Thai 16 tuần phát triển như thế nào?

4.7/5 (140 đánh giá)

Thai nhi 16 tuần được coi là một trong những “thời điểm vàng” của thai kỳ bởi giai đoạn nguy hiểm nhất đã qua đi, bụng mẹ chưa quá to và nặng nề, các triệu chứng ốm nghén cũng đã giảm… Các mẹ bầu thường lên cho mình nhiều kế hoạch vào giai đoạn này. Tuy vậy, mẹ vẫn không nên chủ quan. Trong bài viết này, Mamibabi sẽ chia sẻ những vấn đề mẹ có thể gặp phải khi mang thai 16 tuần, bên cạnh đó là những xét nghiệm cần làm và cách thai giáo tốt nhất cho bé.

Thai 16 tuần phát triển như thế nào?

Video thai nhi 16 tuần tuổi

Thai 16 tuần nặng bao nhiêu?

Nếu ở tuần 15, thai nhi chỉ đạt 70g và dài 10cm thì bước sang tuần thứ 16, thai nhi đã tăng trưởng nhanh về trọng lượng. Cân nặng thai nhi 16 tuần thường rơi vào khoảng 146g, tương đương một trái bơ dù kích thước chỉ nhỉnh hơn một chút, khoảng 18,6 cm. 

Thai 16 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Qua hình ảnh siêu âm, mẹ bầu có thể nhận thấy có thêm cả sự thay đổi ở kích thước thai 16 tuần. Ở các tuần trước, phần đầu thường to hơn phần thân nhưng sang đến tuần này, kích thước phần đầu so với thân đã dần cân đối hơn. Đốt sống cổ dần hình thành và phát triển, hỗ trợ phần đầu thai được nâng lên cao hơn. 

Thính giác của thai 16 tuần tuổi có phần nhạy bén hơn do các dây thần kinh phát triển kết nối tín hiệu nhanh nhạy tới phần xương trong tai, giúp con bắt đầu nghe được những âm thanh truyền tới từ bên ngoài. Hệ thống xương khớp hoàn thiện giúp thai nhi cử động tay, chân linh hoạt và uyển chuyển hơn. Động mạch, tĩnh mạch và mao mạch hoàn thiện dần về chức năng và có thể phối hợp hiệu quả với các cơ quan khác tạo thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh.

Những thay đổi ở mẹ bầu mang thai 16 tuần

Khá nhiều người thắc mắc thai 16 tuần bụng to chưa nhưng thực tế, vòng 2 lại không phải bộ phận có sự thay đổi nhiều. Một số thay đổi dễ nhận thấy khi mẹ bầu bước sang tuần 16 là:

  • Cảm giác khó thở: Do tim phải co bóp thường xuyên hơn để cung cấp đủ oxy cho thai nhi nên nhịp tim nhanh hơn, ảnh hưởng tới hoạt động hít thở của mẹ bầu và gây nên tình trạng khó thở. 
  • Vòng 1 phát triển: Do nội tiết thai kỳ thay đổi làm kích thích tăng trưởng vòng 1. Sự thay đổi này sẽ tiếp tục kéo dài trong những tuần mang thai tới do liên quan tới việc phát triển tuyến sữa.
  • Đau mỏi xương khớp: Những cơn đau nhức tại vùng đốt sống lưng và cẳng chân làm giảm khả năng hoạt động của cơ thể là một trong những triệu chứng điển hình của các mẹ bầu có thai 16 tuần tuổi.
  • Chảy máu nướu răng: Do sự thay đổi các hóoc-môn thai kỳ ở cơ thể mẹ bầu. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu để thông báo về tình hình sức khỏe của răng miệng.
  • Đói nhanh hơn: Thai nhi 16 tuần tuổi đã có kích thước tương đối lớn so với kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Vì thế, nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi lúc này cũng ngày càng tăng cao, đòi hỏi cơ thể mẹ bầu cung cấp nhiều dưỡng chất hơn.
  • Táo bón: Do hoạt động của hệ tiêu hóa liên tục bị gián đoạn bởi ảnh hưởng của hệ nội tiết tố trong cơ thể. 

Thai 16 tuần phát triển như thế nào?

