Thai 14 tuần phát triển như thế nào? Biết trai hay gái chưa?

4.5/5 (277 đánh giá)

Thai 14 tuần biết trai hay gái chưa? Thai 14 tuần bụng đã to chưa? Thai giáo 14 tuần nên làm những gì?... Rất nhiều điều thú vị đang chờ đón mẹ và bé trong bài viết này. Thai 14 tuần đánh dấu một bước ngoặt quan trọng. Đây là lúc mẹ và bé chính thức bước vào tam cá nguyệt thứ 2. 

Thai 14 tuần phát triển như thế nào? Biết trai hay gái chưa?

Thai 14 tuần nặng bao nhiêu?

Cơ thể thai nhi trong giai đoạn này tương đương một quả chanh vàng với cân nặng 93g và chiều dài khoảng 14,7cm.

Thai 14 tuần phát triển như thế nào

Em bé ở tuần thứ 14 có sự thay đổi khá lớn về tổng thể, bao gồm toàn bộ hệ thống cơ quan bên trong cũng như hình dáng bên ngoài. Khuôn mặt thai nhi lúc này đã hình thành đầy đủ ngũ quan với mắt, mũi, miệng, tai và lông mày. Tuy nhiên, phần lông mày vẫn còn khá mờ nhạt, chỉ giống như một lớp lông tơ mỏng được phủ bên trên đôi mắt. 

Trong giai đoạn này, bà bầu hoàn toàn có thể thực hiện phương pháp siêu âm để nhìn rõ hơn khuôn mặt và hình dáng của bé yêu. Nếu như ở những tuần thai trước, phần cổ của bé khá ngắn và chưa thực sự phát triển hết thì đến thời điểm này, phần cổ đã có sự thay đổi về độ dài, đồng thời cẳng chân và cẳng tay của thai nhi cũng dài hơn tuần trước đó. 

Đường ruột và hệ tiêu hóa ngày càng hoàn thiện về mặt chức năng, hỗ trợ quá trình bài tiết và đào thải độc tố, các chất dư thừa trong cơ thể hiệu quả hơn. Phần màng mỏng bọc xung quanh bàn tay và bàn chân xuất hiện ở các tuần mang thai trước đó đã biến mất giúp thai nhi cử động dễ dàng hơn. 

Thai 14 tuần phát triển như thế nào? Biết trai hay gái chưa?

Những thay đổi ở mẹ bầu 14 tuần

  • Triệu chứng thai nghén giảm thiểu đáng kể: Cảm giác buồn nôn, đau thắt dạ dày, chán ăn, mất vị giác... sẽ xuất hiện với tần suất ít, giúp mẹ ăn uống ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn.
  • Thể trạng tốt hơn: 14 tuần tuổi là giai đoạn khá ổn định vì bé yêu cơ bản đã phát triển toàn diện về thể chất, lượng nội tiết thai kỳ cũng được cân bằng, làm giảm các dấu hiệu mệt mỏi, uể oải, kiệt sức... 
  • Cảm xúc đã dần ổn định: Bước sang tuần thai thứ 14, mẹ đã dần cảm thấy quen thuộc hơn với những sự thay đổi của cơ thể trong thời kỳ mang thai. Chính vì thế, những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, bồn chồn, cáu kỉnh, buồn bã... cũng không tìm đến nhiều như trước. Thay vào đó, mẹ sẽ cảm nhận được niềm vui và trách nhiệm khi cùng thai nhi bước sang một giai đoạn mới quan trọng, đó là 3 tháng giữa
  • Kích cỡ vòng 1 tăng: Vòng 1 sẽ lớn hơn nhiều so với các tuần mang thai trước nhưng lại giảm được cảm giác đau và căng tức. Một số nốt mụn nhỏ có thể xuất hiện ở giai đoạn này nhưng mẹ không cần phải lo lắng vì đây là dấu hiệu bình thường xảy ra khi có sự thay đổi nội tiết trong cơ thể.

Thai 14 tuần bụng đã to chưa?

Ở tuần 14, thai nhi dù có trọng lượng gần gấp đôi thai tuần 13 nhưng em bé vẫn nhỏ, chỉ vỏn vẹn bằng một quả chanh vàng. Với kích thước như vậy, cơ thể mẹ trong thời gian này vẫn chưa lộ quá rõ bụng bầu, mà chỉ nhỉnh hơn một chút so với tuần trước đó. Khi bước sang những tuần thai tiếp theo, đặc biệt là khoảng từ tuần 16 đến tuần 20, bụng bầu mới bắt đầu nhô to hơn và tăng dần về kích cỡ. 

Thai 14 tuần phát triển như thế nào? Biết trai hay gái chưa?

Thai 14 tuần biết trai hay gái chưa?

