Tư vấn     Thai giáo
Mamibabi Tư vấn
THAI 9 TUẦN TUỔI: MỌI ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ GIÚP BÉ PHÁT TRIỂN TỐT NHẤT

Dưới đây là chia sẻ của anh Phạm Ngọc Thắng, nhà sáng lập ứng dụng thai giáo Mamibabi, đồng thời là tác giả cuốn sách “Rủ chồng thai giáo” về sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi:

- Thai 9 tuần là mấy tháng?
- Thai 9 tuần kích thước bao nhiêu?
- Thai 9 tuần CRL bao nhiêu?
- Thai 9 tuần phát triển như thế nào?
- Thai 9 tuần đã máy chưa?
- Thai 9 tuần đã bám chắc chưa?
- Thai 9 tuần nhịp tim bao nhiêu?
- 9 tuần chưa có tim thai
- Thai 9 tuần bị lưu
- Thai 9 tuần đau bụng lâm râm
- Thai 9 tuần không có phôi
- Khám thai tuần thứ 9
- Sự thay đổi của mẹ bầu 9 tuần
- Thai 9 tuần bụng to chưa?
- Nhạc cho thai nhi 9 tuần
- Thai giáo tuần thứ 9
- Thai 9 tuần nên ăn gì?
- Vận động tuần thứ 9 thai kỳ

💙 THAI 9 TUẦN LÀ MẤY THÁNG?
Thai 9 tuần là lúc mẹ và bé đang ở tháng thứ 3 của thai kỳ.

💙 THAI 9 TUẦN KÍCH THƯỚC BAO NHIÊU?
Lúc này bé nặng khoảng 2g, dài 23mm, tương đương 1 quả ôliu hoặc 1 quả nho. Chiều dài này chính là chiều dài đầu đến mông của bé, trong tiếng anh gọi là Crown Rump Length, viết tắt là CRL. Các mẹ xem trên giấy siêu âm cũng sẽ thấy có chỉ số CRL đó ạ.

💙 THAI 9 TUẦN CRL BAO NHIÊU?
Chỉ số đầu mông, tức là CRL của thai 9 tuần tuổi là 23 – 30cm

💙 THAI 9 TUẦN PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?
Ở tuần này, con đã có một số thay đổi. Đầu của con vẫn là phần to nhất của cơ thể, nhưng trông con đã cân đối hơn so với tuần trước, nghĩa là tỉ lệ giữa đầu và thân đã không còn chênh lệch nhau quá nhiều nữa rồi. Não con đang phát triển và phần trán phình to ra.
Các ngón chân của con cũng đã xuất hiện, các cơ nhỏ ở chân và tay cũng đã được hình thành nên con sẽ có một số cử động ngẫu hứng. Con có thể uốn cong phần cổ tay của mình một cách linh hoạt. Móng tay và móng chân con cũng đã được hình thành và mỗi ngày một hoàn thiện.
Ở tuần này, con cũng đã biết nuốt nước ối và tiểu ra chính nguồn nước ối ấy ở trong bụng mẹ.

💙 THAI 9 TUẦN ĐÃ MÁY CHƯA?
Một số mẹ thắc mắc con ở tuần thứ 9 con đã biết máy chưa, và câu trả lời là con đã máy rồi mẹ nhé. Con biết máy từ tuần 7 hoặc 8 cơ mẹ ạ.

💙 THAI 9 TUẦN ĐÃ BÁM CHẮC CHƯA?
Tuy đã biết máy nhưng con vẫn chưa bám chắc vào tử cung, vì vậy trong tuần thứ 9 này cũng như trong 3 tháng đầu, mẹ hãy cẩn trọng trong các sinh hoạt hàng ngày của mình nhé.

💙 THAI 9 TUẦN NHỊP TIM BAO NHIÊU?
Tim thai vẫn luôn là một trong những vấn đề nhiều mẹ quan tâm nhất. Ở tuần thứ 9, nhịp tim của con sẽ đạt đỉnh điểm, nghĩa là cao hơn so với các tuần trước đó, vào khoảng 140 - 170 nhịp/phút, và cũng có những lúc lên tới 180 nhịp.

Một số mẹ hỏi nhịp tim 180 có phải là cao quá hay bất thường không, thì điều này chưa chắc mẹ nhé. Ở tuần thứ 9, tim thai của bé vẫn đang phát triển, nhịp tim chưa ổn định, vì vậy nhịp tim 180 không có nghĩa là bé mắc bệnh nào đó. Có những khi bé vận động, quẫy đạp nhiều cũng sẽ làm nhịp tim tăng lên. Ở tuần thứ 12 nhịp tim của bé mới ổn định, mẹ hãy kiểm tra lại vào thời điểm đó nhé.

💙 9 TUẦN CHƯA CÓ TIM THAI
Đối với 1 số trường hợp thai 9 tuần nhưng chưa có tim thai, nguyên nhân có thể do sai sót trong quá trình khám thai, nhưng cũng có thể do sảy thai, thai ngoài tử cung. Nếu mẹ mới khám thai lần đầu ở tuần thứ 9 thì mẹ có thể đi khám thêm ở nơi khác, hoặc khám lại sau 3 ngày nữa. Nếu mẹ đi khám lại rồi, siêu âm đầu dò rồi, mà vẫn chưa có tim thai thì khả năng thai ngừng phát triển là rất cao. Lúc này mẹ hãy làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nhé.

💙 THAI 9 TUẦN BỊ LƯU
Thai ngừng phát triển, hay thai chết lưu ở tuần thứ 9 thường sẽ có những dấu hiệu sau: Đầu tiên là không nghe được tim thai khi siêu âm, bụng mẹ không phát triển lớn hơn, không còn các dấu hiệu ốm nghén, ngực không còn căng tức, đau bụng lâm râm và ra dịch màu đen, nước ối chảy ra… Khi đó mẹ hãy tới gặp bác sĩ ngay để được hướng dẫn cụ thể nhé.

💙 THAI 9 TUẦN ĐAU BỤNG LÂM RÂM
Đau bụng lâm râm có thể là một trong những dấu hiệu của việc thai ngừng phát triển ở tuần thứ 9. Tuy nhiên không phải lúc nào đau bụng lâm râm cũng là thai lưu đâu mẹ nhé. Có rất nhiều bà bầu gặp phải hiện tượng đau bụng như vậy trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân có thể do giãn cơ, dây chằng, do ốm nghén, táo bón, khó tiêu… Mẹ chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ đỡ.

Tuy nhiên nếu mẹ thấy đau bụng ngày một nhiều hơn, xuất hiện dày đặc hơn, và kèm theo các biểu hiện như ra máu, đi ngoài, choáng váng, ngất xỉu… thì tới gặp bác sĩ ngay nhé!

💙 THAI 9 TUẦN KHÔNG CÓ PHÔI
Ngoài việc không có tim thai như mình vừa nói lúc nãy thì hiện tượng không có phôi thai cũng khiến rất nhiều mẹ bầu lo lắng. Điều này có thể do sai sót trong quá trình khám thai, nhưng cũng có thể đó là hiện tượng trứng rỗng, sau đó sẽ gây ra sảy thai. Vì vậy tốt nhất sau khi khám thai, mẹ hãy nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, và hãy chắc chắn là mình đã khám thai một cách kỹ lưỡng rồi.

💙 SỰ THAY ĐỔI CỦA MẸ BẦU 9 TUẦN
Việc khám thai ở thời điểm này sẽ phức tạp, khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Mẹ bầu chắc chắn sẽ khó tránh khỏi mệt mỏi, nhất là khi ở tuần này nhiều mẹ vẫn đang ốm nghén, buồn nôn, chóng mặt, đi tiểu nhiều, đau tức ngực… Đó đều là các biểu hiện thường gặp khi mang bầu. Các mẹ hãy cố gắng lên nhé.

💙 THAI 9 TUẦN BỤNG TO CHƯA?
Có một số mẹ thắc mắc là ở tuần thứ 9 bụng đã to chưa, và sợ là bụng mình bị bé quá, rồi con mình bị còi. Ở thời điểm này bụng mẹ vẫn chưa to lắm đâu ạ, mới chỉ nhú hơn chút thôi. Nếu mẹ mặc các loại áo rộng thì những người xung quanh có thể cũng không biết là mẹ đang mang bầu đâu. Con mới chỉ ở giai đoạn đầu thai kỳ nên mẹ đừng vội lo con còi ạ, con mới to bằng quả nho thôi mà, mẹ đi khám về bác sĩ bảo mẹ khỏe con khỏe là được.

💙 NHẠC CHO THAI NHI 9 TUẦN
Để thai nhi tiếp tục phát triển khỏe mạnh, mẹ đừng quên cho con nghe nhạc mỗi ngày nhé! Mamibabi đã có sẵn rất nhiều nhạc cho thai nhi 9 tuần, mẹ hãy vào app và bật ngay cho con nghe nhé.

