Thai giáo là phương pháp nuôi dưỡng và giáo dục thai nhi đã có từ hàng ngàn năm trước tại Trung Quốc. Kinh nghiệm thai giáo cổ xưa cho thấy, việc tương tác với thai nhi góp phần làm nên thiên tài khi trưởng thành. Điều này đúng với mọi quốc gia, mọi thời đại. Dưới đây là 5 thiên tài điển hình đã được thai giáo trong quá khứ và hiện tại.
Chu Văn Vương (1152 – 1046 TCN) là người đã xây nền móng cho triều đại nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Chu tồn tại khoảng 800 năm, lâu hơn bất cứ triều đại nào khác ở đất nước này. Ông cũng là người góp công lớn vào sự hình thành Kinh Dịch – bộ sách kinh điển được coi là hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại.
Không chỉ tài năng, Chu Văn Vương còn được biết đến là người có nhân cách cao đẹp. Đối với dân, ông khoan dung, nồng hậu, giảm bớt tô thuế. Ông quan tâm tới bệnh tật, nỗi khốn khổ của dân chúng ở tầng thấp trong xã hội, đặc biệt là những người già yếu cô quả.
Đối với người tài của đất nước, ông áp dụng nhiều biện pháp thu hút, chiêu mộ. Khi thấy người có tài năng văn võ, kiến thức uyên thâm, ông nhiệt tình khoản đãi, kề gối trò chuyện, không hề phân biệt kẻ thấp người cao.
Chu Văn Vương trở thành một vĩ nhân như vậy một phần nhờ công thai giáo của mẹ ông. Tương truyền, mẹ Chu Văn Vương khi có thai đã giữ gìn rất cẩn thận theo kinh nghiệm phương Đông. Bà không để mắt nhìn những thứ xấu xa, tàn héo. Mỗi sớm mai, bà ngắm bình minh rạng rỡ chân trời, ngắm đàn chim sải cánh nhịp nhàng, những bông hoa lung linh sương đọng, bức tranh tươi rạng sắc màu… Đây chính là hình thức thai giáo cảm xúc và thai giáo mỹ thuật thường được nhắc đến trong các tài liệu thai giáo hiện đại.
Mẹ Chu Văn Vương không bận tâm tới những lời nói khó nghe, thô lỗ. Đêm đêm, bà cất tiếng hát ru êm đềm để con yêu trong bụng mình nghe thấy. Cứ thế, thai nhi lớn lên cùng những khúc ca trong trẻo, êm ái và ngập tràn yêu thương. Không chỉ vậy, bà còn đọc cho con nghe những trang thơ hay, những sách truyện ý nghĩa về các tấm gương sáng trong lịch sử. Khi đọc, bà luôn dùng giọng văn trìu mến, diễn cảm và từ tốn.
Mỗi khi đi lại, mẹ của Chu Văn Vương luôn trầm tĩnh, khoan thai, nhẹ nhàng, thong dong như mây trôi; tĩnh tại mỗi bước đi; không bao giờ vội vã. Bà đặc biệt cẩn trọng cân nhắc những nơi đứng và ngồi. Bà không ngồi chiếu xô lệch, không đứng nơi dơ bẩn.
Trong tâm trí của mẹ Chu Văn Vương, tất cả những việc bà làm đều đang hướng cho con ngắm, đang nói cho con nghe, đang kể cho con hiểu. “Tân sách thai giáo” viết về bà: “Đi đứng ngồi nằm đều nhẹ nhàng, cười nói vừa phải, dù tức giận cũng không chửi mắng”
Mạnh Tử (372 – 289 TCN) là triết gia Nho giáo Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử. Ông được xem là ông tổ thứ 2 của Nho giáo, chỉ đứng sau Khổng Tử.
Mạnh tử cả đời vững tin vào chân lý, có trí tuệ dồi dào, giỏi trình bày và phân tích lý luận triết học. Ông kiên định khích lệ người khác làm điều thiện. Lời nói nào của ông cũng có tinh thần cổ vũ và dẫn dắt người ta.
Mạnh Tử chỉ ra rằng một con người cần phải có 4 tiêu chuẩn nhân – nghĩa – lễ - trí. Nhân là nhân từ, lòng trắc ẩn. Nghĩa là nghĩa khí, biết hổ thẹn. Lễ là lễ nghi, biết cung kính, khiêm nhường. Trí là trí tuệ, hiểu biết. Sách Mạnh Tử viết được coi là “báu vật” đối với sự phát triển của Nho giáo.
Mạnh Tử trở thành người tài trí hơn người nhờ sự dạy dỗ nghiêm túc của mẹ ông là Chương thị. Sau này, bà được biết đến với cái tên Mạnh mẫu, tức mẹ của Mạnh Tử. Theo cuốn “Hàn thi ngoại truyện”, khi mang thai Mạnh Tử, Mạnh mẫu có một số nguyên tắc nhất định trong hành trình thai giáo của mình.
Đỗ Nhật Nam sinh năm 2001, được biết đến là một “thần đồng” Việt Nam. Đỗ Nhật Nam cũng là một tác giả và dịch giả. Hiện Nam đang có dự định theo đuổi ngành âm nhạc.
Chị Phan Hồ Điệp (giảng viên Khoa Giáo dục đặc biệt, trường ĐHSP Hà Nội), mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam cho biết: Đỗ Nhật Nam không phải thần đồng. Sự thành công của Nam là nhờ phương pháp phát triển năng lực tư duy toàn diện cũng như kỹ năng và kiến thức sư phạm của chị.
