Thai 32 tuần nặng bao nhiêu? Thai 32 tuần phát triển như thế nào?

4.6/5 (158 đánh giá)

32 tuần là mấy tháng? thai 32 tuần tuổi phát triển như thế nào? Cân nặng thai nhi 32 tuần... Khi thai 32 tuần tuổi, mẹ sẽ nhận thấy rõ sự thay đổi trong những chuyển động của bé. Nhiều mẹ cảm nhận bé đang thúc xuống dưới dường như muốn ra ngoài. Bụng mẹ nhiều khi cũng trở nên căng cứng khó chịu. Những hiện tượng này nguy hiểm như thế nào? Mẹ hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu? Thai 32 tuần phát triển như thế nào?

Hình ảnh thai nhi 32 tuần

Thai 32 tuần phát triển như thế nào?

32 tuần là mấy tháng?

Thực tế, câu trả lời cho thắc mắc này khá đơn giản. Nếu mẹ bầu đã được 32 tuần tức là mẹ đang ở tháng thứ 8 của thai kỳ. Nhìn tổng thể, mẹ sẽ thấy con yêu lúc này đã phát triển gần như đầy đủ các cơ quan ngoại trừ phổi. Trong trường hợp không may sinh non vào tuần này, bé vẫn có thể phát triển bình thường dù việc chăm sóc bé sau sinh hơi vất vả. Tuần 32 cũng là thời điểm bé sẽ bắt đầu những hoạt động tập thở. Làn da của bé không còn trong suốt như trước nữa mà thay vào đó là một lớp mờ đục. 

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu?

Cân nặng thai nhi 32 tuần khoảng 1755g, chiều dài từ 43cm trở lên và tương đương một quả dưa lưới. Dù cũng có trường hợp thai 32 tuần nặng 2kg - một mức trọng lượng vượt tiêu chuẩn nhưng đây cũng không hẳn là điều tốt. Với kích thước và trọng lượng như vậy, em bé lúc này sẽ không còn quá nhiều khoảng trống để chuyển động hay xoay người nhiều nữa. Tuy vậy, thật may mắn là bé tương đối thoải mái ở giai đoạn này. 

Trong những tuần gần cuối này, thai nhi thường có tư thế đầu quay phía dưới, mông quay phía trên. Ngoài ra, lông tơ trên người bé yêu cũng bắt đầu rụng, chỉ sót lại một lượng nhỏ ở vùng vai và lưng. Móng tay bé đã mọc tương đối tốt nhưng vẫn khá mềm. 

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu? Thai 32 tuần phát triển như thế nào?

Siêu âm thai 32 tuần

Hình ảnh thai nhi 32 tuần

Hình ảnh thai nhi 32 tuần

Những thay đổi ở mẹ bầu mang thai 32 tuần

Thay đổi thể chất ở mẹ bầu mang thai 32 tuần

Tuần 32 là thời điểm khá an toàn trong thai kỳ nhưng mẹ bầu vẫn có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Chuột rút: Khi sắp đi vào giấc ngủ sâu, hiện tượng chuột rút có thể xảy ra với mẹ bầu. Mẹ sẽ cảm thấy chân hoặc bắp chân bị co thắt và đau nhức dữ dội. Điều này có thể bắt nguồn từ sự thiếu hụt canxi và magie. 
  • Táo bón: Thai nhi lớn lên khiến cho tử cung phát triển và làm co thắt ruột, dẫn đến sự chậm trễ và mất ổn định trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Hãy uống nước nhiều hơn và chịu khó tập thể dục, đi bộ hoặc tập yoga mẹ nhé!
  • Chóng mặt, ngất xỉu: Cảm giác choáng váng mẹ hay gặp phải có thể là hiện tượng lượng đường trong máu bị giảm đáng kể. Do vậy, để giữ sức khỏe bản thân ổn định, mẹ nên chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ mang theo bên người. Đó có thể là một hộp bánh quy, một thanh socola hoặc bất kỳ món ăn nào giàu protein và carb. Tuy vậy, mẹ cũng nên điều chỉnh lượng ăn phù hợp, tránh bị tiểu đường thai kỳ.
  • Đầu ngực rỉ sữa: Sang đến tam cá nguyệt thứ 3, ngực mẹ bầu thường sẽ tiết ra sữa non - loại chất lỏng màu vàng, chứa nhiều protein và kháng thể. 
  • Da bụng ngứa: Kích thước vòng 2 càng tăng sẽ khiến vùng da tại đây càng bị căng ra và khô hơn. Vì thế, mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy ngứa rát, khó chịu. Để khắc phục, mẹ có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hoặc kem trị rạn có nguồn gốc, thành phần an toàn, không gây hại đến sức khỏe. 

