Thai 33 tuần nặng bao nhiêu, phát triển như thế nào?

4.8/5 (173 đánh giá)

Thai nhi 33 tuần nặng bao nhiêu, thai 33 tuần phát triển như thế nào, thai 33 tuần gò cứng bụng? Khi đã mang thai 33 tuần tuổi, các mẹ bầu hầu như đều biết rõ quá trình phát triển của con yêu cũng như sự thay đổi trên cơ thể mình. Tuy vậy, Mamibabi vẫn muốn chia sẻ thêm một vài điều dưới đây để giúp mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc bản thân và thai nhi. Cùng theo dõi mẹ nhé!

Thai 33 tuần nặng bao nhiêu, phát triển như thế nào?

Video thai nhi 33 tuần tuổi

Thai 33 tuần phát triển như thế nào?

Thai 33 tuần là mấy tháng?

Theo cách tính toán của sản khoa, tuần thứ 33 là thời điểm mang thai tháng thứ 8 của mẹ. Đây cũng là mốc thời gian vô cùng quan trọng để theo dõi sự phát triển của bé. 

Ở thời điểm này, về hình thái bé đã có đầy đủ mọi bộ phận trên cơ thể. Hệ thần kinh trung ương lúc này phát triển vô cùng mạnh mẽ. Chính vì vậy, bé sẽ cảm nhận được tiếng ồn, ánh sáng rõ hơn những tuần trước.

Lớp mỡ trên da bé dày, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể của bé được giữ ấm hơn. Lớp sáp ở bề mặt da có tác dụng bảo vệ bé khỏi các tổn thương ngoài mong muốn. Khi mang thai 33 tuần, cơ thể bé vẫn có một lớp lông mỏng bên ngoài. Lớp lông này sẽ mất dần đi vào những tuần cuối của thai kỳ. Khi em bé được sinh ra, lớp lông dường như sẽ biến mất, có thể chỉ sót lại một ít trên vai và lưng bé.

Thai 33 tuần nặng bao nhiêu?

Bé đạt khoảng 2kg và dài chừng 44,1cm. Lúc này trong tử cung, em bé vẫn còn một khoảng không gian kha khá để chơi đùa. Vì vậy, mọi hoạt động của bé vẫn diễn ra đều đặn, thường xuyên. Mẹ sẽ cảm nhận được cảm giác em bé đạp lên thành bụng liên tục. Thai 33 tuần đạp nhiều không phải tình trạng nguy hiểm.

Thai nhi 33 tuần tuổi cũng đã phân biệt được đâu là ban ngày đâu và ban đêm nhờ vào khả năng cảm nhận ánh sáng. Đôi khi, bé sẽ nhạy cảm hoặc hào hứng với ánh sáng và phản ứng lại bằng cách di chuyển hoặc đạp chân vào bụng mẹ.

Thai 33 tuần nặng bao nhiêu, phát triển như thế nào?

Thai 33 tuần gò cứng bụng

Những cơn gò nhẹ này còn được gọi là những cơn gò sinh lý Braxton-Hicks bởi nó xuất hiện do yếu tố tự nhiên trong cơ thể, không gây đau và rất an toàn, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vì nó sẽ không gây nguy hiểm gì đến thai nhi, thỉnh thoảng mẹ sẽ hơi khó chịu một chút thôi.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp những cơn gò xuất hiện liên tục và kèm theo những dấu hiệu như xuất huyết âm đạo, thai 33 tuần đau bụng dưới, đau đầu, chóng mặt, nôn ói… thì mẹ nên đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời vì có thể đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang gặp nguy hiểm.

Thai 33 tuần đạp nhiều

Một số mẹ sẽ thấy ở tuần 33 này con đạp rất đau. Đây là việc bình thường các mẹ nhé. Thứ nhất là vì con đang ở giai đoạn hiếu động, nghịch ngợm, đôi khi là con muốn được tương tác với mẹ đấy ạ. Thứ hai là vì con đã lớn hơn nhiều nên lực của con rất mạnh, và nếu con đạp đột ngột sẽ khiến mẹ đau nhói. Đôi khi chuyển động của con không phải là đạp đâu ạ, mà có thể là khua tay hoặc vươn vai nên sẽ khiến mẹ đau hơn một chút. 

Siêu âm thai 33 tuần

Hình ảnh siêu âm thai 33 tuần

Hình ảnh siêu âm thai 33 tuần

Những thay đổi ở mẹ bầu mang thai 33 tuần tuổi

Thai nhi 33 tuần là lúc bà bầu cảm thấy rất nhiều sự thay đổi trên cơ thể mình. Sự thay đổi này nhằm thích nghi với việc phát triển của em bé; đồng thời cũng là tiền đề cho hoạt động sinh con sau này. 

Đi tiểu nhiều hơn

Kể từ thời điểm mang thai, người mẹ sẽ phải đối mặt với chứng đi tiểu liên tục. Hiện tượng này thường xuất hiện ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Kích thước, trọng lượng của em bé gây áp lực lớn lên bàng quang của người mẹ. Mẹ hãy hạn chế uống nước vào buổi đêm để có được giấc ngủ tốt nhất.

Giãn tĩnh mạch

Mặc dù không phải bà mẹ nào gặp phải tình trạng giãn tĩnh mạch khi mang thai tuần thứ 33, thế nhưng, hầu hết các bà mẹ đều lo ngại vấn đề này. Lúc này tĩnh mạch người mẹ trở nên to và phình hơn. Điều này thấy được bằng mắt qua lớp da chân.

Mẹ bầu mang thai 33 tuần thấy khó thở

Khó thở là tình trạng chung của tất cả các bà bầu đặc biệt là vào những tuần 33, 34, 35 của thai kỳ. Kích thước thai nhi lớn nhưng chưa tụt xuống phần xương chậu quá nhiều, gây chèn ép lên phổi và các bộ phận nội tạng khác. Điều đó làm cho mẹ cảm thấy khó thở ở nhiều tư thế.

Đau dây chằng tròn

Bầu 33 tuần bị đau tức bụng dưới, cảm thấy bị đau thắt ngang vùng bụng, đau phần xương chậu hoặc hông và lưng. Đây là tình trạng đau dây chằng tròn phổ biến. Dây chằng trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng tử cung phải giãn ra hết cỡ để nâng đỡ em bé. Chúng chịu sức nặng quá lớn dẫn tới tình trạng đau nhức. Muốn giảm đau, mẹ hãy thay đổi tư thế thế liên tục hoặc đi lại nhẹ nhàng mỗi ngày. Tập một vài động tác thể dục đơn giản cũng sẽ giúp cơ thể thích nghi tốt hơn.

Thai 33 tuần nặng bao nhiêu, phát triển như thế nào?

Thai 33 tuần ăn gì cho con tăng cân?

Về mặt dinh dưỡng, vào tam cá nguyệt thứ 3, em bé đang chiếm hầu hết không gian trong bụng mẹ và "lấn" sang cả chỗ của dạ dày. Vì vậy, mẹ cần ăn các phần ăn nhỏ hơn và ăn thường xuyên hơn. 

Mẹ nên chuẩn bị trước cho mình các phần ăn nhẹ trong ngày. Khi có việc cần ra ngoài, mẹ nên mang theo đồ ăn để tránh bị đói và không phải mua các loại đồ ăn công nghiệp chứa nhiều chất phụ gia không tốt cho sức khỏe. 

Một số món ăn nhẹ mẹ có thể thử là ngũ cốc trộn sữa không đường, sữa chua hoa quả, sinh tố, khoai tây nghiền hay bánh mì sandwich...

Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai 33 tuần

Mẹ hãy theo dõi các chỉ số thai nhi 33 tuần liên tục để đảm bảo bé phát triển tốt. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần ghi nhớ một số lời khuyên hữu ích dưới đây:

  • Cách vượt qua chứng mất ngủ khi mang thai 33 tuần: Mẹ sẽ cảm thấy thai 33 tuần gò cứng bụng nhiều nên mất ngủ. Trọng lượng thai nhi làm mẹ nặng nề, khó thở, khó ngủ. Lúc này hãy thay đổi tư thế, dùng gối để chèn bụng giảm áp lực.
  • Lưu ý trong vấn đề dinh dưỡng và tập luyện: Không nên ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, không nên dùng chất kích thích. Chỉ ăn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và nước nhằm có sức khỏe tốt nhất. Mẹ nên hạn chế vận động nặng bởi việc này làm tăng nguy cơ bé bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 33.
  • Cách giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày: Ăn ít mỗi bữa và chia nhỏ bữa ăn trong ngày sẽ giúp mẹ khắc phục được tình trạng này.
  • Bí quyết giảm sưng phù chân: Khi bị phù chân, mẹ hãy đi bộ nhẹ nhàng, có thể dùng nước nóng để chườm mỗi tối hoặc massage, xoa bóp chân với các loại thảo mộc.

Hiện tượng bầu 33 tuần bị đau tức bụng dưới

Hiện tượng bầu 33 tuần bị đau tức bụng dưới có nguy hiểm không? Điều này tùy vào nhiều yếu tố mới đánh giá được chính xác. Đau tức bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 chỉ nguy hiểm khi đi kèm một số dấu hiệu:

  • Thai 33 tuần đạp quá nhiều, nhiều hơn hẳn so với những ngày trước đó
  • Thai nhi bị rau quấn cổ nhiều vòng
  • Mẹ có dấu hiệu vỡ ối hoặc rò rỉ nước ối
  • Dịch âm đạo xuất hiện nhiều kèm với máu đỏ tươi hoặc hồng
  • Các cơn gò đến liên tục, đau lâu và kéo dài. Cơn đau ngày càng dữ dội là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm
  • Mẹ bị tăng huyết áp, sốt cao, co giật, chóng mặt, ngất xỉu

Ngoài ra, tình trạng đau tức bụng dưới nhưng không đi kèm tín hiệu bất thường sẽ không nguy hiểm, mẹ hãy bình tĩnh. Có thể đó chỉ là đau do táo bón, đau dây chằng hoặc sức ép của bé làm tử cung giãn ra. Để an tâm hơn, mẹ nên đi siêu âm kiểm tra sức khỏe em bé.

Thai 33 tuần là thời điểm nhạy cảm, có nguy cơ sinh non nên mẹ phải hết sức chú ý. Theo dõi sức khỏe của bản thân, siêu âm xác định sức khỏe của bé đều đặn là việc làm cần thiết ở giai đoạn này. 

Thai giáo tuần 33 – Hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu

Thai 33 tuần là thời điểm nhiều mẹ đã trở nên nặng nề hơn với một số triệu chứng khó chịu. Việc thai giáo ở giai đoạn này nên áp dụng những hình thức nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe và tâm lý của mẹ:

  • Thiền ngắn: Bất cứ khi nào thấy mệt, mẹ hãy áp dụng thiền ngắn bằng cách nhắm mắt, hít vào, thở ra, thư giãn và tập trung vào hơi thở của mình. Thiền ngắn có thể áp dụng linh động bất cứ khi nào, ở đâu, trong thời gian vài giây hoặc vài phút. Mẹ không cần lựa chọn địa điểm hoặc ngồi xếp chân bán già, kiết già như thường lệ. Việc thiền ngắn này thực chất là cách cho thân tâm mẹ được nghỉ ngơi và tĩnh tại giây lát, trước khi bắt đầu các công việc tiếp theo.
  • Hỏi thăm một người bạn cũ: Bất cứ điều gì khiến mẹ vui, điều đó đều là thai giáo. Khi thai 33 tuần tuổi, bé sẽ đón nhận mọi cảm xúc, cảm giác, hỉ nộ ái ố từ mẹ truyền tới. Trong tuần này, mẹ hãy dành thời gian hỏi thăm một người bạn cũ mà mình quý mến. Có thể đã lâu mẹ chưa gặp gỡ hoặc liên lạc với người bạn đó. Những cuộc nói chuyện vui vẻ giữa mẹ và bạn bè là hình thức thai giáo cảm xúc rất tốt cho sự phát triển của bé.
  • Ngâm chân trong nước ấm: Ngay cả với người không mang bầu, ngâm chân trong nước ấm cũng là một cách hữu hiệu để giảm chứng đau nhức và có một giấc ngủ ngon. Với các mẹ bầu mang thai 33 tuần, đây còn là cách thư giãn rất tốt. Mẹ có thể ngâm chân cùng các loại thảo mộc an toàn, lành tính như một phương pháp trị liệu tự nhiên cho chứng nhức mỏi, phù nề chân của mình. Mẹ hãy nhờ bố hoặc người thân trong gia đình chuẩn bị nước giúp mình nhé! Thời gian lý tưởng nhất để mẹ ngâm chân là trước khi đi ngủ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thai 33 tuần tuổi. Mẹ hãy tiếp tục khám thai đều đặn và theo dõi các thông tin mới nhất trên Mamibabi để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.8 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sự phát triển của thai nhi
BÀI MỚI ĐĂNG