Thai 21 tuần nặng bao nhiêu? Thai 21 tuần phát triển như thế nào?

5/5 (104 đánh giá)

Thai nhi 21 tuần phát triển như thế nào? Hình ảnh thai 21 tuần, thai 21 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn, thai 21 tuần siêu âm 4d... Đây là tuần quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé về cả hình dáng bên ngoài lẫn khả năng vận động. Bé đã trở nên linh hoạt hơn rất nhiều. Trong bài viết này, Mamibabi sẽ chia sẻ những thông tin thú vị nhất về thai nhi 21 tuần và các cách thai giáo tuần 21 hiệu quả.

Thai 21 tuần nặng bao nhiêu? Thai 21 tuần phát triển như thế nào?

Thai 21 tuần là mấy tháng?

Mang thai 21 tuần là mẹ bầu đang ở tháng thứ 5, thuộc tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ.

Thai 21 tuần nặng bao nhiêu?

Thai 21 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Cân nặng thai nhi 21 tuần là khoảng 400g và chiều dài khoảng 27,4cm tính từ đầu đến mông. Tuy kích thước còn nhỏ nhưng thai nhi đã có hình hài của một em bé sơ sinh.

Thai 21 tuần phát triển như thế nào?

Các đường nét trên khuôn mặt như: lông mày, mắt, môi đã trở nên rõ nét hơn. Làn da của bé vẫn còn nhăn nheo do da bé phát triển nhanh hơn lớp mỡ dưới da. Xương của bé cũng dần cứng cáp hơn, do đó mẹ nhớ bổ sung canxi đầy đủ hàng ngày.

Thai 21 tuần đang bắt đầu hình thành chất Surfactant - một chất quan trọng trong phổi giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé lọt lòng. Giai đoạn này dù mắt của bé chưa mở hẳn nhưng bé vẫn có thể nhận biết được ánh sáng và bóng tối. Tuyến tụy của bé cũng dần phát triển và đóng vai trò trong việc tạo nên nội tiết tố cần thiết cho cơ thể.

Vào thời điểm thai nhi tuần 21, mùi vị dịch ối sẽ phụ thuộc vào những thức ăn của người mẹ nạp vào cơ thể. Vì vậy, bé cũng sẽ được “nếm” những món mẹ đã ăn thông qua nước ối của mẹ. Hệ tiêu hóa của thai nhi ở tuần 21 cũng đạt sự phát triển toàn diện nhằm đáp ứng với sự thay đổi khi ra khỏi bụng mẹ. Phân su lúc này bắt đầu tăng lên đáng kể.

Về mặt cảm xúc, mẹ bầu cần chú ý đặc biệt đến tâm trạng của mình vì em bé của bạn có thể hoàn toàn cảm nhận được.

Thai 21 tuần máy như thế nào?

Thai nhi 21 tuần tuổi bắt đầu hoạt động mạnh mẽ hơn với những cú đạp mạnh. Em bé có thể thường xuyên "nghịch ngợm" bằng cách “bơi lượn” trong nước ối. Bên cạnh đó, bé đã có khả năng nghe được âm thanh bên ngoài nhờ xương tai đã hình thành và phát triển. Bé sẽ giật mình và đạp mạnh nếu như có tiếng ồn xảy ra đột ngột như: Tiếng chó sủa, tiếng đóng sầm cửa, tiếng khởi động xe…

Thai 21 tuần nặng bao nhiêu? Thai 21 tuần phát triển như thế nào?

Thai 21 tuần không thấy máy?

Có nhiều mẹ hỏi thai 21 tuần máy như thế nào, sao em thấy con đạp ít quá, có mẹ thậm chí còn không thấy con máy. 