Thay đổi tâm lý, cảm xúc

Chỉ còn 8 tuần nữa là đến thời khắc quan trọng, chắc chắn, khó có bà mẹ nào lại có thể tránh được cảm xúc lẫn lộn cùng tâm trạng bồn chồn, lo lắng. Mẹ sẽ cảm thấy hồi hộp, suy nghĩ, nhạy cảm nhiều hơn trước. Những hiện tượng bình thường như thai 32 tuần bụng căng cứng hay mang thai 32 tuần bị chuột rút cũng có thể khiến mẹ cảm thấy lo lắng.

Điều mẹ cần làm lúc này là bình tĩnh, ổn định cảm xúc và giữ vững tinh thần lạc quan. Mẹ hãy trò chuyện và chia sẻ nhiều hơn với những người thân trong gia đình để nhận được sự động viên và được tiếp thêm sức mạnh tinh thần. Mẹ cũng nên đi khám đều đặn, nói chuyện với bác sĩ chuyên môn để an tâm hơn về tình trạng của mình và thai nhi.

Thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì?

Mẹ bầu có thể được yêu cầu thực hiện một trong số xét nghiệm, kiểm tra sau đây. 

  • Kiểm tra cân nặng, huyết áp, xét nghiệm máu nếu nhận thấy mẹ có dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ
  • Xét nghiệm nước tiểu và phân tích chi tiết qua 11 thông số
  • Đo nhịp tim của em bé, kiểm tra sơ lược về kích thước và vị trí của thai nhi  
  • Kiểm tra nước ối để xác định bất thường nếu có
  • Kiểm tra xem dây rốn có lưu thông máu tốt không để chắc chắn thai nhi đang phát triển ổn định

Thai 32 tuần ngôi đầu

Riêng với vấn đề ngôi thai, nếu mẹ nào thấy con đang ngôi ngược thì cũng đừng lo lắng vì vẫn còn 7, 8 tuần nữa mới tới lúc sinh. Con vẫn có thể tự mình xoay lại cho thuận ngôi. Gần tới lúc sinh, nếu con vẫn ngôi ngược, mẹ có thể áp dụng một số động tác nhẹ nhàng giúp con xoay lại. 

Lưu ý mẹ cần biết khi thai nhi 32 tuần tuổi

Khi mang thai 32 tuần, mẹ bầu sẽ thấy ngại di chuyển và ăn ít hơn trước. Tuy vậy, để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, con yêu luôn được khỏe mạnh, phát triển tốt nhất, mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Chia thành các bữa nhỏ nếu không thể ăn nhiều trong một lần
  • Mỗi bữa ăn cần có đủ loại thực phẩm từ 4 nhóm quan trọng: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất
  • Đa dạng các loại thực phẩm để ăn ngon miệng hơn, tránh nhàm chán
  • Bơi, đi bộ hay tập yoga là những lựa chọn lý tưởng cho mẹ bầu để cải thiện chứng đau nhức, chuột rút và giữ vững tinh thần lạc quan, vui vẻ
  • Tìm hiểu về các dấu hiệu chuyển dạ sớm để luôn nắm thế chủ động, không bị bất ngờ khi lâm bồn. 

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu? Thai 32 tuần phát triển như thế nào?

