Thai 34 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không? Thai 34 tuần gò cứng bụng? Mang thai 34 tuần tuổi là thời điểm mẹ cần chuẩn bị tinh thần cho việc sinh nở. Lúc này, thai nhi đã phát triển gần như hoàn thiện và sẵn sàng để đến với thế giới mới. Một số bé trở nên hiếu động và đạp rất nhiều như thể muốn ra ngoài lắm rồi. Hiện tượng đó có nguy hiểm không? Hãy cùng Mamibabi tìm hiểu mẹ nhé!
Thai 34 tuần có kích thước khoảng 45,3cm và nặng từ 2,2kg trở lên, tương đương một trái dưa gang. Vậy với câu hỏi thai 34 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn thì câu trả lời là 2,2kg.
Một số mẹ đi khám về thấy con chỉ được suýt soát 2 cân thôi thì lo lắng, sợ rằng con bị bé. Đúng là hiện tại so với mức cân chuẩn con hơi nhỏ, nhưng còn hơn 1 tháng nữa con mới ra đời, con sẽ tăng thêm nhiều cân trong giai đoạn cuối nên mẹ hãy cố gắng ăn nhiều để giúp con tăng cân thêm nhé.
Khi mang thai 34 tuần nghĩa là mẹ và bé đang ở tháng thứ 8, thuộc tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ.
So với thời kỳ đầu mang thai, hình hài của em bé dường như đã hoàn thiện trọn vẹn. Qua hình ảnh siêu âm thai 34 tuần, chúng ta sẽ thấy được từng bộ phận trên cơ thể, từng cử động nhỏ của bé trong túi ối.
Lúc này, lớp lông tơ mịn bao bọc toàn bộ cơ thể bé ở giai đoạn trước đã bắt đầu rụng dần. Bầu 34 tuần cũng là giai đoạn bé đã nuốt rất nhiều nước ối và hình thành phân su trong bụng. Khi sinh ra, bé sẽ đào thải lượng phân su này ra ngoài.
Hoạt động của tim, hệ tuần hoàn của bé ở mức ổn định nhất. Đặc điểm thú vị là bé bắt đầu có xu hướng tụt xuống thấp hơn so với bình thường. Lúc này, đầu bé quay hướng xuống dưới theo hướng của cổ tử cung. Đây là sự chuẩn bị thuận lợi để bé sẵn sàng ra đời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đầu của bé không xoay được, gọi là ngôi thai ngược. Bác sĩ sẽ hỗ trợ để thực hiện việc bé xoay ngôi tốt hơn. Trong một số trường hợp, nếu bé vẫn “nhất quyết” không xoay ngôi ở tuần cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ đẻ mổ.
Khác với ba tháng đầu và ba tháng giữa, người mẹ chỉ cảm thấy ốm nghén, bụng vẫn nhỏ thì đến 3 tháng cuối này, mẹ lại cảm thấy cơ thể nặng nề khó chịu hơn.
Dưới đây là những triệu chứng mẹ bầu thường gặp khi mang thai 34 tuần:
Bụng mẹ to hơn dẫn đến mất ngủ, bởi cân nặng thai nhi 34 tuần đã tăng lên rất nhiều. Đó là lý do vì sao các bà mẹ mang thai ở giai đoạn 34 - 35 tuần luôn cảm thấy nặng nề khó chịu.
Bụng to quá làm mẹ bầu khó khăn trong việc vận động, tìm tư thế ngủ hợp lý. Đồng thời, áp lực từ bụng ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình di chuyển, xoay người. Đây là giai đoạn nhạy cảm và nặng nề nên việc mẹ mất ngủ thường xuyên cũng không có gì đáng lo ngại.
Sức ép lên cột sống là một trong những đặc điểm của mẹ bầu. Đó là lý do vì sao mẹ mang thai tuần 34 luôn luôn cảm thấy đau lưng, đau chân, nhức mỏi phần hông. Chỉ số thai nhi 34 tuần càng lớn càng tạo nên sức ép cho hệ xương cột sống. Nếu cảm thấy đau lưng thường xuyên, đó là dấu hiệu bình thường của người mang thai. Tuy nhiên, khi gặp tình trạng đau buốt kéo dài, không thể cử động hay thay đổi tư thế, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám.
Thai 34 tuần có thể dẫn tới hiện tượng phù nề do mẹ tăng cân, tích nước làm cho bàn chân, bàn tay, thậm chí cả mặt bị phù to lên. Điều này khiến cho việc vận động cũng trở nên khó khăn hơn. Tình trạng phù nề có thể là dấu hiệu bình thường của những người mang thai tuần 34 nhưng cũng có thể là biểu hiện của chứng bệnh tiền sản giật. Mẹ bầu cần phải theo dõi sát sao để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thai kỳ.