Trước tiên, với những mẹ hoàn toàn không thấy con máy chút nào, chưa bao giờ thấy con máy, các mẹ nên đi gặp bác sĩ cho an tâm nhé. Trong một số trường hợp do mẹ không để ý hoặc không nhạy cảm, nên dù bé đã máy rồi, mẹ vẫn chưa nhận ra. Thường thì phải sau 26 tuần mẹ mới cảm nhận được rõ rệt cử động của bé. Tuy vậy, mẹ vẫn nên đi khám để khỏi hoang mang. 

Còn đối với những mẹ thấy con đạp ít. Điều này có thể do con còn bé, những cú đạp đôi khi chưa rõ rệt nên mẹ không cảm nhận được tất cả. Chỉ cần mẹ đi khám thai, bác sĩ bảo con vẫn phát triển tốt thì mẹ không có gì phải lo lắng cả. 

Thai 21 tuần siêu âm 4d

21 tuần là một cột mốc quan trọng mẹ nên lưu ý, bởi đây là thời điểm mẹ có thể siêu âm 4D. 

So với siêu âm 2D thông thường thì siêu âm 4D là công nghệ ưu việt hơn, giúp mẹ không chỉ thấy được hình ảnh mà còn thấy được chuyển động của con giống như xem một đoạn băng ghi hình vậy. 

Nếu như siêu âm thai 2D chỉ giúp đánh giá sự phát triển của con một cách cơ bản nhất thông qua các chỉ số chiều dài xương đùi, vòng đầu, xác định ngày sinh cũng như chất lượng, số lượng nước ối thì siêu âm 4D sẽ cung cấp hình ảnh chân thực hơn và giúp bác sĩ tìm ra các dị dạng như tật sứt môi hở hàm ếch, hội chứng Down, tật tay chân ngắn hay các bệnh lý tim bẩm sinh… 

Có một vấn đề quan trọng rất nhiều mẹ quan tâm đó là nên siêu âm 4D vào thời điểm nào. Câu trả lời là tuần 21 - 22 các mẹ nhé. Tốt nhất là khi mẹ đã tròn 21 tuần, ví dụ như 21 tuần 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày chẳng hạn, mẹ đều có thể tới gặp bác sĩ để được khám thai và siêu âm 4D.

Hình ảnh thai 21 tuần

Hình ảnh siêu âm thai nhi 21 tuần

Hình ảnh siêu âm thai nhi 21 tuần

Sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi 21 tuần

Những triệu chứng khó chịu ở giai đoạn đầu thai kỳ đã dần biến mất. Có lẽ mẹ đang cảm thấy khá khỏe khoắn trong thời gian này. Mẹ hãy thư giãn và tận hưởng giai đoạn dễ chịu nhất trong thời gian bầu.

Bầu 21 tuần, bụng của mẹ đã to ra trông thấy. Ở một số mẹ bầu, rốn có thể bắt đầu lồi ra ngoài. Không chỉ bụng, ngực của mẹ cũng đang to ra, bàn tay hoặc bàn chân có thể phù lên một chút.

Thai 21 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

Đến thời điểm thai 21 tuần, mức cân nặng ở bà bầu tăng trung bình khoảng 6,8kg. Đây là thời gian dường như lúc nào mẹ cũng có cảm giác thèm ăn. Do đó, mẹ nên chuẩn bị sẵn những đồ ăn vặt lành mạnh như: nho khô, bánh ngũ cốc, các loại hạt (hạt chia, hạt óc chó, hạt macca, hạt điều...) để cung cấp đầy đủ năng lượng cho mình và em bé ngay cả khi đang ở nơi làm việc.

Nên khám thai tuần 21 hay 22?

Mẹ Teddy ở Hà Nội hỏi là khám thai tuần 21 hay 22 sẽ tốt hơn. Tuần nào cũng được mẹ nhé, nhưng dĩ nhiên mẹ khám sớm thì sẽ tốt hơn, vì vậy mẹ hãy đợi tròn 21 tuần đi khám thai và siêu âm 4D luôn nhé. 

Những triệu chứng thường gặp ở bà bầu mang thai tuần 21

  • Chuột rút bắp chân: Mẹ có thể bị chuột rút ở bắp chân vào bất cứ lúc nào, kể cả lúc nửa đêm. Nguyên nhân thường gặp là do mẹ bầu bổ sung thiếu canxi hoặc magiê trong khẩu phần ăn. Mẹ hãy cố duỗi thẳng chân và tốt nhất, nên nhờ người thân vuốt ngược các ngón chân về phía ống chân. Lặp lại động tác một vài lần sẽ giúp cơ được kéo giãn về vị trí ban đầu. Hãy đảm bảo cơ thể mẹ nhận đủ nước và tập một vài bài thể dục thư giãn cơ trước khi đi ngủ vào buổi tối.
  • Các cơn co thắt: Mẹ cũng sẽ bắt đầu cảm nhận được những cơn co thắt không đau xuất hiện ở phần trên của tử cung, đặc biệt sau khi tập thể dục, cúi gập người hay quan hệ tình dục. 
  • Đau đầu: Một vấn đề thường gặp ở mẹ bầu khi mang thai tuần 21 là đau đầu. Với một số mẹ, hiện tượng này có xuất hiện nhưng không thường xuyên. Triệu chứng này có thể tăng trong vài tuần tới. “Thủ phạm” vẫn là hoóc-môn thai kỳ và chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi. Khi đau đầu, mẹ bầu hãy nằm nghỉ ngơi, hoặc ăn một chút thức ăn nhẹ và uống nước đầy đủ.
  • Dịch âm đạo nhiều hơn: Dịch âm đạo có màu trắng hoặc trong và không có mùi sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Mẹ hãy vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày để tránh sự phát triển của vi khuẩn.
  • Rạn da: Cùng với cân nặng tăng lên, những vết rạn da sẽ bắt đầu xuất hiện trên bụng bởi da bụng của mẹ phải giãn ra để tương ứng với kích thước của bé đang dần lớn lên. Vết rạn không chỉ ở bụng mà có thể xuất hiện ở mông, đùi, hông và ngực.
  • Mụn trứng cá: Khi mang bầu, gương mặt mẹ có thể đổ dầu nhiều hơn bình thường. Đây là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá. Do đó, mẹ bầu cần rửa mặt sạch với sữa rửa mặt tự nhiên. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo những sản phẩm dưỡng da mẹ dùng chứa ít dầu. Trong suốt thai kỳ mẹ bầu, nếu có ý định dùng thuốc trị mụn, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.  

Thai 21 tuần nặng bao nhiêu? Thai 21 tuần phát triển như thế nào?

Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai 21 tuần

  • Tập thể dục đều đặn: Một số hoạt động thể dục lành mạnh mà mẹ bầu có thể áp dụng là bơi lội, đi bộ, tập yoga... Mẹ có thể dành ra 30 phút tập luyện mỗi ngày và khoảng 5 ngày mỗi tuần. Nhiều chị em phụ nữ khi có em bé rất dễ cáu gắt, mệt mỏi, đặc biệt là chị em phải làm việc căng thẳng. Tập thể dục đều đặn giúp sinh ra nhiều Endorphins - một chất giúp tinh thần thoải mái và hạnh phúc hơn. Bên cạnh đó tập thể dục cũng giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn và cơ thể dẻo dai hơn, sức bền tốt hơn.
  • Nằm nghiêng bên trái: Bà bầu được khuyên nên nằm nghiêng sang trái bởi tư thế này sẽ giúp tiếp thêm chất dinh dưỡng và máu đến thai nhi. Bên cạnh đó mẹ hãy mặc các trang phục thật thoải mái, hạn chế bó sát để giúp bé phát triển tốt hơn..
  • Bổ sung sắt cho cơ thể: Để bé có được sự phát triển tốt nhất, mẹ bầu cần bổ sung thật nhiều dưỡng chất. Sắt là một trong số các dưỡng chất góp phần tạo ra hồng cầu cho cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung sắt qua các loại thực phẩm như: thịt bò, cá, các loại ngũ cốc, rau chân vịt… Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung sắt qua vitamin tổng hợp cho bà bầu. Khi bổ sung thêm thuốc, mẹ nhớ hỏi ý kiến bác sĩ nhé!
  • Tránh uống trà và cà phê: Phụ nữ mang thai không nên dùng trà hoặc cà phê. Đây là những loại thức uống gây hạn chế khả năng hấp thụ sắt và tăng axit dạ dày.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày: Mẹ bầu được khuyên bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung nước qua các loại nước trái cây như cam, táo… hoặc nước canh.
  • Thăm khám bác sĩ: Tuần 21 cũng là 1 trong những cột mốc quan trọng của thai kỳ. Mẹ nên đến bệnh viện để siêu âm 4D (từ tuần 20 - 22)  để kiểm tra toàn diện hình dạng thai nhi, phát hiện các triệu chứng bất thường cơ hoành, bất thường tủy sống, não hay bệnh tim.

Thai Giáo Tuần Thứ 21 – Hướng Dẫn Thai Giáo Cho Mẹ Bầu

Vào thời điểm thai 21 tuần, bé đã có thể nghe được những âm thanh bên ngoài. Bên cạnh việc thai giáo xúc giác – hoạt động quan trọng của 3 tháng giữa; mẹ cũng nên dành thời gian thai giáo ngôn ngữ cho bé. Dưới đây là những hoạt động mẹ có thể làm trong giai đoạn này:

  • Miêu tả cho bé nghe: Mỗi ngày, mẹ nên dành khoảng 10 phút để miêu tả cho bé yêu về những đồ vật hoặc sự việc xung quanh mình. Ví dụ, khi nấu ăn, mẹ có thể nói với bé: “Đây là quả su su con này, quả su su có màu xanh. Trước khi ăn mình cần gọt vỏ. Quả này nấu lên ăn sẽ rất ngon và mềm”… Bằng cách này, mẹ sẽ giúp bé làm quen với giọng của mình, đồng thời giúp bé phát triển ngôn ngữ và trí não tốt hơn ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • Bơi lội: Giống như yoga và đi bộ, bơi lội là một trong những hình thức thai giáo vận động rất có lợi cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Nếu có thể, mẹ hãy dành thời gian đi bơi ít nhất 2 lần mỗi tuần để cơ thể được vận động nhẹ nhàng, trở nên dẻo dai, khỏe mạnh và linh hoạt. Việc này cũng giúp mẹ giảm bớt các triệu chứng khó chịu khi mang bầu, giúp tâm trạng thoải mái và được thư giãn hơn.
  • Mua tặng bản thân một món quà: Đây là hình thức thai giáo cảm xúc rất nên thực hiện khi có bầu, không chỉ ở tuần thứ 21 mà ở nhiều tuần khác trong thai kỳ. Thỉnh thoảng, mẹ hãy mua tặng mình một món quà nhỏ xinh như một chiếc váy mới, một đôi giày mới hay một món ăn ngon. Đừng quên rằng sau khi sinh, mẹ có thể sẽ rất bận rộn và không còn nhiều thời gian để mua sắm cho mình. Vì vậy, hãy tận dụng khoảng thời gian mang bầu tuyệt vời này mẹ nhé!

Trên đây là những kiến thức hữu ích cho mẹ bầu để chăm sóc tốt nhất cho bản thân và bé yêu khi thai 21 tuần. Còn rất nhiều thông tin thú vị đang chờ đợi mẹ và bé trong những tuần sau. Để không bỏ lỡ bất cứ điều gì, mẹ hãy truy cập ứng dụng Mamibabi ngay nhé!

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sự phát triển của thai nhi
BÀI MỚI ĐĂNG