Thai Giáo 3 Tháng Cuối Để Mẹ Tròn Con Vuông

4.7/5 (280 đánh giá)

Giai đoạn 3 tháng cuối là thời điểm kết thúc thai kỳ, mẹ rất háo hức để gặp con mình rồi phải không nào? 3 tháng cuối là giai đoạn việc áp dụng thai giáo trở nên quan trọng hơn bao giờ hết bởi bé đã có thể tương tác ngược lại với mẹ rồi đó. Mẹ hãy cùng Mamibabi học cách thai giáo 3 tháng cuối để não bộ bé phát triển toàn diện trước khi chào đời mẹ nhé!

Thai Giáo 3 Tháng Cuối Để Mẹ Tròn Con Vuông

3 tháng cuối thai kỳ được tính từ tuần thứ 28-40. Khi mẹ đạt mốc 39 tuần, thai kỳ được coi là đủ tháng, mẹ sẽ trút được nỗi lo sinh non. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng sinh ở tuần thứ 39 hay 40 của thai kỳ, có mẹ chuyển dạ sớm, có mẹ lại chuyển dạ muộn ở tuần thứ 41.

1. 3 Tháng Cuối Của Thai Kỳ Thai Nhi Phát Triển Thế Nào?

3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi đã tăng trưởng và phát triển nhanh chóng cả về mặt thể chất lẫn tinh thần rồi đó mẹ. Trong giai đoạn này, bé có thể tăng số cân bằng ½ số cân khi ra đời. Não bộ của bé đã có sự phát triển vượt bậc. Bé có thể thực hiện một số động tác như mút tay, nhắm mắt, khóc,...

Đa số bé sinh ra đạt cân nặng trong khoảng 2,7 - 4kg và dài khoảng 46-51 cm. Ở tuần thứ 36, bé đã gần như phát triển hoàn chỉnh. Bụng mẹ trở nên “chật chội" hơn, bé không còn nhiều khoảng trống để di chuyển.

Dưới đây là vài cột mốc đáng nhớ trong hành trình phát triển 3 tháng cuối của thai nhi:

1.1. Tuần Thứ 28

Trong tuần thứ 28, bé đã có thể mở và đóng mắt rồi đó mẹ. Không chỉ vậy, bé đã cảm nhận được sự thay đổi ánh sáng bên ngoài. Những gì bé nhìn thấy tuy mờ nhưng bé vẫn có thể phản ứng lại với ánh sáng bằng cách cử động. Trong thời gian này, mẹ có thể thực hành thai giáo ánh sáng. Mẹ cũng nên ra ngoài đi dạo để bé thấy sự thay đổi sáng tối giữa môi trường trong nhà và ngoài trời.

1.2. Tuần Thứ 30

Ở tuần thứ 30 của thai kỳ, bé có một lớp lông tơ hay còn gọi là lanugo bao phủ trên cơ thể. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, lớp lông này sẽ rụng dần đi. Sau khi chào đời, một số bé có thể vẫn còn sót lại lông tơ ở vai, tai và lưng đó mẹ. Không những vậy, ở tuần thứ 30 của thai kỳ, bé cũng đã bắt đầu mọc tóc rồi đó.

1.3. Tuần Thứ 31

Ở tuần thứ 31 của thai kỳ, não bộ của bé phát triển một cách nhanh chóng. Não có thể điều khiển được nhiệt độ cơ thể, do đó bé sẽ không cần phụ thuộc vào nhiệt độ nước ối nữa.

1.4. Tuần Thứ 34

Ở tuần thứ 34 hoặc 35 của thai kỳ, bé có thể bắt đầu quay đầu xuống (còn lại là ngôi thuận) để chuẩn bị chào đời. Thông thường với các mẹ mang thai lần thứ 2, thai nhi thường sẽ quay đầu muộn hơn (từ tuần 36-37 của thai kỳ). Đối với các mẹ mang thai lần đầu, thai nhi thường quay đầu vào tuần thứ 34 hoặc 35 của thai kỳ.

1.5. Tuần Thứ 39

Ở tuần thứ 39 của thai kỳ, bé đã được coi là đủ tháng. Trong giai đoạn này bé vẫn đang lớn lên và các cơ quan chính như não, phổi vẫn tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, bé đã sẵn sàng để thích nghi với thế giới bên ngoài rồi đó mẹ.

2. Một Số Triệu Chứng Mẹ Bầu Gặp Phải Trong 3 Tháng Cuối Thai Kỳ

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ mẹ sẽ phải một số triệu chứng phổ biến như chuột rút, ợ nóng, giãn tĩnh mạch, đau lưng, mệt mỏi, trĩ, tê chân,... Tuy nhiên phổ biến nhất là một số triệu chứng dưới đây:

2.1. Khó Thở

Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Khi tử cung lớn và cao hơn trong bụng mẹ, nó ấn vào trong cơ hoành, lúc này việc thở sẽ trở nên khó khăn hơn. Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần di chuyển chậm rãi, đứng hoặc ngồi thẳng lưng để giúp phổi có nhiều “khoảng trống” để mở rộng hơn.

Ngoài ra, khi thường xuyên cảm thấy khó thở hoặc đau ngực nhiều, mẹ cần đến gặp bác sỹ để kiểm tra và được tư vấn cụ thể mẹ nhé. Mẹ cũng không cần cảm thấy quá lo lắng đâu vì khi em bé “xuống” vùng xương chậu để chuẩn bị chào đời, mẹ cũng sẽ cảm thấy dễ thở hơn đó.

Tìm hiểu thêm: Những Điều Cần Đọc Ngay Nếu Mẹ Đang Bị Khó Thở Khi Mang Bầu
 

2.2. Sưng Bàn Chân Và Mắt Cá

Nhiều mẹ than phiền rằng trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bị phù chân. Tuy vậy, hiện trạng phù nề bàn chân là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Việc sưng bàn chân và mắt cá khiến mẹ gặp nhiều khó khăn khi đi lại và sinh hoạt hàng ngày.

Để giảm bớt tình trạng phù chân, mẹ có thể làm theo những lời khuyên dưới đây:

  • Mẹ nên đi giày dép thoải mái (tránh mang giày cao gót, các loại dép bó sát chân,...)
  • Hạn chế việc đứng quá lâu không di chuyển
  • Thường xuyên massage bàn chân mỗi tối trước khi đi ngủ (việc massage bàn chân cũng sẽ giúp mẹ giảm thiểu tình trạng phù nề chân, chuột rút bắp chân,...)
  • Thường xuyên tập thể dục, yoga, đi bộ nhẹ nhàng
  • Ngâm chân 10-15 phút mỗi tối trước khi đi ngủ bằng nước ấm, việc ngâm chân bằng nước ấm sẽ giúp mẹ cảm thấy thư giãn, quá trình tuần hoàn máu cũng sẽ tốt hơn, giảm thiểu các triệu chứng phù nề
  • Hạn chế sử dụng những loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn như khoai tây chiên, thịt hộp... bởi các loại đồ ăn này chứa rất nhiều các loại chất béo, gây nên tình trạng phù nề ở mẹ.

2.3. Cơn Gò

Nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng khi thường xuyên gặp phải cơn gò trong 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, cơn mẹ không cần quá lo lắng về điều này vì những cơn gò bụng này thường không quá nguy hiểm như mẹ vẫn nghĩ đâu. Đây là một phản ứng hoàn toàn bình thường trong thời gian mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nếu mẹ cảm thấy thời gian gò thường quá lâu hoặc lệch hẳn sang một bên thì mới đáng lo lắng, cộng thêm những vấn đề như xuất huyết âm đạo, đau lưng. Đây là những vấn đề khá nguy hiểm mẹ cần đến bác sĩ để được tư vấn mẹ nhé!