Ngay sau khi quá trình thụ tinh diễn ra thành công những tuần đầu, các nhiễm sắc thể giới tính đã dần được xác định. Nhưng phải đến những tuần sau đó, bộ phận sinh dục của bé mới biểu hiển rõ hơn ở hình dáng bên ngoài. Ở tuần thứ 14, dù một số mẹ đã biết được giới tính thai nhi nhưng kết quả này chưa thể chính xác 100% bởi bộ phận sinh dục thai nhi 14 tuần chưa rõ ràng. Do đó, mẹ nên kiên trì chờ đợi thêm và siêu âm lại ở những tuần sau.  

Siêu âm thai 14 tuần

hình ảnh thai nhi 14 tuần tuổi

Lời khuyên giúp bà bầu 14 tuần sống vui khỏe 

Thai 14 tuần nên ăn gì?

Các nhóm thực phẩm dinh dưỡng mà bà bầu mang thai 14 tuần không thể bỏ qua bao gồm: 

  • Thực phẩm giàu vitamin K, vitamin B9, vitamin B6, vitamin B12... giúp phòng ngừa bệnh thai sản, dị tật bẩm sinh, hội chứng rối loạn đông máu, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho thai nhi... Mẹ có thể bổ sung hàm lượng các chất dinh dưỡng này thông qua một số thực phẩm như cà chua, rau cần tây, trứng gà, quả bơ, các loại đậu, súp lơ, đu đủ chín...
  • Thực phẩm có chứa hàm lượng beta - carotene, sắt, DHA, kẽm, photpho, protein, canxi... giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh toàn diện, hỗ trợ cải thiện sức khỏe thị lực, trí não, xương khớp và tim mạch, thường có trong các thực phẩm như chuối, khoai lang, cà rốt, xoài, thịt bò, cá hồi, yến mạch, ngũ cốc....
  • Thực phẩm giàu chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây tươi. Nhóm dinh dưỡng này có tác dụng làm giảm các triệu chứng táo bón ở mẹ bầu, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ thai nhi trước các tác nhân gây hại tới sức khỏe.
  • Chất béo lành mạnh omega 3 có trong dầu oliu, lạc, vừng, hạt óc chó, hạt hạnh nhân... giúp hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch, tăng cường hoạt động trí não ở thai nhi. Bên cạnh đó, omega 3 còn giúp các bà bầu nuôi dưỡng sắc tố làn da, cải thiện màu da chống khỏi thâm sạm, ảnh hưởng của tia UV, quá trình lão hóa...
  • Tinh bột “thông minh” không chỉ cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể mà còn tạo cảm giác no lâu hơn cho mẹ, giúp duy trì các hoạt động thể chất, tránh mệt mỏi, đuối sức cho mẹ bầu Các loại thực phẩm chứa tinh bột “thông minh” bao gồm bánh mì gối, khoai lang, khoai tây, ngô, bún gạo, miến...

Thai 14 tuần phát triển như thế nào? Biết trai hay gái chưa?

Thói quen sinh hoạt cho mẹ bầu 14 tuần

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, mẹ cần chú ý hơn tới các thói quen sinh hoạt hằng ngày để đảm bảo thai nhi 14 tuần tuổi phát triển ổn định nhất. 

  • Nghỉ ngơi hợp lý: Bà bầu nên duy trì thói quen nghỉ ngơi điều độ trong suốt thời gian mang thai, ngủ ít nhất 8 tiếng/ngày để tạo khoảng nghỉ cho cơ thể hồi phục sức lực, tránh bị mệt mỏi, kiệt sức, tụt huyết áp...
  • Luyện tập thể thao vừa sức: Thai 14 tuần tuổi sẽ phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn nếu mẹ biết cách tập luyện thể thao phù hợp. Các bài tập thể dục không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu và thai nhi mà còn giúp gắn kết tình cảm giữa mẹ và con thêm bền chặt, gần gũi.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với người khác tại nơi công cộng, không sử dụng các đồ dùng cá nhân chung với người khác... để đảm bảo vệ sinh, phòng tránh các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, làm ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.
  • Tiêm phòng: Mang thai là lúc bà bầu cần chú ý đặc biệt tới tình trạng sức khỏe của bản thân bởi nếu cơ thể không may nhiễm bệnh, vi khuẩn có thể trực tiếp tấn công thai nhi, gây ra các bệnh nguy hiểm như quai bị, viêm gan, tim mạch, dị tật... Vì vậy, mẹ nên thực hiện tiêm phòng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để phòng bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bé yêu. 

Mẹ nên có kế hoạch gì khi mang thai 14 tuần tuổi

Đây là thời điểm mẹ đã quen với những sự thay đổi của cơ thể và dần cảm thấy ổn định hơn cả về thể trạng sức khỏe và trạng thái tâm lý. Vậy trong giai đoạn này, mẹ nên làm gì và có kế hoạch như thế nào để chuẩn bị cho khoảng thời gian sắp tới? Lời khuyên tốt nhất dành cho mẹ là nên tập trung tìm hiểu thêm kiến thức sinh sản để có sức khỏe và tâm lý tốt nhất, sẵn sàng cho thời điểm “vượt cạn”. Mẹ cũng có thể thư giãn, giải tỏa tinh thần với những chuyến du lịch vui vẻ bên gia đình, người thân, bạn bè. 

Cần lưu ý gì khi mang thai 14 tuần?

Mang thai là một hành trình đầy gian nan và vất vả nhưng cũng không thiếu những niềm vui, niềm hạnh phúc. Trong quá trình mang thai, đặc biệt là tuần thai kỳ thứ 14, mẹ nên lưu ý một số điểm sau đây để bảo vệ an toàn sức khỏe cho thai nhi.  

  • Thực hiện thêm một số xét nghiệm khác bên cạnh siêu âm hình ảnh để tiến hành sàng lọc các bệnh lý thường gặp trong thời gian mang thai. Trong một số trường hợp đặc biệt, phương pháp chọc ối được bác sĩ đánh giá cao và khuyên sử dụng bởi quá trình thực hiện nhanh, giúp dò tìm tác nhân gây bệnh chính xác thông qua việc kiểm tra nước ối. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp các bác sĩ kiểm tra được mức độ nước ối có trong màng bọc thai nhi, phòng tránh các trường hợp bị vỡ, thiếu hoặc dư nước ối, gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi sau này.
  • Thực hiện chế độ “ăn chín, uống sôi”, mẹ ăn những thực phẩm đã thông qua chế biến kỹ, tuyệt đối không ăn đồ tái, đồ sống như các món gỏi, nộm, tiết canh... để phòng ngộ độc và giun sán. Bà bầu cần uống nhiều nước nhưng lưu ý chỉ nên uống nước đun sôi để nguội, không được sử dụng nước trực tiếp từ vòi nước máy. 
  • Khi tắm, mẹ nên bật nhiệt độ nước vừa phải, không quá nóng vì nước nóng có thể làm mao mạch giãn nở, gây tăng nhiệt cho cơ thể và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Nước quá nóng cũng có thể khiến da mẹ bầu khô hơn và làm tăng nguy cơ rạn nứt da, nhất là trong mùa đông.

Thai giáo tuần thứ 14 – Hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu

Tuần 14 là tuần đầu tiên của tam cá nguyệt thứ 2. Mẹ bầu chắc chắn cảm thấy rất háo hức vì đã cùng bé yêu bước qua 3 tháng đầu tiên tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. 3 tháng giữa là thời điểm lý tưởng nhất để mẹ thực hành thai giáo cho bé mỗi ngày. Dưới đây là những hoạt động mẹ nên làm cho thai 14 tuần tuổi.

  • Massage bụng bầu: Trong 3 tháng đầu tiên, để đảm bảo an toàn cao nhất, mẹ nên tránh massage và xoa bụng hàng ngày. Nhưng đến 3 tháng giữa, mẹ đừng bỏ qua việc massage bé yêu nhé. Bé sẽ cảm thấy rất dễ chịu, giống như mình đang được ôm ấp, yêu thương. Cách tương tác trực tiếp này cũng giúp gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé hơn, và giúp mẹ có tinh thần tốt hơn khi mang thai. Đây là phương pháp thai giáo vận động quan trọng mẹ nên thực hiện với thai 14 tuần tuổi.
  • Đi du lịch cùng người thân: 3 tháng giữa thường là giai đoạn các mẹ bầu khỏe mạnh, ít ốm nghén và tràn đầy năng lượng nhất. Khi thai 14 tuần, mẹ có thể cùng người thân sắp xếp một chuyến “babymoon” thật đáng nhớ. Đây vừa là thai giáo vận động, vừa là thai giáo cảm xúc với vô vàn lợi ích cho cả mẹ và bé. Mẹ lưu ý nên chọn những địa điểm du lịch an toàn, dễ di chuyển, thời tiết dễ chịu để cả gia đình có những trải nghiệm tuyệt vời nhất nhé!
  • Sắp xếp công việc: Mẹ hãy tận dụng 3 tháng giữa để lên một “to-do-list” những việc cần làm cho mình nhé. Mẹ có thể “tranh thủ” giải quyết những việc quan trọng nhất ở cơ quan, lên lịch tham gia một vài lớp tiền sản, đọc thêm một số cuốn sách về mang thai an toàn và chăm sóc bé yêu, gặp gỡ bạn bè hoặc mua sắm đồ dùng cần thiết. Thời điểm thai 14 tuần bụng mẹ còn khá nhỏ, việc đi lại, vận động khá tiện lợi, mẹ hãy làm những điều quan trọng vào thời điểm này nhé!

Qua bài viết trên, chắc hẳn, mẹ đã hiểu thêm về quá trình phát triển của thai nhi, đồng thời có thêm kiến thức thai giáo cho giai đoạn này. Để có thêm nhiều thông tin bổ ích liên quan đến giai đoạn thai 14 tuần tuổi và những tuần sau đó, mẹ hãy nhanh tay tải và truy cập siêu ứng dụng Mamibabi ngay nhé!

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sự phát triển của thai nhi
BÀI MỚI ĐĂNG