Tuần khủng hoảng nghe tuy “đáng sợ” nhưng đây chính là thời điểm bé có những phát triển vượt bậc về cả thể chất và kỹ năng. Tuần khủng hoảng là lúc một em bé thiên thần cũng trở nên “khó ở”, ăn ít, ngủ ít, nhịp sinh hoạt đảo lộn. Ngủ ngắn – catnap thường diễn ra khi bé ở giai đoạn tuần khủng hoảng. Việc mẹ cần làm là kiên nhẫn và bình tĩnh hơn để cùng bé đi qua giai đoạn này (có thể kéo dài 1 – 3 tuần).
Mẹ có thể xem chi tiết về tuần khủng hoảng tại đây
Trên đây là các yếu tố giúp bé có giấc ngủ ngon và ngủ đủ, hạn chế tình trạng ngủ ngắn – catnap. Nếu cần được tư vấn về giấc ngủ của bé, mẹ có thể gửi câu hỏi qua các kênh của Mamibabi hoặc qua mục Tư vấn tại đây.