Thời gian mang thai Đỗ Nhật Nam, chị Phan Hồ Điệp đang sống tại Nhật cùng chồng. Sau một lần tình cờ đọc sách về thai giáo, chị đã áp dụng ngay để đỡ buồn trong những ngày mang thai.
Chị Phan Hồ Điệp đã áp dụng 4 phương pháp thai giáo cho con trai mình là: thai giáo dinh dưỡng, thai giáp cảm xúc, thai giáo ngôn ngữ, thai giáo âm nhạc.
Dưới đây là cách thức chị thực hiện:
Chị Phan Hồ Điệp đặc biệt chú trọng đến việc nói chuyện với con, bất kể lúc nào, bất kể vui buồn. Chị kể cho con mọi chuyện, từ chuyện nhớ Việt Nam, nhớ ông bà, đến chuyện chị mong mỏi bé Nam ra đời như thế nào. Chị kể cho con nghe việc chị đang dọn nhà, đang nấu ăn, đang rửa bát…
Khi chuẩn bị đi chợ, chị nhắc: “Con ơi, chuẩn bị dậy đi chợ”. Trên đường đi thấy cái gì hay, đẹp, chị cũng dừng lại miêu tả, giải thích cho con. Khi đến siêu thị, nếu muốn ăn món gì, chị sẽ tả cho con nghe món đó thật hấp dẫn để con cảm thấy thích thú.
Chị kể: “Đến khoảng tháng thứ sáu, nếu hôm nào đến giờ nghe nhạc mà chị chưa bật nhạc là Nam đạp rất quyết liệt. Đến lúc mẹ bật nhạc lên nghe, Nam lại nằm im ngoan ngoãn”.
Evan Lê tên đầy đủ Evan Duy Quoc Le, sinh ngày 31/5/2011 tại Mỹ và được mệnh danh là “thần đồng piano”. Evan đã từng khiến MC nổi tiếng Steve Harvey và cả nước Mỹ bất ngờ với tài năng chơi piano trong chương trình truyền hình “Little Big Shots” của đài NBC hồi đầu năm 2016.
Evan Lê hiện sống cùng gia đình tại Torrance, California (Mỹ). Tuy còn bé nhưng Evan đã tự tin trình diễn nhiều tác phẩm kinh điển của thiên tài âm nhạc Mozart, Bach, Beethoven và Ginastera. Evan từng học tại Học viện Âm nhạc Nga (Virtuosos Russian Music Academy) ở TP.Westminster, California (Mỹ) khi mới 3 tuổi.
Bố của Evan Lê cho biết, khi Evan còn trong bụng mẹ, bé đã được nghe nhạc cổ điển rất nhiều. Anh thường đùa với vợ rằng: “Nếu mình cho con nghe cải lương thì với trí nhớ của Evan, con sẽ là chuyên gia cải lương”.
Bố mẹ Evan Lê cũng dạy con nhận biết từ bằng tranh hình ảnh có gẵn chữ từ rất nhỏ, khi cậu bé mới chỉ vài tháng tuổi. Evan nhìn nhiều sẽ tự động ghi nhớ từ cùng hình ảnh tương quan từ rất sớm. Đó là những kiến thức phổ thông về nuôi dạy con tại Mỹ.
Được mệnh danh là "giáo sư biết tuốt", Minh Khang từng khiến cho MC Lại Văn Sâm, Quyền Linh, danh hài Trấn Thành và nhiều nghệ sĩ bất ngờ với khả năng, sự am hiểu của mình.
Minh Khang (8 tuổi, TP.HCM) được đông đảo khán giả biết đến qua các gameshow nhí như: “Cố lên con yêu”, “Biệt tài tí hon”, “Mặt trời bé con”, “Giải mã kỳ tài”, “Nhanh như chớp nhí”... Minh Khang đã từng khiến MC Lại Văn Sâm, MC Quyền Linh, danh hài Trấn Thành và nhiều sao Việt phải bất ngờ và thán phục với sự am hiểu của mình. Cậu bé được mệnh danh là “Thần đồng biết tuốt”, “Giáo sư biết tuốt”…
Minh Khang biết đọc từ năm 3 tuổi và được bố mẹ áp dụng phương pháp giáo dục sớm ngay từ khi còn trong bụng mẹ đến bây giờ.
Bố của Minh Khang cho biết, vợ chồng anh đã áp dụng thai giáo ngay từ khi Khang còn trong bụng mẹ. Hàng ngày, mẹ Khang máng máy nghe nhạc đến cơ quan, áp tai nghe vào bụng để ngày nào Khang cũng được nghe nhạc thai giáo. Từ khi còn trong bụng mẹ tới giờ, cậu bé đều được nghe nhạc suốt khi đi ngủ, đặc biệt là nhạc hòa tấu.
Không chỉ cho con nghe nhạc thai giáo, bố mẹ Minh Khang còn thường xuyên nói chuyện và làm tất cả các hoạt động có thể tương tác với con. Mỗi khi thấy con đạp, bố mẹ Minh Khang lại xoa bụng và cùng con nói chuyện, ca hát…
Bố mẹ Minh Khang tin rằng, chính quá trình thai giáo nghiêm túc của mình đã góp phần không nhỏ làm nên một “Giáo sư biết tuốt” Minh Khang như hiện nay.
Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, mẹ bầu có thể dễ dàng thai giáo cho bé bằng cách tham gia các khóa học thai giáo online.
Một trong số đó là Mamibabi. Đây là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv