Khi có thai 9 tuần tuổi và bị ra máu, chắc chắn nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy hoang mang. Bài viết này sẽ giúp mẹ biết cách xử lý tốt nhất. Bên cạnh đó là những thông tin quan trọng liên quan tới sự thay đổi của mẹ và thai nhi 9 tuần tuổi cần lưu ý.
Sự thay đổi lớn nhất khi thai nhi bước sang tuần thai thứ 9 là sự phát triển mạnh của nhiều bộ phận như chi xương khớp và hệ thống các cơ quan nội tạng.
Về vẻ ngoài, khuôn mặt của bé tuy không có nhiều khác biệt so với các giai đoạn mang thai trước nhưng khuôn miệng đã có sự thay đổi. Khớp hàm cơ bản đã phát triển. Đây cũng là thời điểm thai nhi cứng cáp hơn, các ngón tay, ngón chân dài hơn một chút và tách nhau rõ, không còn nối nhau như “màng vịt” giữa các ngón.
Thai 9 tuần tuổi sẽ đạt 2g với kích cỡ chiều dài khoảng 2.3 cm, tương đương quả oliu hoặc dâu tây nhỏ.
Bước sang giai đoạn này, cơ thể mẹ về cơ bản không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, dấu hiệu mệt mỏi vẫn chưa biến mất, có thể xuất hiện với những triệu chứng kèm theo sau đây:
Sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi có ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ bầu. Dưới đây là một số biểu hiện của cơ thể mà bà bầu có thể gặp phải.
Tuần thứ 9 là khoảng thời gian quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của thai nhi. Đây cũng là lúc tim thai đã hoạt động tương đối ổn định nên siêu âm trong giai đoạn này sẽ dò được tim thai, thu nhận các chỉ số về sức khỏe để xác định mức độ phát triển của bé, đồng thời phát hiện bệnh lý nếu có.
Tại thời điểm này, việc lựa chọn hình thức siêu âm đóng vai trò quan trọng, quyết định đến tính chính xác của hoạt động kiểm tra. Có hai hình thức siêu âm thịnh hành hiện nay, đó là siêu âm bụng và siêu âm đầu dò. Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi mang thai ở tuần thứ 9, mẹ nên lựa chọn hình thức siêu âm đầu dò để dễ can thiệp sâu, giúp lấy dữ liệu và các chỉ số chính xác hơn.
Khi thực hiện siêu âm ở tuần 9, mẹ không chỉ nhận thông tin về chỉ số sức khỏe và mức độ phát triển của thai nhi mà còn có thể theo dõi hình dáng, nhịp tim thai và quá trình hình thành của các hệ cơ quan khác. Thai nhi 9 tuần tuổi nhìn chung đã phát triển tương đối hoàn chỉnh về tim thai, khớp hàm và các đốt xương khớp cơ bản cũng như mao mạch trên cơ thể. Vì vậy, mẹ cần đi siêu âm để kiểm tra tim thai, túi thai, phòng tránh tình trạng sảy thai hoặc bị ít nước ối.
Chảy máu âm đạo là hiện tượng đôi khi gặp phải khi mang thai. Đây cũng là một trong những biểu hiện thông báo cơ thể đang mang bầu. Tuy nhiên, trong trường hợp bị chảy máu bất thường, thai phụ nên tiến hành thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay được hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Thai 9 tuần bị ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của mẹ bầu hoặc thai nhi. Nguyên nhân gây ra có liên quan đến một số vấn đề như âm đạo bị viêm nhiễm do nấm hoặc vi khuẩn, sảy thai... Với mỗi trường hợp bệnh sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau, cụ thể:
Sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn 9 tuần tuổi vô cùng quan trọng nên mẹ bầu cần chú ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý.
Ở giai đoạn này, thai nhi đã hình thành ngón tay, ngón chân và có thể tạo ra những cử động cơ bản nhờ các khớp xương vững chắc. Thai nhi 9 tuần tuổi có thể đã biết đạp, tuy nhiên dấu hiệu này chưa thực sự rõ ràng bởi lúc này, bé chỉ có thể thực hiện những động tác nhẹ nhàng. Đa số mẹ cần chờ tới tháng thứ 3 hoặc 4 để cảm nhận được hiện tượng thai máy.
Thông thường, tim thai đã có thể hoạt động mạnh mẽ ở tuần thai thứ 6. Do đó, khi mang thai đến tuần thứ 9 mà các mẹ bầu vẫn chưa thấy dấu hiệu của tim thai thì nên đi kiểm tra tại bệnh viện để phát hiện vấn đề và tìm cách xử lý.
Bụng của mẹ bầu mang thai 9 tuần tuổi đã to hơn một chút. Nhưng do kích thước, cân nặng thai nhi thời điểm này trung bình chỉ khoảng 2g nên nếu nhìn từ bên ngoài, không thể dễ dàng đoán được đang có thai hay không. Bà bầu sẽ bắt đầu tăng kích cỡ vùng bụng rõ rệt khi mang thai tháng thứ 4 trở đi.
Khi thai 9 tuần tuổi, bộ phận sinh dục đã hiện ra nhưng chưa rõ nên chưa thể xác định được giới tính khi siêu âm.
Tuy đã biết máy nhưng con vẫn chưa bám chắc vào tử cung, vì vậy trong tuần thứ 9 này cũng như trong 3 tháng đầu, mẹ hãy cẩn trọng trong các sinh hoạt hàng ngày của mình nhé.
Chiều dài đầu mông (CRL) từ 23 - 30 mm
Tim thai 9 tuần tuổi có nhịp đập trung bình 170 nhịp/phút, hệ thống tĩnh mạch và động mạch hình thành tương đối hoàn chỉnh.
Trên đây là những thông tin giải đáp tất cả thắc mắc của mẹ bầu về thai 9 tuần tuổi. Để cập nhật thường xuyên kiến thức thai giáo, tìm hiểu thêm cẩm nang thai kỳ những tháng tiếp theo, hãy tải ngay ứng dụng Mamibabi ngay mẹ nhé!
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv