Thai giáo ngôn ngữ và khả năng học tập kỳ diệu của thai nhi

4.5/5 (295 đánh giá)

Thai giáo ngôn ngữ chắc chắn không thể không được nhắc đến khi tìm hiểu các phương pháp thai giáo hiệu quả nhất. Đây là hình thức thai giáo dễ làm, không chỉ mẹ mà cả bố cũng có thể thực hành mỗi ngày cho bé yêu.

Thai giáo ngôn ngữ và khả năng học tập kỳ diệu của thai nhi

Thai giáo ngôn ngữ là gì?

Thông qua các bài học thai giáo miễn phí trên mạng và trong sách, hẳn bố mẹ đã từng nghe tới phương pháp thai giáo ngôn ngữ.

Ngôn ngữ được hiểu là một hệ thống ngôn từ được con người sử dụng để liên lạc và giao tiếp với nhau. Đó có thể là văn bản, cũng có thể là lời nói. Trong mối quan hệ giữa bố mẹ và thai nhi, ngôn ngữ là lời nói, lời hát, tiếng đàn… và mọi âm thanh khác mà bố mẹ truyền tải tới thai nhi.

Thai giáo ngôn ngữ là việc bố mẹ tạo ra những thanh âm tích cực để thai nhi lắng nghe, cảm thụ. Những thanh âm này có tác động lớn đến sức khỏe và trí tuệ của thai nhi.

Thai nhi đã học ngôn ngữ như thế nào?

1 nghiên cứu đã được thực hiện tại Mỹ và Thụy Điển. 40 trẻ sơ sinh gồm cả trai và gái đã tham gia nghiên cứu này.

Trong khi các bé bú, các nhà nghiên cứu bật âm thanh của tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài. Họ đo thời gian bé mút núm vú bằng cách kết nối với máy tính đo lường. Kết quả: Các em bé bú dài hơn khi nghe tiếng nước ngoài và bú ngắn hơn khi nghe tiếng mẹ đẻ. Cả em bé Mỹ và Thụy Điển đều cho ra kết quả như vậy.

Điều này cho thấy thai nhi đã “học tập” từ khi còn trong bụng mẹ. Các em có thể phân biệt sự giống và khác nhau giữa các âm thanh được nghe trong tử cung.

Nhà nghiên cứu Patricia Kuhl, Giám đốc Viện Khoa học Não bộ và Tiếng nói, Đại học Washington cho biết: “Các nguyên âm trong giọng nói của mẹ là những âm thanh to nhất. Các thai nhi đã “nắm bắt” những âm thanh này. Chúng có khả năng học hỏi kỳ diệu từ khi còn là bào thai. Và mẹ chính là người ảnh hưởng đầu tiên lên não bộ của trẻ”

Một nhà nghiên cứu khác có tên Christine Moon, Giáo sư tâm lý học tại Đại học Pacific Lutheran ở Tacoma, Washington cho biết: “Bào thai đã học được ngôn ngữ đặc thù của người mẹ từ trước khi sinh”.

Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra vài điều thú vị khác:

- Chỉ vài giờ sau khi sinh, trẻ sơ sinh đã có thể phân biệt được sự khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài

- Thai nhi đã lắng nghe tiếng nói của mẹ trong nhiều tuần cuối cùng. Đến khi sinh, chúng có thể phản ứng với những gì chúng nghe được

- Trẻ sơ sinh là những người có khả năng học hỏi tốt nhất, điều này sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của chúng sau này

Lợi ích của thai giáo ngôn ngữ

Nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm thai giáo lâu năm của các mẹ tại nhiều quốc gia cho thấy, thai giáo ngôn ngữ có 5 lợi ích lớn nhất đối với bé:

Phát triển não bộ: Trong quá trình phát triển, não bộ thai nhi diễn ra việc phân hóa tế bào. Thai nhi sẽ liên tục tiếp nhận sự “truyền tải thông điệp” từ mẹ thông qua phản xạ thần kinh

Phát triển thính giác: Thính giác của thai nhi được hình thành từ tuần thứ 4 – 5 của thai kỳ và liên tục phát triển đến những tuần cuối cùng. Các âm thanh bên ngoài có chức năng “kích hoạt”, giúp thính giác của thai nhi phát triển hoàn thiện hơn.

Phát triển ngôn ngữ: Thai giáo ngôn ngữ giúp thai nhi được tiếp xúc sớm với ngôn ngữ, bé có xu hướng biết nói sớm, sử dụng từ ngữ phong phú. Đây chính là nền tảng cho việc học ngoại ngữ của bé khi lớn lên.

Khả năng ghi nhớ: Khi được nghe giọng bố mẹ mỗi ngày, thai nhi dần dần ghi nhớ và có khả năng nhận ra giọng bố mẹ khi chào đời. Không chỉ nhớ giọng bố mẹ, thai nhi còn có thể ghi nhớ nhiều âm thanh quen thuộc được lặp đi lặp lại như các bài hát, tiếng quảng cáo trên truyền hình, tiếng chuông điệu thoại…

Trí tuệ cảm xúc: Thai nhi được thai giáo ngôn ngữ thường cảm thấy an toàn, vui vẻ, thoải mái khi thường xuyên được nghe giọng nói quen thuộc của bố mẹ. Khi sinh ra, con thường là những em bé giàu cảm xúc, dễ hòa nhập và biết cách bộc lộ tình yêu thương.

Khi nào nên thai giáo ngôn ngữ?

Thính giác của thai nhi phát triển như sau:

4 - 5 tuần: Các tế bào bắt đầu hình thành, chiếc tai nhỏ xinh của bé sẽ “nhú” lên như một mầm cây tí hon

8 – 9 tuần: Các vết lõm xuất hiện, “mầm tai” tí hon ban đầu ngày càng có hình dáng giống với tai của người trưởng thành

16 – 18 tuần: Thai nhi bắt đầu nghe được những âm thanh bên ngoài. Nước ối chính là môi trường lý tưởng giúp khuếch đại âm thanh

24 – 26 tuần: Thai nhi trở nên nhạy cảm và biết phản ứng lại với âm thanh

Vì vậy, thời điểm lý tưởng để mẹ bắt đầu thai giáo ngôn ngữ là 16 tuần. Đây là lúc thai nhi bắt đầu có khả năng lắng nghe, dẫu rằng các âm thanh nghe được chưa thực sự “sắc nét”. Tuy vậy, nếu có điều kiện, mẹ nên thai giáo ngôn ngữ trước thời điểm 16 tuần.

Trong cuốn sách “Thông điệp của nước”, tác giả Masaru Emoto cho biết nước có khả năng “lắng nghe”. Những âm thanh tích cực sẽ giúp nước có những tinh thể tuyệt đẹp và có năng lực chữa lành. Nước ối của mẹ vì thế sẽ có chất lượng tốt hơn. Thai nhi được lớn lên trong môi trường này thường thông minh, khỏe mạnh.

Nếu đã qua tuần 16 mà chưa kịp thai giáo ngôn ngữ, mẹ đừng lo lắng nhé. Mẹ hãy thai giáo cho con ngay bây giờ, ngay hôm nay, con yêu vẫn sẽ nhận được nhiều lợi ích từ việc thai giáo. Điều quan trọng nhất là mẹ cần thai giáo đều đặn mỗi ngày, vào một khung giờ cố định. Việc thai giáo sẽ trở nên hiệu quả hơn nhiều. 

6 cách thai giáo ngôn ngữ tại nhà  

Đặt tên cho con

Bố mẹ hãy đặt cho con một cái tên ở nhà thật dễ thương nhé, và đừng quên gọi tên con mỗi ngày. Điều này sẽ giúp con dần quen với cái tên của mình và thấy gần gũi, thân thương mỗi khi được gọi tên.

Đặt tên cho con cũng giúp việc thai giáo ngôn ngữ dễ dàng hơn. Bố mẹ nên thống nhất tên con ngay từ đầu, hạn chế việc đổi tên con trong quá trình thai giáo.

>> Xem thêm Công cụ đặt tên cho con cực hữu ích tại Mamibabi

Trò chuyện

Đây là cách dễ nhất để thai giáo ngôn ngữ. Khi trò chuyện với thai nhi, ba mẹ hãy nhớ một số quy tắc:

- Sử dụng các ngôn từ văn minh, ý nghĩa, trong sáng

- Giọng điệu nhẹ nhàng, ấm áp, yêu thương. Dẫu có buồn phiền vì chuyện gì đi nữa, bố mẹ hãy gạt qua một bên để trò chuyện với con một cách thân thương nhất nhé!

- Trò chuyện với con mỗi ngày về những chủ đề gần gũi như niềm vui trong ngày, sự quan tâm của mọi người dành cho con, sự kỳ vọng đối với con…

Mô tả với con về mọi thứ xung quanh

Đối với học sinh tiểu học, làm văn mô tả sẽ giúp bé nâng cao vốn từ vựng của mình. Với thai nhi cũng vậy. Nếu thường được nghe bố mẹ mô tả về mọi thứ, bé sẽ có xu hướng tiếp nhận ngôn ngữ tốt hơn. Đây là cách thai giáo ngôn ngữ hiệu quả và dễ làm. Khi thực hiện, bố mẹ lưu ý:

- Mô tả với con về những đồ vật xung quanh như: Bó hoa bố mua tặng mẹ con mình đẹp quá con nhỉ. Hoa hướng dương nở rất to. Hoa cúc vàng cũng rất rực rỡ…

- Mô tả một cách đơn giản và dễ hiểu như đang nói chuyện với trẻ con. Không sử dụng lối nói bóng bẩy, ẩn dụ hay nhiều tầng nghĩa

- Có thể làm phép so sánh trong khi mô tả như: Quả nhãn nhỏ xíu con nhỉ, còn quả dưa hấu to hơn nhiều…

Hát cho con nghe

Đây là hình thức thai giáo “2 trong 1”, vừa là thai giáo ngôn ngữ, vừa là thai giáo âm nhạc. Bố mẹ đừng ngại hát cho con nghe những bài hát yêu thích nhé. Bố mẹ lưu ý:

- Chọn bài hát vui tươi, ca từ tích cực

- Có thể hát đi hát lại nhiều lần để con quen với bài hát đó

- Kể cả hát không hay cũng vẫn tự tin hát bố mẹ nhé. Đối với con, giọng của bố mẹ là âm thanh tuyệt nhất

- Có thể kết hợp hát và vỗ tay theo nhịp bài hát

Thai giáo ngôn ngữ - hát cho con nghe

Đọc sách, kể chuyện, đọc thơ cho con 

Đây là hình thức thai giáo ngôn ngữ gần gũi và dễ làm. Bố mẹ hãy để sẵn ở đầu giường những cuốn truyện và thơ hay để đọc cho con nghe nhé. Bố mẹ nên dùng sách giấy thay cho dùng điện thoại hoặc ipad bởi sách giấy tốt cho mắt hơn. Sách giấy cũng có nhiều hình vẽ ngộ nghĩnh, đáng yêu hoặc những dòng chữ với font chữ đẹp mắt. Điều này sẽ tốt cho việc thai giáo mỹ thuật.

Khi đọc thơ hay kể chuyện thai giáo cho con nghe bố mẹ lưu ý:

- Gọi tên con trong khi đọc

- Thông báo với con chúng ta chuẩn bị tới giờ đọc sách, giới thiệu sách, đọc tên sách, tên tác giả cho con

- Giọng đọc biểu cảm, ví dụ: giọng của thỏ con đáng yêu và trong trẻo, giọng của bác gấu trầm ấm và chậm rãi…

Cho con tiếp xúc với ngoại ngữ  

Thai giáo ngôn ngữ - Cho con tiếp xúc với ngoại ngữ

Thai giáo ngoại ngữ được coi là hình thức thai giáo ngôn ngữ “cao cấp” hơn bởi con không chỉ tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ, mà còn tiếp xúc thêm với ngôn ngữ khác. Khi thai giáo ngoại ngữ, bố mẹ có thể:

- Trò chuyện với con bằng ngoại ngữ, nói câu ngắn gọn và dễ hiểu

- Đọc sách truyện ngoại ngữ cho con nghe

- Bật radio tiếng nước ngoài cho con nghe. Lưu ý nên chọn những nội dung phù hợp với trẻ em

Tham khảo kho truyện thai giáo tiếng Anh có dịch của Mamibabi tại đây

Trên đây là 6 cách thai giáo ngôn ngữ đơn giản bố mẹ có thể áp dụng cho con yêu của mình. Để việc thai giáo thuận tiện hơn, bố mẹ có thể cài đặt ứng dụng Mamibabi. Đây là ứng dụng hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu trong 280 ngày. Mỗi ngày, mẹ chỉ cần mở app và làm theo các hoạt động sẵn có, việc thai giáo ngôn ngữ sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều!

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
KHO NỘI DUNG THAI GIÁO
BÀI MỚI ĐĂNG