Thai 16 tuần gò cứng bụng

Trước hết, cảm giác gò cứng bụng ở giai đoạn này đôi khi là do cơn gò sinh lý, nhưng đôi khi là do nhầm lẫn. Đó có thể là cảm giác nặng bụng, mệt mỏi, nhất là khi mẹ ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế; cũng có khi là do thai nhi cử động nhiều, khiến mẹ có cảm giác như bụng bị gò. 

Tuy vậy đó đều là các hiện tượng bình thường thôi, để giảm cảm giác gò đó mẹ có thể thư giãn, nghỉ ngơi, thay đổi tư thế, nằm nghiêng sang trái… Điều quan trọng là mẹ đi khám thai đều đặn và bác sĩ cho biết thai nhi vẫn khỏe mạnh thì mẹ có thể an tâm nhé. 

Thai 16 tuần biết trai hay gái chưa?

Khi theo dõi kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ cho người mẹ biết được giới tính thai nhi. Như vậy, có thể nói, việc xác định thai nhi tuần thứ 16 là trai hay gái là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, hình ảnh siêu âm không hiện lên bộ phận sinh dục của bé do tư thế nằm không thuận lợi. Tỷ lệ này chỉ khoảng dưới 20%. 

Thai 16 tuần bụng to chưa?

Một vấn đề rất phổ biến nữa mà nhiều mẹ quan tâm, đó là mang thai 16 tuần bụng to chừng nào. Ở tuần này, bụng của mẹ bầu đã nhô lên khá rõ rồi, tuy nhiên, tùy cơ địa mỗi người mà độ to nhỏ sẽ khác nhau. Đây vẫn là giai đoạn trông mẹ thon gọn và nhẹ nhàng, chưa bị nặng nề đâu ạ. 

Thai 16 tuần đã máy chưa?

Một số mẹ thắc mắc là ở tuần này con đã biết máy chưa. Nếu mẹ đã xem các bài trước của Mamibabi thì hẳn đều biết rằng thai đã máy từ những tuần trước rồi chứ không phải đến tuần này mới máy đâu. Có 1 thuật ngữ sẽ phù hợp hơn với tuần 16 này, đó là thai đạp chứ không phải thai máy, bởi các chuyển động của con đã rõ ràng và mạnh mẽ hơn rồi. 

Tuy vậy, con đã đạp không có nghĩa là mẹ sẽ cảm thấy. Một số mẹ nhạy cảm, hoặc các mẹ đã từng đẻ có thể sẽ cảm thấy con đạp ở tuần này. Nhưng đa số các mẹ khác sẽ cảm thấy trễ hơn một chút, vào khoảng tuần thứ 18, 20. Vì vậy nếu ở tuần này mẹ chưa thấy con đạp cũng là điều bình thường mẹ nhé.

Khám thai tuần 16 gồm những gì?

Dù không cần lo lắng nhiều về tình trạng sức khỏe của mình như trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất nhưng mẹ bầu 16 tuần cũng không được lơ là việc kiểm soát chế độ sinh hoạt thường ngày. Song song với đó, mẹ cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiến hành thực hiện đầy đủ những xét nghiệm dưới đây. 

  • Xét nghiệm siêu âm đa chiều: phân tích các chỉ số thai 16 tuần và kiểm tra tình hình bệnh lý của thai nhi, giúp bác sĩ định hướng kế hoạch, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu. Bên cạnh đó, siêu âm với hình ảnh chân thực, rõ nét mang lại độ chính xác cao cũng là cơ sở để các bác sĩ theo dõi quá trình phát triển, là những căn cứ để chẩn đoán, kiểm tra tỷ lệ mắc bệnh dị tật bẩm sinh ở trẻ.
  • Các xét nghiệm sàng lọc bệnh lý: bằng cách kiểm tra cân năng, huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện các bệnh liên quan
  • Xét nghiệm Triple Test: Nếu chưa thực hiện Double Test, ở tuần 16, bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên làm Triple Test để phát hiện thai nhi có nguy cơ bị rối loạn nhiễm sắc thể do di truyền hay không.

Hình ảnh siêu âm thai nhi 16 tuần tuổi

Hình ảnh siêu âm thai nhi 16 tuần tuổi hiện nay đã được cải tiến với chất lượng tốt hơn, có thể cung cấp cho mẹ biết những thông tin sau. 

  • Kích thước tăng trưởng: Thai nhi 16 tuần tuổi phát triển nhanh chóng về cân nặng và chiều cao. Việc kiểm tra thông qua phương pháp siêu âm sẽ giúp theo dõi kích cỡ tăng trưởng của thai nhi để xác định tình trạng sức khỏe của bé yêu chính xác hơn.
  • Hoạt động cơ thể: Bé đã có những cử chỉ vận động nhỏ như nắm tay, duỗi chân, co chân, đạp thẳng... Tuy vậy, những cử động này có tốc độ chậm và lực nhẹ nên mẹ sẽ khó có thể nhận thấy nếu không nhờ có hình ảnh thai nhi 16 tuần trong bụng mẹ.
  • Biểu cảm khuôn mặt: Ngũ quan hình thành đầy đủ nên bé đã có thể biểu lộ một số trạng thái cảm xúc. Từ hình ảnh siêu âm 4D, mẹ có thể nhìn thấy rõ những cử chỉ này của con. 

Hình ảnh siêu âm thai nhi 16 tuần tuổi

Hình ảnh siêu âm thai nhi 16 tuần tuổi

Hình ảnh siêu âm thai nhi 16 tuần tuổi

Lưu ý cho mẹ bầu mang thai 16 tuần

Các triệu chứng thường gặp

  • Suy giãn tĩnh mạch: Việc thay đổi nội tiết tố và thường xuyên bổ sung máu cho thai nhi tác động trực tiếp tới cơ thể mẹ, tạo áp lực đối với các tĩnh mạch ở chân. Hơn nữa, thai nhi phát triển to hơn cũng gây chèn ép lên tĩnh mạch, gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch. Mẹ bầu cần thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng các cơ để lưu thông mạch máu, đả thông kinh mạch hiệu quả.
  • Ngạt mũi: Tình trạng ngạt mũi thường xuyên xảy ra đối với mẹ bầu 16 tuần do sự chèn ép các dây thần kinh gây nên. Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần vệ sinh mũi bằng nước muối hoặc dung dịch nước biển sâu để làm sạch bụi bẩn và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
  • Đi tiểu nhiều: Sự thay đổi của thai nhi tuần 16 dẫn đến hoạt động cơ thể mẹ bị rối loạn, hệ thống bài tiết cũng bị suy giảm về chức năng, bàng quang bị chèn ép khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn bình thường. Triệu chứng này sẽ được cải thiện hơn khi bước sang tháng tiếp theo.

Thai 16 tuần nên ăn gì?

Dưới đây là những thực phẩm bà bầu 16 tuần nên thêm vào chế độ ăn của mình:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: cung cấp canxi, kẽm, magie, các loại vitamin, photpho...
  • Hoa quả: táo, cam, chanh, lê, đu đủ, mận, đào, quýt, xoài... cung cấp nhiều vitamin và chất xơ. 
  • Thịt, cá và trứng: hỗ trợ quá trình tổng hợp axit amin và chuỗi polipeptit diễn ra trong cơ thể thai nhi.

Thai 16 tuần phát triển như thế nào?

Một vài gợi ý cho mẹ bầu mang thai 16 tuần

  • Xây dựng chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi ổn định. 
  • Giữ trạng thái cảm xúc cân bằng.
  • Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm có thành phần chứa chất kích thích có hại cho sức khỏe như cafein, nicotin, cồn... 
  • Chụp những bức ảnh lớn lên của bụng bầu qua mỗi tháng cũng là một ý tưởng khá hay để mẹ bầu và bé yêu thắt chặt sợi dây tình cảm và lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ.

Giải đáp thắc mắc thường gặp của mẹ bầu 16 tuần

Bộ phận sinh dục thai nhi 16 tuần

Bước sang tuần thai thứ 16, bộ phận sinh dục của bé đã hình thành đầy đủ. Với công nghệ siêu âm 4D và sự hỗ trợ của bác sĩ, ba mẹ có thể quan sát bộ phận này trên hình ảnh siêu âm.

Thai 16 tuần uống nước dừa được không?

Nước dừa rất tốt cho sức khỏe bà bầu và có thể uống trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên mẹ không nên uống quá nhiều vì có thể gây tiểu đường thai kỳ.

Thai 16 tuần là mấy tháng?

16 tuần là thời điểm mẹ và bé đang ở tháng thứ 4 của thai kỳ.

Thai 16 tuần bị tụt bụng

Trước hết, chúng ta cần hiểu khái niệm “tụt bụng" có nghĩa là thai nhi tụt thấp xuống, và thuật ngữ này thường được dùng để chỉ việc thai nhi đang sẵn sàng và chuẩn bị để ra đời.

Tuy nhiên, còn một thuật ngữ khác dễ bị nhầm với tụt bụng, đó là chửa bụng dưới, còn gọi là mang thai bụng dưới. Đó là khi bụng bầu to và chèn ngang ở phần dưới bụng. Tuy nhiên, điều đó không có gì nguy hiểm cả, mà chỉ phản ánh cơ bụng của mẹ và vị trí nằm của con thôi. 

Nếu mẹ không thấy mình có các dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra máu, hay mất đi các dấu hiệu mang thai thì không cần lo lắng. 

Thai Giáo Tuần Thứ 16 – Hướng Dẫn Thai Giáo Cho Mẹ Bầu

Thai 16 tuần tuổi tiếp tục là thời điểm lý tưởng để mẹ chú trọng hơn tới các hình thức thai giáo xúc giác cho bé. Dưới đây là những hoạt động thai giáo mẹ nên làm trong tuần này:

  • Chơi trò kiến bò: Đây là một trò chơi nhẹ nhàng, thú vị, và cũng là cách thai giáo xúc giác hiệu quả. Mẹ hãy dùng các đầu ngón tay của mình nhẹ nhàng di chuyển trên bụng như thể một đàn kiến đang bò. Hoặc mẹ cũng có thể chỉ dùng 2 ngón tay trỏ và giữa làm động tác như đang “đi bộ” trên bụng. Mẹ hãy chơi trò này cùng bé khoảng 2 – 5 phút mỗi lần nhé. Khi chơi cùng bé, mẹ có thể kết hợp cùng thai giáo ngôn ngữ bằng cách trò chuyện cùng bé: “Các bạn kiến đang chơi đùa cùng Min của mẹ này!”
  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng: Đây tiếp tục là một hình thức thai giáo vận động dễ làm và hữu ích cho mẹ bầu và thai nhi. Bằng cách tập các bài thể dục đơn giản, kết hợp hít vào – thở ra nhịp nhàng, mẹ bầu sẽ cải thiện sức khỏe, hạn chế béo phì, đem lại những giây phút thư giãn cho cơ thể. Bé yêu trong bụng cũng sẽ cảm nhận được những chuyển động từ tốn và cảm thấy mình đang được kết nối cùng mẹ.
  • Đọc sách “Hạt giống tâm hồn”: Những câu chuyện ý nghĩa trong các cuốn sách “Hạt giống tâm hồn” hẳn đã rất nổi tiếng và được nhiều mẹ bầu biết đến. Trong thời gian mang thai, ngoài việc đọc sách về chăm sóc sức khỏe bà bầu và sau sinh, hay các loại sách kỹ năng, mẹ bầu hãy dành thời gian đọc sách “Hạt giống tâm hồn” nhé. Mẹ có thể đọc thầm, cũng có thể đọc to để bé yêu cùng nghe. Đây là cách thai giáo tri thức, thai giáo cảm xúc rất hữu ích cho cả mẹ và bé.

Trên đây là chi tiết những việc mẹ cần làm và những nội dung thai giáo hữu ích mà Mamibabi muốn chia sẻ với các mẹ bầu mang thai 16 tuần tuổi. Để cập nhật thường xuyên những chia sẻ về mang thai từng tuần, mẹ hãy nhanh tay tải và truy cập siêu ứng dụng Mamibabi nhé!

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.7 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sự phát triển của thai nhi
BÀI MỚI ĐĂNG