Bất cứ người phụ nữ nào mang thai cũng phải đối mặt với tình trạng đi tiểu liên tục. Đó là do tử cung tăng nhiều lần về kích thước, chèn ép lên bàng quang khiến cho diện tích của bàng quang nhỏ đi. Sự phát triển của thai nhi tuần 34 khiến hiện tượng đi tiểu xuất hiện dày đặc. Muốn có được giấc ngủ ngon, mẹ hãy hạn chế uống nước và sử dụng những thực phẩm nhiều nước vào ban đêm.
Khá nhiều bà bầu thắc mắc rằng liệu thai nhi 34 tuần đạp nhiều có nguy hiểm không. Thực tế, việc thai nhi liên tục cử động trong bụng là điều rất bình thường. Ở tuần 34, bé đã tương đối lớn và có sức hơn nên những cú đạp cũng mạnh, dễ cảm nhận hơn. Thông thường, tần suất đạp của con ở trong bụng ổn định từ ngày này qua ngày khác. Nếu như thấy dấu hiệu bất thường, bé đạp ít hoặc đạp nhiều hơn so với những ngày trước đó, mẹ cần đến kiểm tra ở các cơ sở y tế.
Bác sĩ sẽ sử dụng một loại máy đo chuyên dụng để kiểm tra thai máy. Biện pháp này sẽ giúp đánh giá được chính xác sự bất thường trong thai kỳ. Bé đạp ít, đạp yếu có thể là dấu hiệu của chứng suy thai. Bé đạp quá nhiều, bất thường lại là nguy cơ sinh non hoặc một số bệnh lý khác mà mẹ chưa biết đến.
Trong thai kỳ, có hai loại gò bụng khác nhau mà mẹ cần phải phân biệt, đó là gò sinh lý và gò chuyển dạ. Những cơn gò sinh lý diễn ra liên tục từ tuần thứ 15 cho tới trước khi sinh. Còn những cơn gò chuyển dạ chỉ xuất hiện khi có dấu hiệu sinh con. Cơn gò sinh lý hầu hết không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Nó chỉ xuất hiện trong vài giây với tần suất ổn định rồi biến mất. Cơn gò sinh lý không gây đau, không gây giãn nở cổ tử cung. Mặc dù gò sinh lý không ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu, nhưng tình trạng gò diễn ra liên tục, tần suất cao cũng cần được kiểm tra kịp thời.
Ngược lại, thai 34 tuần gò cứng bụng và đau liên tục, đau thành từng cơn và dồn dập hơn, đi kèm rỉ nước ối, có thể là cơn gò chuyển dạ. Điều này có nghĩa người mẹ đang trong giai đoạn đầu của quá trình sinh con, cần phải đến ngay bệnh viện để nhận được sự hỗ trợ của bác sĩ. Cơn gò chuyển dạ khá dễ nhận biết vì chúng gây ra cảm giác đau tức, thúc xuống bên dưới và cơn đau càng ngày càng dài.
Những lời khuyên của bác sĩ dưới đây sẽ giúp ích cho bà bầu 34 tuần trong quá trình chờ đợi em bé chào đời.
Chỉ 4 – 6 tuần nữa thôi, mẹ và bé sẽ được gặp nhau. Lúc này, các cơ quan của bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh, và ngoại hình của bé đã rất giống một em bé sơ sinh. Đặc biệt, bộ não của bé đang phát triển mạnh mẽ và có khả năng nhận thức tốt những tương tác từ bên ngoài. Mẹ hãy tiếp tục thai giáo cho bé ở giai đoạn này nhé.
Một nỗi lo khác của nhiều mẹ, đó là việc sinh non. Sinh non được chia làm 3 cấp độ là cực non, rất non và non vừa. Và con sinh tuần thứ 34 thuộc cấp độ sinh non vừa, nghĩa là không quá trầm trọng nên mẹ đừng lo quá nhé. Lúc này hệ thần kinh trung ương và phổi của con đều trong quá trình hoàn thiện, khả năng sống của con khi sinh ra là rất cao.
Các bác sĩ sẽ thăm khám cho con cẩn thận đề phòng trường hợp con có biến chứng. Và với bé sinh non thường miễn dịch sẽ yếu hơn một chút, mẹ và gia đình có thể sẽ vất vả hơn trong việc chăm con những tháng đầu tiên. Tuy nhiên chỉ cần được chăm sóc tốt thì sức khỏe của con sau này cũng không thua kém gì các bạn sinh đủ tháng đâu ạ, nên mẹ hãy lạc quan lên nhé!
Trên đây là những thông tin cơ bản về thai 34 tuần tuổi và cách thai giáo phù hợp. Mẹ hãy tiếp tục theo dõi Mamibabi để có những kiến thức bổ ích và trải nghiệm vui vẻ nhất trong tam cá nguyệt thứ 3 nhé!
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv