“Phát điên” vì hội chứng chân không yên, bà bầu phải làm sao?

4.6/5 (129 đánh giá)

Hội chứng chân không yên là 1 trong những tình trạng hay gặp ở phụ nữ mang thai từ tuần thứ 25 của thai kỳ. Tình trạng chân không yên gây không ít phiền phức, khó chịu cho mẹ bầu. Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục thế nào, hãy cùng Mamibabi tìm hiểu ngay sau đây.

“Phát điên” vì hội chứng chân không yên, bà bầu phải làm sao?

Hội chứng chân không yên (Restless legs syndrome) là hiện tượng rối loạn thần kinh mà mẹ bầu hay mắc phải ở tuần 25 của thai kỳ. Hội chứng này khiến chân của bà bầu luôn ở trạng thái cử động, ngay cả khi mẹ đang ngủ. Theo thống kê, ước tính có khoảng 26% phụ nữ gặp hội chứng chân không yên khi mang thai. Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khi chân bị thôi thúc di chuyển khiến mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, giấc ngủ bị ảnh hưởng kéo theo sức khỏe giảm sút đáng kể. 

Nguyên nhân hội chứng chân không yên của bà bầu

Trên thực tế thì vẫn chưa có 1 nguyên nhân chính xác cho việc bà bầu bị hội chứng chân không yên. Một số nguy cơ thường gặp có liên quan đến hội chứng này có thể kể ra như:

  • Thiếu sắt hoặc thiếu axit-folic, nồng độ các chất khoáng trong cơ thể thấp
  • Nội tiết tố thay đổi khi mang thai, lượng estrogen gia tăng, quá trình lưu thông máu thay đổi
  • Thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài
  • Cơ thể nhạy cảm hơn
  • Do yếu tố di truyền

Dấu hiệu nhận biết

Không quá khó để bà bầu phát hiện ra mình có mắc hội chứng chân không yên hay không. Những dấu hiệu điển hình mà mẹ dễ dàng có thể cảm nhận được là:

  • Cảm giác ngứa, tê buồn ở chân
  • Tác động khiến chân không thể không chuyển động. Những tác động thôi thúc này càng tăng lên khi mẹ nằm nghỉ ngơi, không hoạt động.
  • Cảm giác “kiến bò” ở chân sẽ giảm đi hoặc biến mất khi mẹ cử động
  • Càng về thời gian chiều muộn và đêm, cảm giác khó chịu lại càng tăng lên, hội chứng chân không yên nặng hơn. 

Dựa vào những dấu hiệu kể trên, bác sĩ sẽ có thêm căn cứ để đưa ra chẩn đoán ban đầu. Mẹ bầu có thể sẽ phải làm thêm các xét nghiệm cần thiết để có kết quả chính xác. Qua các xét nghiệm đó, bác sĩ cũng tìm ra được nguyên nhân tiềm ẩn của hội chứng chân không yên.

Mẹo chữa hội chứng không yên cho bà bầu

Hội chứng chân không yên thường dễ thấy khi mẹ mang thai ở tuần thứ 25 trở đi. Nếu mẹ cũng đang gặp phải tình trạng khó chịu này, hãy tham khảo ngay những mẹo nhỏ để khắc phục dưới đây nhé:

Bổ sung sắt và axit folic

Như đã đề cập ở trên, một trong những nguyên nhân gây hội chứng chân không yên ở bà bầu là do thiếu sắt và axit folic. Để nuôi dưỡng bào thai, mẹ bầu cần lượng sắt gấp 3-4 lần và lượng folate gấp 8-10 lần so với bình thường. Thiết hụt sắt và axit folic làm giảm các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, khiến mẹ tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bổ sung sắt và axit folic giúp giảm hội chứng chân không yên ở bà bầu

Mẹ nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều sắt, axit folic như thịt bò, các loại rau xanh đậm. Bên cạnh đó, mẹ nên dùng thêm các loại viên uống bổ sung do bác sĩ chỉ định. Mẹ cần phải đi thăm khám thường xuyên để nhanh chóng phát hiện ra vấn đề nếu có. Nhưng mẹ cũng nên chú ý đừng nên hấp thụ quá nhiều sắt. Lượng sắt cần phải được cân đối hợp lý tránh tình trạng ngộ độc sắt, gây cản trở đến sự phát triển của thai nhi.

Kiểm soát cân nặng phù hợp

Phụ nữ khi mang thai thường có tư tưởng “ăn cho 2 người”, vì thế mà có không ít mẹ bầu bị béo phì. Cơ thể nặng nề gây khó khăn khi vận động, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Lượng mỡ dư thừa nhiều trong cơ thể cũng khiến mẹ bầu tăng nguy cơ bị hội chứng chân không yên.

Trong quá trình thai nghén, mẹ nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có nhiều cholesterol. Khi lo ngại bất cứ nguy cơ nào từ đồ ăn, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có sự lựa chọn phù hợp. 

Tăng cường tập luyện thể thao giúp chữa trị hội chứng chân không yên

Vận động thường xuyên là 1 cách rất hữu hiệu để nâng cao sức khỏe của mẹ bầu, chống lại nguy cơ hội chứng chân không yên. Theo nghiên cứu, đa phần bà bầu gặp tình trạng chân không yên do không có thói quen tập luyện thể dục thể thao. Những vận động nhẹ nhàng sẽ giúp quá trình lưu thông máu thuận lợi hơn, kích thích hormone phát triển. Ngay cả khi bị hội chứng này, mẹ bầu cũng đừng ngừng vận động bởi chính việc luyện tập sẽ giúp mẹ cải thiện được tình trạng bệnh.

Những bộ môn rất thích hợp mà mẹ bầu nên tập như Yoga, đi bộ, bơi lội.

Thay đổi tư thế nằm ngủ

Càng về cuối thai kỳ, kích cỡ bụng càng lớn hơn khiến mẹ cũng gặp cản trở khi nằm, việc nằm ngửa lúc này cũng khó khăn hơn. Tư thế khi ngủ phù hợp sẽ giúp mẹ có được giấc ngủ trọn vẹn và hạn chế chứng chân không yên.

Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái, tư tế này rất tốt cho hệ tuần hoàn máu. Khi ngủ, tư thế nghiêng bên trái cũng tốt cho hệ tim mạch và sự phát triển của thai nhi.

Ngâm chân bằng nước ấm

Ngâm chân bằng nước từ 10-15 phút mỗi ngày trước khi ngủ là cách hiệu quả để các cơ bắp chân của mẹ bầu được thư giãn. Mẹ cũng có thế áp dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh quanh chân để cải thiện tình trạng chân không yên.

Trong mọi trường hợp, Mamibabi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được phương pháp chữa trị tốt nhất. Chúc mẹ luôn giữ được sức khỏe tốt nhất trong thai kỳ của mình!

---

Mamibabi là Siêu ứng dụng (Super App) về Thai giáo và Nuôi dạy con với thư viện khóa học và kiến thức Nuôi dạy con lớn nhất, lên tới 3,000+ hoạt động, kéo dài từ khi Mang bầu đến khi con 2 tuổi.

Tải app ngay: http://onelink.to/jfhnzv

ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG