Thai 15 tuần phát triển như thế nào? Nặng bao nhiêu?

4.8/5 (297 đánh giá)

Thai 15 tuần biết trai hay gái chưa? Thai 15 tuần phát triển như thế nào? Thai 15 tuần tuổi nhưng mẹ vẫn nghén - hiện tượng tưởng lạ mà quen này có thực sự nguy hiểm không? Ở mức độ nghén nào mẹ cần lưu ý đặc biệt? Nên thai giáo như thế nào để tốt cho cả mẹ và bé. Hãy cùng Mamibabi tìm hiểu thêm kiến thức về giai đoạn tuần 15 của thai kỳ nhé!

Thai 15 tuần phát triển như thế nào? Nặng bao nhiêu?

Video thai nhi 15 tuần tuổi

Thai 15 tuần phát triển như thế nào

Khi bước sang tuần mang thai thứ 15, có lẽ cảm giác hồi hộp, háo hức, lo âu... ban đầu của các bà mẹ sẽ không còn nữa. Đây là mốc thời gian quan trọng, các mẹ cần hết sức lưu ý bảo vệ sức khỏe để tạo tiền đề phát triển tốt nhất cho thai nhi. Lúc này, hệ thống xương khớp dần được hoàn thiện, các khớp ngón tay, ngón chân dài ra giúp cơ thể thai nhi vận động dễ dàng. 

Thai 15 tuần nặng bao nhiêu?

Tuy nhiên, những cử động này xuất hiện với tần suất khá nhỏ do thai nhi 15 tuần tuổi chưa phát triển nhiều về kích cỡ cơ thể, thai 15 tuần chỉ dài vỏn vẹn 16,7cm và nặng 117g tương đương với một quả chuối. 

Các cơ quan thần kinh phát triển, đặc biệt là các xung thần kinh trí não giúp hình thành cảm xúc và nhận thức của thai nhi. Quá trình tổng hợp protein diễn ra khá mạnh mẽ trong giai đoạn mang thai 15 tuần, hỗ trợ phát triển da, tóc và móng cho thai nhi. 

Thai 15 tuần biết trai hay gái chưa?

Ngoài ra, khá nhiều người thắc mắc thai 15 tuần biết trai hay gái chưa? Khi thực hiện siêu âm, hình ảnh thai 15 tuần có khả năng cho biết giới tính bởi lúc này cơ quan sinh dục của bé đã được hình thành. Tuy vậy, độ chính xác giới tính ở thời điểm này chưa cao, nhất là khi bé nằm ở tư thế không thuận lợi hoặc bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm. Mẹ bầu vẫn nên siêu âm thêm ở các tuần sau để biết giới tính của bé chính xác hơn.

Thai 15 tuần uống nước dừa được chưa?

Mẹ có thể uống nước dừa trong suốt thai kỳ, dừa rất tốt cho sức khỏe bà bầu. Vậy nên khi thai 15 tuần tuổi, mẹ hoàn toàn có thể uống nước dừa. Tuy nhiên, mẹ không nên uống quá nhiều, có thể gây tiểu đường thai kỳ. Ngoài việc uống nhiều loại nước, mẹ bầu cũng có thể ăn thêm nhiều món chứa nước. Điều này vừa giúp mẹ có thêm nhiều nước cho cơ thể, vừa giúp đa dạng món ăn, chống chán ăn.

Thai 15 tuần gò cứng bụng?

Gò cứng bụng khi thai 15 tuần chủ yếu là những cơn gò Braxton – Hicks hay còn được gọi là cơn gò sinh lý, thường không đều và không thường xuyên. Những cơn gò này là cách để cơ thể hay tử cung luyện tập cho ngày lâm bồn, đồng thời làm cơ tử cung săn chắc, thúc đẩy mái đến nhau thai. Cơn gò sinh lý thường có đặc điểm:

  • Xuất hiện bất chợt, không thành cơn, thường kéo dài 30 giây
  • Không đau đớn, cảm giác căng tức vùng bụng dưới
  • Thường sẽ tự biến mất khi bạn nghỉ ngơi, thư giãn

Khi thai 15 tuần gò cứng bụng, mẹ có thể uống một ly nước ấm, thử hít thở chậm và sâu hoặc thử thay đổi tư thế.

Thai 15 tuần đã máy chưa?

Tuần thứ 15 thai đã máy rồi nhé mẹ. Thực tế thì thai máy còn xuất hiện sớm hơn, từ tuần thứ 8-12 nhưng lúc này bé còn quá nhỏ nên mẹ chưa cảm nhận được.

Thai 15 tuần phát triển như thế nào? Nặng bao nhiêu?

Những thay đổi ở mẹ bầu 15 tuần

  • Trí nhớ kém: Mẹ bầu thường xuyên quên những việc mình đã làm mặc dù có những việc chỉ mới trôi qua vài phút. Nguyên nhân là do hoạt động của dây thần kinh não bộ trong thời kỳ mang thai đang bị ảnh hưởng do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, dẫn tới hiện tượng suy giảm trí nhớ ở các mẹ bầu. 
  • Đau dây chằng tròn: Dây chằng này nằm ở vị trí bụng dưới, sát vùng xương chậu của cơ thể. Trong suốt thời gian mang thai, mẹ thường gặp phải những cơn đau nhức tại dây chằng tròn do sức ép ngày càng lớn ở vùng tử cung, làm căng tức các dây chằng và gây nên những cơn đau âm ỉ. 
  • Vòng 2 to lên: Tuy trọng lượng thai 15 tuần tuổi còn tương đối nhỏ nhưng sự tác động của các hóoc-môn thai kỳ đã làm giãn nở vùng cơ bụng, khiến vòng 2 của cơ thể mẹ to lên. 
  • Đau đầu nhẹ: Thể trạng cơ thể mẹ bầu có thể suy giảm, cảm thấy đuối sức, mệt mỏi, khả năng tập trung kém, nhức đầu, chóng mặt, hạ đường huyết... Mẹ nên chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu các triệu chứng thông thường trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ không nên chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm nhất.

Hình ảnh thai nhi 15 tuần

Hình ảnh siêu âm thai 15 tuần

Hình ảnh siêu âm thai 15 tuần

Hình ảnh siêu âm thai 15 tuần

Thai 15 tuần vẫn nghén có sao không?

Nghén là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai trong 12 tuần đầu tiên với những biểu hiện cụ thể như buồn nôn, trào ngược dạ dày, cơ thể uể oải, khẩu vị biến đổi, chán ăn, nôn mửa liên tục... Sự biến đổi đột ngột của hóoc-môn thai kỳ đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần của các bà bầu; trong đó, ốm nghén chỉ là một trong những triệu chứng thường thấy nhất.

Hiện tượng thai nghén không gây ảnh hưởng quá nhiều tới thể trạng bà bầu và sự phát triển của thai nhi, nhưng lại gây ra cảm giác khó chịu và làm thay đổi, đảo lộn nhiều thói quen sinh hoạt của mẹ bầu. Thai nghén cũng là một tín hiệu thông báo tình hình phát triển của thai nhi. Trong trường hợp bị nghén kéo dài quá 3 tháng và kèm theo một số biểu hiện lạ như đau bụng dữ dội, đau thắt dạ dày, vị giác biến mất, nhức đầu, cơ thể kiệt sức, mất nước... mẹ bầu hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ cụ thể. 

Thai nhi tuần 15 mẹ nên ăn gì?

Giai đoạn tuần thứ 15 đóng vai trò nền tảng, định hình dần những điều kiện thích hợp chuẩn bị cho những bước phát triển tiếp theo của thai nhi. Chính vì thế, chế độ dinh dưỡng trong thời gian này cần được chú trọng nhiều hơn với các loại thực phẩm dưới đây. 

  • Chất đạm: Mẹ có thể lựa chọn một số loại thực phẩm giúp cung cấp chất đạm dồi dào cho cơ thể như sữa tươi, thịt nạc, tôm, ức gà, các loại đậu, khoai lang…
  • Sắt: Bà bầu có thể bổ sung sắt bằng cách uống thêm viên sắt tổng hợp theo chỉ định của bác sĩ hoặc ăn các thực phẩm chứa sắt như rau cải xoăn, trứng gà, thịt bò, cá hồi, cà chua, gấc, bí đỏ...
  • Canxi: Ngoài khả năng hỗ trợ tăng trưởng hệ xương, phòng chống hiệu quả còi xương..., canxi còn có tác dụng tái tạo các khớp, tăng cường hoạt động của các sụn khớp và bảo vệ các cơ chống lại quá trình lão hoá cũng như các tác động xấu bên ngoài. Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 1000mg canxi/ngày để đảm bảo sức khỏe.
  • Chất xơ: Để giảm thiểu tình trạng táo bón, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu, việc bổ sung thêm chất xơ vào khẩu phần ăn chính là một giải pháp vô cùng hữu hiệu. Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ và trái cây tươi như táo, lê, bưởi, súp lơ, cần tây...
  • Vitamin: Có rất nhiều vitamin khác nhau như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin K... Mỗi loại vitamin đều có công dụng riêng như vitamin A tốt cho sức khỏe thị lực, vitamin C giúp cải thiện hệ miễn dịch, vitamin K phòng ngừa bệnh máu khó đông cho mẹ bầu... Trong thời gian mang thai 15 tuần, các bà bầu cần lưu ý bổ sung đầy đủ các loại vitamin để bé yêu phát triển toàn diện, an toàn và khỏe mạnh nhất.

Lời khuyên cho mẹ bầu 15 tuần để có thai kỳ thuận lợi

Tư thế ngủ phù hợp 

Mẹ bầu mang thai 15 tuần cần lưu ý hơn tới chế độ sinh hoạt hàng ngày, nên tránh những hoạt động mạnh, xây dựng khung thời gian luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý. Lựa chọn tư thế thích hợp khi ngủ cũng là điểm mẹ bầu cần lưu ý. Tư thế ngủ phù hợp nhất khi mang thai là tư thế nằm nghiêng. Đây là tư thế giúp mẹ bầu giảm áp lực ở phần bụng, tạo điều kiện tốt nhất để cung cấp oxi và dưỡng chất cho thai nhi. Bà bầu có thể kê thêm gối ôm mềm dưới phần bụng để tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn khi ngủ.

Bài tập thể dục cho bà bầu mang thai 15 tuần

Những bài luyện tập thể thao nhẹ nhàng, vừa sức rất thích hợp cho các mẹ bầu mang thai 15 tuần, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng thể chất cho thai nhi. Mẹ có thể thực hiện một số động tác đơn giản như đứng thẳng lưng, giữ cơ thể cân bằng, 2 tay duỗi thẳng, úp lòng bàn tay vào mặt tường, sau đó đẩy cơ thể về phía trước, sát vào tường. Động tác này sẽ giúp cải thiện tình trạng đau mỏi xương khớp rất hiệu quả, các mẹ bầu hãy nhớ luyện tập đều đặn nhé!

Những kế hoạch cần chuẩn bị trước

Giai đoạn mang thai 15 tuần là thời điểm thai nhi về cơ bản đã phát triển đầy đủ các bộ phận và cơ quan cần thiết. Bé yêu đang dần lớn lên từng ngày nên mẹ cũng cần chuẩn bị, có kế hoạch tương lai về cách chăm sóc, nuôi dạy con cái cũng như chuẩn bị kinh tế ổn định, vững vàng để con có điều kiện ra đời và phát triển tốt nhất.

Lưu ý đảm bảo sức khỏe và an toàn

Mẹ mang thai tuần 15 nên tránh những thực phẩm có chứa chất kích thích, chất bảo quản và các phụ gia độc hại. Nguyên tắc an toàn mà các bà mẹ cần ghi nhớ liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng sinh và các thực phẩm chức năng là chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, mẹ cần sử dụng đúng liều lượng và thời gian quy định để đạt hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé yêu.

Thai 15 tuần phát triển như thế nào? Nặng bao nhiêu?

Thai giáo tuần thứ 15 – Hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu

Dưới đây là các phương thức thai giáo mẹ có thể thực hiện ở giai đoạn thai 15 tuần tuổi. Điều này sẽ giúp giảm các triệu chứng ốm nghén, tăng cường sức khỏe thể chất cũng như tinh thần cho cả mẹ và bé yêu.

  • Tập yoga bầu: Yoga được coi là bộ môn “quốc dân” cho các mẹ bầu. Đây cũng là hình thức thai giáo vận động an toàn, giúp mẹ và bé vừa được tập luyện, vừa được thư giãn cùng nhau. Khi mang bầu, mẹ cần tập các bài tập chuyên dụng cho bà bầu. Vì vậy, mẹ nên tìm tới các lớp yoga bầu của các chuyên gia uy tín, hoặc tập theo các video hướng dẫn của các ứng dụng hoặc website uy tín. Hiện Mamibabi đã có sẵn nhiều bài tập yoga hiệu quả cho mẹ và bé tại đây.
  • Chăm sóc cây cảnh: Tiếp xúc với cây cảnh, hoa lá luôn là biện pháp hữu hiệu để thư giãn và “chữa lành” những tổn thương về tinh thần. Khi thai 15 tuần tuổi, sức khỏe của mẹ có thể đã tốt hơn so với 3 tháng đầu tiên, nhưng vẫn không thể tránh khỏi một số triệu chứng khó chịu thường gặp khi mang bầu. Mẹ nên dành thời gian cắm hoa hoặc chăm sóc cây cảnh trong gia đình một cách nhẹ nhàng để có tâm trạng tốt hơn.
  • Tham gia lớp học tiền sản: Mẹ nên tham gia các lớp học tiền sản càng sớm càng tốt bởi đây là nơi cung cấp nhiều kiến thức thai sản hữu ích từ các bác sĩ chuyên khoa. Đây cũng là nơi mẹ có thể gặp gỡ, chia sẻ, giao lưu với nhiều mẹ bầu khác. Khi thai 15 tuần tuổi, mẹ không còn phải “kiêng cữ” quá nhiều như 3 tháng đầu. Việc đi lại và tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ thuận lợi hơn. Mẹ nên rủ chồng hoặc bà nội, bà ngoại của bé cùng đi nhé. Việc này sẽ giúp các thành viên trong gia đình có thêm những kiến thức chăm sóc bé yêu chính xác và mới nhất. Đây là hình thức thai giáo tri thức rất nên thực hiện khi mang thai.

Trên đây là những nội dung được Mamibabi chia sẻ nhằm giúp mẹ bầu tự tin hơn, quên đi mọi lo lắng thường gặp trong giai đoạn mang thai 15 tuần. Ngoài những thông tin trên, mẹ có thể truy cập siêu ứng dụng Mamibabi để “bỏ túi” thêm nhiều kiến thức thai giáo hữu ích.

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.8 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sự phát triển của thai nhi
BÀI MỚI ĐĂNG