💙 THAI GIÁO TUẦN THỨ 9
Ngoài việc cho con nghe nhạc, mẹ có thể thai giáo cho con với 3 cách dưới đây

Thứ 1 là hát cho bé nghe. Khi có thai 9 tuần tuổi, ngoài việc cho bé nghe nhạc, mẹ và các thành viên trong gia đình nên dành thời gian hát cho bé nghe. Những lời hát của mọi người trong gia đình bao giờ cũng chứa đựng nhiều tình yêu thương, sẽ rất tốt cho cả thể chất và tinh thần của bé. Nếu có thể, mẹ hãy hát các bài hát ru cho bé nghe nhé. Theo Giáo sư Trần Văn Khê, hát ru có tác động lớn tới thai nhi, giúp gắn kết tình cảm mẹ con, giúp bé phát triển khỏe mạnh và có xu hướng cảm thụ âm nhạc tốt hơn. Đây không chỉ là thai giáo âm nhạc mà còn là hình thức thai giáo ngôn ngữ và thai giáo cảm xúc hiệu quả.

Việc thứ 2 mẹ nên làm là đọc thơ. Thơ không chỉ có nội dung hay mà còn có nhịp điệu đặc biệt, giúp cả mẹ và bé cảm thấy thư giãn hơn. Mẹ nên đọc các bài thơ thiếu nhi có nội dung vui vẻ và câu từ đơn giản cho bé nhé. Hiện tại, con chưa thể nghe được những âm thanh bên ngoài, những tất cả những âm thanh dễ chịu, tích cực đều sẽ tác động tốt tới chất lượng nước ối cũng tới sự phát triển của con.

Việc thứ 3 mẹ nên làm là cùng con tìm hiểu kiến thức mới. Đây là phương pháp thai giáo trí tuệ, còn gọi là thai giáo tri thức rất được người Do Thái khuyến khích. Trong thời gian mang bầu, mẹ nên dành thời gian cùng thai nhi học hỏi những kiến thức mới qua sách báo, tranh ảnh, internet hoặc các sự kiện đặc biệt. Việc này không chỉ giúp mẹ nâng cao hiểu biết mà còn giúp thai nhi thông minh hơn ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

💙 THAI 9 TUẦN NÊN ĂN GÌ?
Ngoài việc cùng con nghe nhạc, ca hát, đọc thơ và học hỏi mỗi ngày, mẹ cũng đừng quên việc quan trọng nhất của mình, đó là ăn uống đầy đủ mẹ nhé.
Ở tuần này, có 2 điều mẹ cần lưu ý: Thứ 1 là mẹ nên ăn các món ăn thanh đạm, ít dầu mỡ, đặc biệt là các món hấp, như vậy sẽ tốt cho sức khỏe. Thứ 2 là mẹ nên chú trọng việc bổ sung axit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, đồng thời góp phần bảo vệ em bé khỏi các bệnh tật sau khi sinh.
Ngoài việc bổ sung viên uống, mẹ nên ăn thêm các thực phẩm chứa nhiều axit folic như: súp lơ, bắp cải, bí ngô, nấm, đậu cô ve, quả bơ, dưa vàng, trứng, măng tây…
Một số món đơn giản mẹ có thể tham khảo trong tuần này là: Nấm hấp sả, bắp cải cuộn thịt hấp, trứng hấp hải sản kiểu nhật, cháo thịt heo bí ngô…

💙 VẬN ĐỘNG TUẦN THỨ 9 THAI KỲ
Bên cạnh việc ăn uống đủ chất, mẹ nên chú trọng tới vận động cho cả thân và tâm như tập yoga, làm việc nhà nhẹ nhàng hay đi bộ. Khi đi bộ, mẹ lưu ý một số điều sau:
Chọn giày mềm, vừa chân, ma sát tốt, chống trơn trượt
Đi bộ tại những nơi an toàn, bằng phẳng, không khí trong lành
Nên đi bộ cùng bố hoặc người thân, bạn bè thay vì đi một mình
Đi bộ 30 phút mỗi ngày, nếu thấy mệt, nên nghỉ ngơi một lát rồi mới đi tiếp

#thaigiao #thai_giáo #thaigiáo #mangthai #babau
#thai_nhi_tuần_thứ_9

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
BÀI HỌC LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI CÙNG QUAN TÂM
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Thai giáo
Giải đáp, chia sẻ mọi thắc mắc về Thai giáo
TÌM KIẾM