Thai 22 tuần nặng bao nhiêu, phát triển như thế nào?

4.7/5 (260 đánh giá)

Thai 22 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Thai 22 tuần phát triển như thế nào? Khi thai 22 tuần tuổi, các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đã dần hoàn thiện. Đây được coi là thời điểm “vàng” để chẩn đoán dị tật thai nhi, mẹ không thể bỏ qua. Khám thai tuần 22 bao gồm những gì? Vì sao mẹ bầu không nên bỏ qua việc siêu âm 4D trong giai đoạn này? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi này.

Thai 22 tuần nặng bao nhiêu, phát triển như thế nào?

Video thai nhi 22 tuần tuổi

Thai 22 tuần phát triển như thế nào?

Thai 22 tuần nặng bao nhiêu?

Bước sang tuần 22 thai nhi đang phát triển nhanh chóng, bé yêu có kích cỡ bằng một quả dưa vàng hoặc quả bí đỏ nhỏ. Cân nặng thai nhi 22 tuần khoảng 476g và chiều dài khoảng 29cm.

Thai 22 tuần là mấy tháng?

22 tuần là thời điểm mẹ và bé đang ở tuần cuối cùng của tháng thứ 5. Đây là một tuần đặc biệt, là tuần chuyển giao giữa tháng thứ 5 và 6, cũng là tuần mẹ nên làm siêu âm 4D để chẩn đoán dị tật thai nhi. Và đây cũng là tuần cuối cùng của giai đoạn thai máy rõ ràng, sẽ có rất nhiều thông tin thú vị.

Ngũ quan của thai nhi 22 tuần tuổi bắt đầu hoàn thiện và trở nên nhạy bén, đặc biệt là thính giác. Lúc này thai nhi có thể nghe thấy rõ những âm thanh từ bên ngoài bụng mẹ và phản ứng lại với những tiếng động mạnh.

Da của bé có nhiều thay đổi so với các tuần trước đây: da không còn trong suốt nữa mà đã hình thành lớp mỡ dưới da. Chân, tay bé đã cứng cáp hơn. Do đó, các động tác đấm, vặn mình, xoay người đều dùng lực khá mạnh. Mẹ có thể cảm nhận rõ bé yêu đang chuyển động ngay trong bụng mình. Đây là các động tác “tập dượt” của bé, nhằm giúp hệ cơ xương phát triển và giúp em bé chuyển động thuần thục hơn khi chào đời. 

Thai 22 tuần là thời điểm bé đã hình thành vân tay - những dấu hiệu độc nhất phản ánh DNA của riêng mình, giúp phân biệt bé với người khác.

Ở tuần thứ 22, giới tính của thai nhi hoàn toàn có thể xác định một cách rõ ràng và chính xác nhờ siêu âm.

Thai 22 tuần nặng bao nhiêu, phát triển như thế nào?

Thai 22 tuần máy như thế nào?

Tuần 22 là giai đoạn “thai máy rõ ràng" mẹ nhé, tức là mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được việc con máy. Giai đoạn thai máy rõ ràng trải dài từ tuần thứ 16 tới 22, nhưng ở tuần 16 các mẹ chưa cảm nhận được con máy đâu ạ, vì lúc đó con còn bé quá và lực chưa mạnh. Sau giai đoạn thai máy rõ ràng thì tới tuần thứ 30 sẽ là giai đoạn thai máy mạnh mẽ, nghĩa là con máy mạnh hơn cả bây giờ. 

Thai 22 tuần mẹ tăng bao nhiêu cân?

Một số mẹ quan tâm tới vấn đề bầu 22 tuần mẹ nên tăng bao nhiêu cân. Khoảng 5 cân là vừa mẹ nhé, dĩ nhiên có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Mẹ nhớ ăn một chế độ cân bằng, đừng để mình tăng cân quá nhiều và đừng để bị tiểu đường thai kỳ.

Siêu âm thai 22 tuần 

Tầm quan trọng của việc siêu âm tuần 22

Thai 22 tuần tuổi được coi là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong thời kỳ mang thai của thai phụ. Đến tuần tuổi này, lượng nước ối đã nhiều, thai nhi đã lớn, các cơ quan, bộ phận của cơ thể đã dần hoàn thiện. Thai nhi có thể di chuyển linh hoạt trong tử cung nên việc quan sát thai sẽ dễ dàng ở nhiều góc độ khác nhau, bác sĩ có thể phát hiện các bất thường về hình thể của thai. Chính vì vậy, giai đoạn thai 22 tuần tuổi, mẹ thường được bác sĩ chỉ định siêu âm 4D để phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Hình ảnh thai 22 tuần

hình ảnh thai 22 tuần

hình ảnh thai 22 tuần

Siêu âm 4D giúp bác sĩ kiểm tra những gì?

  • Bác sĩ sẽ đo những chỉ số cơ bản để xác định trọng lượng thai của thai nhi: chu vi vòng đầu (HC), chiều dài đầu mông (CRL), chiều dài xương đùi (FL), chiều dài xương cánh tay (HUM)...
  • Kiểm tra tất cả các bộ phận trong cơ thể từ đầu đến chân em bé bao gồm: não bộ, khuôn mặt, tim, nội tạng, bàn tay, chân để xem có bất thường không.
  • Kiểm tra dị tật sứt môi, hở hàm ếch, có đầy đủ hai tai hay không
  • Khảo sát dị tật về não bộ và cột sống
  • Khảo sát cơ quan nội tạng để đánh giá về dị tật tim thai, phát hiện dịch bất thường trong khoang màng phổi, ổ bụng…

Từ các chỉ số này, bác sĩ sẽ đưa ra nhận định bé có bị dị tật bẩm sinh như: bệnh tim, bệnh Down, sứt môi, hở hàm ếch, hay dị tật tứ chi... hay không. Nếu thai có bất thường, bác sĩ hướng dẫn mẹ có thể thực hiện các hình thức kiểm tra chuyên sâu hơn. Đồng thời khám thai tuần 22 giúp mẹ bầu theo sát được sự lớn lên của bào thai, biết cách chăm sóc thai nhi phát triển một cách lành mạnh nhất.

Thai 22 tuần nặng bao nhiêu, phát triển như thế nào?

Thai 22 tuần cần làm những xét nghiệm gì?

Bên cạnh siêu âm thai,sản phụ mang thai 22 tuần tuổi sẽ được chỉ định làm thêm một số xét nghiệm khác như:

  • Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu trong giai đoạn thai 22 tuần tuổi giúp phát hiện em bé có mắc hội chứng Down hay các bệnh khác hay không. Đồng thời giúp mẹ bầu kiểm tra mình có nhiễm các loại virus có nguy cơ gây sảy thai hoặc lây sang con không như: viêm gan B (viêm gan do virus), HIV (hội chứng suy giảm miễn dịch), Rubella ( sởi Đức- khiến sảy thai, thai chết lưu).

  • Xét nghiệm Triple Test

Triple Test là xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh dựa vào 3 chỉ số: hCG, AFP, và estriol. Xét nghiệm Triple Test kết hợp với xét nghiệm máu và siêu âm thai, có thể giúp bác sĩ chẩn đoán trẻ có bị các hội chứng Down, hội chứng Edward, hay dị tật ống thần kinh thai nhi. Xét nghiệm Triple Test có tỷ lệ chính xác lên đến 96%.

  •  Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu giúp mẹ kiểm tra xem có thừa Glucose - nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ, một căn bệnh khá phổ biến ở nhiều bà mẹ bầu. Bên cạnh đó xét nghiệm nước tiểu cũng giúp mẹ phát hiện xem cơ thể có nhiều đạm - nguyên nhân dẫn đến chứng tiền sản giật khá nguy hiểm đối với cả mẹ và bé.

Thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi 22 tuần tuổi?

  • Ở tuần 22, mẹ bầu dễ dàng gặp phải các tình trạng như mệt mỏi, khó ngủ tăng tiết dịch âm đạo, nghẹt mũi, chảy máu lợi… Bên cạnh đó, mẹ cũng sẽ có sự thay đổi tâm lý như dễ lo lắng và cáu giận hơn.
  • Cân nặng của mẹ sẽ tiếp tục tăng nhanh chóng khi thai nhi 22 tuần tuổi. Đây là cách mẹ tích trữ năng lượng và dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên mẹ nên kiểm soát cân nặng trong mức độ cho phép, tránh để thừa cân béo phì làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Nuốt nước bọt thường xuyên là hiện tượng mẹ hay gặp phải khi mang thai tuần thứ 22. 
  • Các vết rạn trên bụng, hông, đùi bắt đầu dày hơn do em bé ngày càng lớn lên trong tử cung của mẹ.
  • Mẹ có thể gặp phải các cơn gò sinh lý khiến mẹ cảm thấy đau. Nếu tần suất gò nhiều và đau dữ dội, mẹ cần nhanh chóng tiến hành thăm khám bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Ở tuần 22 mẹ có thể gặp hiện tượng sưng phù bàn chân. Tuy nhiên nếu hiện tượng sưng phù trở nên bất thường, đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai.

Thai 22 tuần nặng bao nhiêu, phát triển như thế nào?

 Mẹ bầu nên có kế hoạch gì khi thai nhi 22 tuần tuổi?

  • Tham gia các lớp học tiền sản

Khi tham gia các lớp học tiền sản, người mẹ không chỉ được cung cấp các kiến thức về việc mang thai, sinh con mà còn được hướng dẫn các kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh như: cho con bú, cho con ăn, thay tã, tắm cho bé... Đặc biệt các chị em lần đầu làm mẹ có thể học hỏi những kinh nghiệm hữu ích trong sinh con và chăm sóc trẻ nhỏ.

  • Xây dựng cảm xúc tích cực và tinh thần lạc quan

Nghiên cứu của các nhà tâm lý học chỉ ra mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và con trong thời kỳ mang thai ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành nhân cách của em bé sau này. Người mẹ duy trì những cảm xúc tích cực, vui vẻ, sẽ sinh ra một em bé hạnh phúc và khỏe mạnh. Ngược lại, việc mẹ hay lo lắng, cáu giận, buồn phiền khi mang thai… là nguồn gốc của những rối loạn tâm lý sớm ở trẻ.

  • Lên kế hoạch tài chính

Sinh con là bước ngoặt lớn trong mỗi gia đình. Nếu không có kế hoạch tài chính rõ ràng, nhiều ông bố bà mẹ có thể “vung tay” cho những khoản chi không cần thiết. Nhiều người lần đầu làm mẹ chi rất nhiều tiền để mua quần áo cho trẻ mà không biết rằng trẻ sẽ lớn rất nhanh, quần áo chật chỉ sau 1-2 tháng mặc. Vì vậy, mẹ nên tham khảo những người đã sinh con, có kinh nghiệm và chỉ nên mua những thứ cần thiết. Mẹ cũng nên lên kế hoạch tài chính cho mình vững vàng để chuẩn bị cho việc sinh đẻ sắp tới.

  • Duy trì lối sống lành mạnh

Trong quá trình mang bầu, mẹ nên lên kế hoạch và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe bao gồm: rau xanh, hoa quả, các loại ngũ cốc, sữa hoặc các thực phẩm giàu protein trong mỗi bữa ăn giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Tập thể dục thường xuyên và nghỉ ngơi nhiều là điều cần thiết với mẹ bầu. Nên tránh những thứ có thể gây hại cho thai nhi như: rượu, thuốc lá, cafe. Mẹ cần đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc.

Thai giáo tuần 22 – Hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu

Thai nhi 22 tuần tuổi đã có nhiều sự phát triển vượt trội. Sự tương tác giữa bé và mẹ sẽ rõ rệt hơn. Mẹ hãy dành thêm thời gian thai giáo mỗi ngày cho bé nhé:

  • Chơi trò ấn đẩy: Từ tuần thứ 22 của thai kỳ, mẹ có thể bắt đầu chơi trò ấn đẩy cùng bé. Mẹ hãy chọn thời điểm bé thức và đang “nghịch ngợm” để cùng chơi trò này nhé. Mẹ hãy ấn nhẹ 2 đầu ngón tay lên một vị trí bất kỳ trên bụng và chờ một lúc, bé sẽ đạp vào đúng nơi mẹ vừa ấn. Sau đó, mẹ hãy ấn vào một điểm khác gần với điểm trước đó, bé cũng sẽ dịch chuyển vị trí đạp của mình đó mẹ ạ. Đôi khi, bé có thể đạp không đúng nơi mẹ vừa ấn. Nhưng không sao cả, bé vẫn đang học hỏi và hoàn thiện thêm mỗi ngày, mẹ hãy kiên nhẫn cùng bé nhé. Trò chơi ấn đẩy là hình thức thai giáo vận động, cũng là thai giáo xúc giác rất tốt cho bé yêu.
  • Nghe nhạc thiếu nhi: Âm nhạc là yếu tố không thể thiếu trong thai giáo. Khi thai 22 tuần tuổi, bé đã có khả năng lắng nghe và phản ứng lại với âm thanh. Ngoài việc cho bé nghe các bản nhạc không lời, mẹ nên cho bé nghe nhiều nhạc thiếu nhi nhé. Việc này sẽ giúp bé được tiếp cận với ngôn ngữ nhiều hơn. Nhạc thiếu nhi thường có giai điệu vui tươi và ca từ tích cực, điều này cũng rất tốt cho sự phát triển não bộ và tính cách của thai nhi. 
  • Bổ sung canxi từ tự nhiên: Thai 22 tuần tuổi đang phát triển mạnh mẽ về mọi mặc. Bên cạnh việc uống các viên uống bổ sung canxi do bác sĩ tư vấn, mẹ nên ăn thêm nhiều thực phẩm tự nhiên chứa canxi như sữa tươi, đậu phụ, hạnh nhân, cải xoăn, súp lơ, đậu bắp… Việc này không chỉ giúp mẹ có thêm canxi mà còn có thêm nhiều chất xơ cho cơ thể, giúp hạn chế táo bón, cải thiện làn da và duy trì cân nặng hợp lý. Đây là hình thức thai giáo dinh dưỡng mẹ rất nên chú trọng trong giai đoạn này.

Thai 22 tuần tuổi là lúc mẹ và bé đã cùng nhau đi qua hơn một nửa chặng đường và chỉ còn một khoảng thời gian ngắn nữa thôi, mẹ và bé sẽ gặp nhau. Để chặng đường mang thai còn lại luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và vui vẻ, mẹ hãy cập nhật những tin tức mới nhất từ ứng dụng Mamibabi nhé!

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.7 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sự phát triển của thai nhi
BÀI MỚI ĐĂNG