Thai 32 tuần thúc xuống dưới

Trước hết, mẹ cần bình tĩnh khi thấy bé thúc gần cửa mình bởi đây là hiện tượng tương đối bình thường. Các chuyên gia thai sản giải thích hiện tượng này có thể xảy ra khi bé quay đầu. Lúc này, thai nhi đã khá lớn, tử cung giãn nở hơn, xương chậu cũng “lỏng” ra nên bé thường đạp thúc xuống dưới trong quá trình quay đầu, gây ra những cơn đau khiến mẹ khó chịu. 

Nhìn chung, nếu chỉ là thai nhi đạp và quay đầu thì không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, với trường hợp cơn đau này đến từ nguyên nhân thiếu canxi hay giãn tĩnh mạch, mẹ nên thăm khám bác sĩ ngay để được tư vấn cách khắc phục phù hợp. Trong một số trường hợp, thai 32 tuần thúc xuống dưới có thể dẫn đến việc sinh non. Để đảm bảo an toàn ở mức cao nhất, bất cứ khi nào thấy có dấu hiệu bất thường khác ngoài hiện tượng thai thúc xuống, mẹ nên tới gặp bác sĩ ngay để kiểm tra.

Thai giáo tuần 32 – Hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu

Mang thai 32 tuần tuổi là thời điểm mẹ bầu có thể cảm thấy hồi hộp, lo lắng khi ngày “vượt cạn” sắp tới. Hãy cố gắng giữ vững tinh thần ổn định và duy trì sức khỏe tốt nhất đến ngày sinh mẹ nhé! Một trong những cách tốt nhất để cải thiện tinh thần cho mẹ và sức khỏe cho bé là thai giáo:

  • Thai giáo về lòng biết ơn: Một trong những yếu tố quán trọng thường được nhắc đến trong thai giáo theo đạo Phật là lòng biết ơn. Khi mang thai, người mẹ nên kể cho thai nhi nghe những người tốt xung quanh mình, những người đã từng giúp đỡ mình. Điều này không chỉ giúp lan truyền năng lượng tích cực đến bé mà còn là một cách giáo dục sớm giúp bé yêu trở thành người lương thiện, giàu lòng trắc ẩn và lòng biết ơn khi trưởng thành. Mẹ cũng nên đọc sách/ truyện có nội dung về lòng biết ơn cho bé nghe.
  • Uống các loại sinh tố tốt cho sức khỏe: Rau củ quả là một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu mang thai 32 tuần. Chúng giúp mẹ có thêm nhiều vitamin và khoáng chất, hạn chế táo bón, cải thiện làn da và vô vàn lợi ích khác. Mẹ hãy thử biến tấu các loại rau củ quả thường ngày thành những món sinh tố thơm ngon xem sao nhé. Mẹ có thể dành thêm chút thời gian trang trí chúng thành những ly hoặc bát sinh tố (smoothie bowl) thật đẹp mắt và sáng tạo nhé. Đây là hình thức thai giáo dinh dưỡng và thai giáo cảm xúc rất tốt cho cả mẹ và bé.
  • Nói chuyện với các “mẹ bầu đi trước”: Mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với một hoặc nhiều người chị gái/bạn gái đã từng sinh con để học hỏi kinh nghiệm sinh nở và chăm con nhé. Mẹ nên nói chuyện với những người vui vẻ, tích cực để có tâm trạng tốt nhất. Điều này cũng giúp bé yêu trong bụng mẹ cảm nhận được sự hạnh phúc và là cơ hội tốt để bé làm quen với những âm thanh bên ngoài.

Thai nhi tuần 32 đang lớn lên từng ngày. Bé đang trong giai đoạn “nước rút”, phát triển nhanh chóng về cả thể chất và trí tuệ. Mẹ hãy theo dõi Mamibabi thường xuyên để có thêm nhiều thông tin giúp chăm sóc bé tốt nhất nhé!

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sự phát triển của thai nhi
BÀI MỚI ĐĂNG