Để giúp mẹ bầu giảm thiểu được phần nào những cơn gò cứng bụng, mẹ có thể áp dụng một số cách như sau:

  • Mẹ nên đi lại nhẹ nhàng, tránh việc đứng hoặc ngồi ở một tư thế quá lâu
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý
  • Thực hiện một số các bài tập yoga nhẹ nhàng để giúp giảm thiểu tình trạng gò cứng bụng.

3. Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Trong Giai Đoạn 3 Tháng Cuối Thai Kỳ

Dấu Hiệu Chuyển Dạ Là Gì?

Dấu hiệu chuyển dạ chính là vỡ ối và các cơn co thắt đều đặn không ngừng, càng về sau càng đau hơn. Cơn chuyển dạ có thể diễn ra bất cứ lúc nào trong khoảng tuần thứ 38 - 41 của thai kỳ, thậm chí còn sớm hơn đối với trường hợp mẹ bầu sinh non.

Tìm hiểu thêm: Đau Đẻ Và Những Điều Mẹ Nào Cũng Cần Biết Mới Nhất 2020
 

Mẹ Bầu Thường Xuyên Cảm Thấy Mệt Mỏi, Kiệt Sức Trong 3 Tháng Cuối Của Thai Kỳ, Đây Có Phải Là Điều Bất Thường Hay Không?

Mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ là điều bình thường mẹ nhé. Bởi trong giai đoạn này, mẹ thường sẽ phải “làm việc chăm chỉ” để hỗ trợ cho thai nhi phát triển toàn diện trong bụng.

Hơn nữa, ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, khi bụng mẹ đã lớn, mẹ khó thể ngủ được trọn vẹn cả buổi đêm, những cơn mất ngủ, trằn trọc sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức hơn. Mẹ đừng quá lo lắng vì đây chỉ là những hiện tượng hoàn toàn bình thường của mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ thôi nhé.

Trong giai đoạn này, mẹ nên nhớ khám thai đều đặn và nếu có vấn đề gì bất thường mẹ hãy nhờ sự trợ giúp của bác sĩ nhé!

Trong 3 Tháng Cuối Của Thai Kỳ Mẹ Sẽ Tăng Bao Nhiêu Cân?

Tùy cơ địa và chế độ dinh dưỡng, trong 3 tháng cuối, mẹ bầu sẽ tăng khoảng 0,2 - 0,5kg mỗi tuần. Đây là lúc mẹ bầu nên bổ sung các chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho kỳ “vượt cạn” trước mắt. Lúc này, mẹ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, vì giai đoạn này được coi là giai đoạn bé hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng từ mẹ. Việc mẹ bầu tăng cân quá ít có thể dẫn đến tình trạng thai nhi tăng trưởng chậm và nhẹ cân.

4. Những Việc Mẹ Cần Làm Trong 3 Tháng Cuối Thai Kỳ

1, Mẹ nên tham gia các khoá học tiền sản, nếu như trước đây mẹ chưa từng tham gia lớp học tiền sản thì trong 3 tháng cuối của thai kỳ mẹ nên rủ bố cùng tham gia mẹ nhé.

2, Tích cực đọc sách báo, tài liệu về cách sinh con và chăm sóc con sau sinh. Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến chăm sóc con sau sinh từ bạn bè, bố mẹ, người trong gia đình để có thêm kinh nghiệm chăm sóc bé sau sinh mẹ nhé. Điều này sẽ giúp mẹ giảm thiểu được tối đa sự lo lắng và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho việc bé chào đời đó mẹ.

3, Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ cần quyết định sẽ sinh ở viện nào và chuẩn bị sẵn sàng giấy tờ hồ sơ để đăng ký sinh. Mẹ nên chọn những bệnh viện gần nhà để tiện cho quá trình đi lại.

4, Trước ngày chuẩn bị sinh, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ, tiền bạc và đồ đạc xếp sẵn vào giỏ để chuẩn bị đi sinh. Mẹ có thể cùng bố ngồi soạn lại và đảm bảo đã mang đủ những giấy tờ, đồ đạc thiết yếu.

5, Để chuẩn bị cho sự chào đời của bé, mẹ cần chuẩn bị sẵn chăn đệm, ga gối và cũi cho bé.

6, Phân công công việc cho các thành viên trong gia đình:

Để chuẩn bị cho sự ra đời của bé, mẹ nên phân chia công việc cho những thành viên trong gia đình như sau khi xuất viện cả mẹ và bé sẽ đi phương tiện nào về nhà? Ai phụ trách cầm đồ đạc? Ai đón tay bé khi bé về nhà?

Sau khi về nhà trong những ngày đầu sẽ thuê ai đến tắm cho bé? Mẹ và bà cùng tắm hay thuê người? Thuê ở đâu uy tín?

Nếu bé thức dậy vào buổi đêm? Ai sẽ cho bé ăn? Ru bé ngủ và chăm sóc cho bé?

Việc nhà mỗi ngày như đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa sẽ do ai đảm trách? Nên thuê người giúp việc theo giờ hay nhờ ông bà phụ giúp?

7, Mẹ nên khám thai với tần suất dày hơn theo chỉ định của bác sĩ, nếu có vấn đề gì xảy ra mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn ngay.

8, Quần áo, tã, bao tay, bao chân,... cần được giặt giũ và phơi phóng cẩn thận để đảm bảo đồ của bé luôn sạch sẽ.

9, Mẹ nên chuẩn bị sẵn thực phẩm, đồ ăn trong những ngày ở cữ sau sinh (trong trường hợp nếu không có người giúp đỡ việc nhà).

5. Thai Giáo 3 Tháng Cuối Để Thai Nhi Phát Triển Toàn Diện Như Thế Nào?

Mẹ biết không, thai giáo đã chứng minh rằng, thông qua việc thai giáo các giác quan của con cũng được củng cố vững chắc đó. Dưới đây là 5 hình thức thai giáo mà mẹ bầu có thể áp dụng cho con trong 3 tháng cuối của thai kỳ:

5.1. Thai Giáo 3 Tháng Cuối Bằng Cách Nghỉ Ngơi

Điều quan trọng nhất trong quá trình thai giáo 3 tháng cuối là nghỉ ngơi. Có những ý kiến trái chiều nhau về việc mẹ cần vận động nhiều hơn để quá trình sinh đẻ thuận tiện hơn, nhưng điều đó không thực sự đúng với tất cả mẹ bầu.

Trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, tuỳ từng trường hợp mà mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, đau nhức xương khớp, thậm chí ra máu,... Lúc này mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn so với mẹ bầu khác đó. Trong quá trình nghỉ ngơi, mẹ nên kết hợp nghỉ ngơi cả thân và tâm, thân tức là an dưỡng, nghỉ ngơi, không làm việc quá nặng. Tâm tức là không lo âu, stress, căng thẳng, luôn cố gắng giữ tinh thần ổn định, vui vẻ, có như vậy quá trình thai giáo 3 tháng cuối thai kỳ mới diễn ra hiệu quả được mẹ nhé!

Thai Giáo 3 Tháng Cuối Để Mẹ Tròn Con Vuông
Thai Giáo 3 Tháng Cuối Bằng Cách Nghỉ Ngơi

Đối với mẹ đang đi làm, mẹ cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi sau cho hợp lý, tránh làm việc quá sức, áp lực gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ mẹ cần:

  • Nếu còn đi làm, hãy chia sẻ những khó khăn của công việc đối với cấp trên để được hỗ trợ, giúp đỡ. Nếu như thời gian làm quá nhiều, mẹ có thể xin đề xuất giảm giờ làm hoặc làm part-time để có nhiều thời gian hơn nghỉ ngơi
  • Hạn chế tối đa làm việc nặng như bê vác, tránh đi lại nhiều,... để đảm bảo sức khoẻ bản thân
  • Nói chuyện với chồng để chia sẻ công việc nhà hoặc thuê người giúp việc để đỡ đần việc nhà
  • Nếu cảm thấy quá stress, căng thẳng, lo âu mẹ có thể nói chuyện với người thân trong gia đình, bạn bè để được giải tỏa áp lực cũng như giúp cho đầu óc thoải mái, tâm trạng vui vẻ, phấn chấn hơn.

Tìm hiểu thêm: Cách Thai Giáo Của Người Nhật Và 10 Nguyên Tắc Cần Nhớ
 

5.2. Thai Giáo 3 Tháng Cuối Bằng Cách Đi Dạo

Đi bộ là cách thai giáo cực kỳ hiệu quả cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Để quá trình đi dạo an toàn, tốt cho sức khỏe mẹ không nên đi bộ quá nhiều trong những tuần cuối của thai kỳ mẹ nhé, bởi quá trình chuyển dạ có thể diễn ra bất cứ lúc này. Do đó, mẹ chỉ đi dạo khi cảm thấy có đủ năng lượng và sức khoẻ thôi nhé!

Mẹ nên chọn thời gian đi dạo vào buổi sáng sớm, lúc này thời tiết thường khá dễ chịu và trong lành, nếu như trước đây mẹ thường đi dạo với một quãng đường dài với tốc độ nhanh thì lúc này mẹ nên đi chậm lại, mẹ nên đi dạo vài lần trong 1 tuần. Không khí trong lành sẽ tiếp sức cho mẹ, giúp khí huyết lưu thông, giảm căng thẳng và mệt mỏi.

Thai Giáo 3 Tháng Cuối Để Mẹ Tròn Con Vuông
Thai Giáo 3 Tháng Cuối Bằng Cách Đi Dạo

Không chỉ vậy, việc đi dạo bộ trong 3 tháng cuối của thai kỳ còn giúp mẹ tăng tính linh hoạt của các khớp xương chậu, giúp cho quá trình sinh nở của mẹ diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn, mẹ cũng ít bị đau hơn đó.

Trong quá trình đi dạo, mẹ có thể dừng lại và nghỉ ngơi bất cứ lúc nào nếu cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt mẹ nên lưu ý không nên chọn đi dạo trên những đường gồ ghề, nhiều chướng ngại vật,.. để giảm thiểu tối đa nguy cơ mẹ có thể bị vấp ngã.

5.3. Thai Giáo 3 Tháng Cuối Bằng Âm Nhạc

Thai giáo bằng âm nhạc trong 3 tháng cuối của thai kỳ hình thức thai giáo hiệu quả giúp hoàn thiện của trí não thai nhi đó mẹ. Bởi vậy, dù chưa cảm nhận được hết âm thanh thì ít nhiều thai nhi cũng sẽ có những phản xạ đối với âm thanh đó ba mẹ.

Trong quá trình thai giáo bằng âm nhạc, ba mẹ có thể chọn những loại nhạc như nhạc cổ điển, nhạc Pop,.. những thể loại nhạc nhẹ nhàng để quá trình cảm thụ âm nhạc được diễn ra trọn vẹn nhất. Ba mẹ nên tránh những loại nhạc có tiết tấu mạnh bởi nó làm thai nhi giật mình, ảnh hưởng đến thính giác của con.

Thai Giáo 3 Tháng Cuối Để Mẹ Tròn Con Vuông
Thai Giáo 3 Tháng Cuối Bằng Âm Nhạc

Bên cạnh đó, trong quá trình sinh nở mẹ cũng có thể nói với bác sĩ bật nhạc dịu êm, nhạc thiền để quá trình sinh nở thuận tiện hơn và giúp mẹ bớt cảm thấy đau đơn hơn.

Tìm hiểu thêm: Thai Giáo Bằng Âm Nhạc: Tất Cả Những Điều Mẹ Cần Biết
 

5.4. Thai Giáo 3 Tháng Cuối Bằng Cách Trò Truyện

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, việc áp dụng thai giáo bằng cách trò chuyện sẽ giúp bé phát triển trí tuệ toàn diện hơn đó ba mẹ. Ba mẹ hãy dành từ 10-15 phút mỗi ngày để trò chuyện với thai nhi ba mẹ nhé.

Ba mẹ có thể kể cho bé nghe những câu chuyện hằng ngày ba mẹ đã gặp để bé cảm nhận được cuộc sống của ba mẹ. Hoặc ba mẹ có thể kể cho thai nhi nghe việc gia đình đã chuẩn bị cho sự chào đời của con thế nào: “Hôm nay mẹ mua cho con một chiếc yếm gấu Winnie Pooh rất xinh nè” hay “Hôm nay mẹ đi siêu âm, bác sĩ nói con đang phát triển rất tốt. Mẹ cảm thấy vui lắm”.

Thai Giáo 3 Tháng Cuối Để Mẹ Tròn Con Vuông
Thai Giáo 3 Tháng Cuối Bằng Cách Trò Truyện

Mẹ cũng có thể trò chuyện để giúp bé “giải quyết” các vấn đề đang gặp phải như: “Con hãy cố gắng tháo tràng hoa quấn cổ nhé” hay “Con hãy xoay lại ngôi thuận để dễ ra ngoài hơn nhé” hay “Con hãy cố gắng để tăng thêm nhiều cân nữa nhé”. Cuốn sách “Mẹ Nhật thai giáo” đã chứng minh rằng, sau một thời gian nói chuyện với bé, bé có thể hiểu được và làm đúng như lời mẹ đã dặn dò bé đó.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể nói lời động viên, cảm ơn bé “Cảm ơn con vì đã luôn bên mẹ trong suốt hành trình qua, chỉ vài ngày nữa thôi chúng ta sẽ gặp nhau rồi, mẹ con mình cùng cố gắng con nhé”.

Mẹ biết không? Bé rất thích nghe giọng âm thanh trầm bổng - âm thanh này vô hình chung rất phù hợp với giọng của ba. Do đó, mẹ hãy rủ ba cùng tham gia quá trình thai giáo trò chuyện với bé mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm: Thai Giáo Bằng Lời Nói: 7 Điều Ba Mẹ Nên Làm Ngay
 

5.5. Thai Giáo 3 Tháng Cuối Bằng Cách Học Cách Chăm Sóc Bé Sau Sinh

Việc trau dồi những kiến thức, kỹ năng chăm sóc bé sau sinh là cực kỳ quan trọng dành cho ba mẹ để chăm con khôn lớn, khoẻ mạnh trong suốt những tháng ngày sau này. Để chăm sóc bé sau sinh hiệu quả, mẹ cần nắm được một số kỹ năng chăm sau bé dưới đây:

- Học cách bế bé thế nào cho đúng cách?

- Học tư thế cho con bú, giúp bé ợ hơi sau khi bú?

- Kỹ năng chăm sóc bản thân sau sinh

- Cách thay bỉm cho bé

- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn

- Cách chăm sóc rốn cho trẻ

- Cách chăm sóc da cho trẻ đúng cách

- Cách xử lý khi bé bị hóc/sặc

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể học thêm những kiến thức mới để tốt cho quá trình thai giáo của mẹ trong 3 tháng cuối thuận lợi hơn. Mẹ có thể học thêm những kiến thức thai giáo được người Do Thái khuyến khích, để giúp bé phát triển toàn diện trí tuệ, thông minh hơn.

Tìm hiểu thêm: Cẩm Nang Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh
 

Thai giáo 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng trong nền tảng phát triển cả thể chất và tinh thần của bé. Việc áp dụng những hình thức thai giáo 3 tháng cuối thai kỳ khoa học và hiệu quả không chỉ đem lại lợi ích cho thai nhi mà còn giúp con thêm gắn bó mật thiết hơn với ba mẹ ngay từ khi trong bụng mẹ.

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.7 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Thai giáo theo quý
KHO NỘI DUNG THAI GIÁO
BÀI MỚI ĐĂNG