Thai 25 tuần nặng bao nhiêu, biết trai hay gái chưa?

4.5/5 (251 đánh giá)

Thai 25 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Thai 25 tuần biết trai hay gái chưa? Đá chân, đấm tay, nhào lộn, xoay mình… thai 25 tuần tuổi có thể làm tất cả những điều đó trong bụng mẹ. Bé đã rất giống một em bé sơ sinh phải không? Và đây cũng là lúc mẹ có thể gặp phải nguy cơ sinh non. Mẹ hãy đọc ngay bài viết dưới đây để phòng tránh điều đó nhé!

Thai 25 tuần nặng bao nhiêu, biết trai hay gái chưa?

Thai 25 tuần nặng bao nhiêu?

Sang tuần thai thứ 25, em bé đã lớn rất nhanh. Cân nặng thai nhi 25 tuần khoảng 756g, dài 33,7cm, tương đương một quả cà tím.

Thai 25 tuần là mấy tháng?

Thai nhi 25 tuần là khi mẹ và bé đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ mẹ nhé. Đây là tháng cuối cùng của tam cá nguyệt thứ 2. Và tháng này vẫn được coi là 1 trong những tháng có độ an toàn cao, mẹ bầu khỏe mạnh, nhiều năng lượng, dù rằng bụng mẹ đã khá to rồi.

Thai 25 tuần phát triển như thế nào?

Mắt của thai nhi cũng có những thay đổi lớn trong tuần này. Võng mạc đã hoàn thiện hơn. Thai nhi 25 tuần đã cảm nhận được sáng và tối.

Da của bé đã được tích thêm mỡ khiến làn da bên ngoài mượt mà và nhìn bé mũm mĩm hơn. Lúc này bé yêu của bạn trông sẽ hồng hào hơn nhờ sự hình thành các mạch máu nhỏ, được gọi là các mao mạch trên da. Các mao mạch này giúp tăng lưu lượng máu vận chuyển dưới da.  

Đôi bàn tay của thai nhi đã phát triển một cách hoàn chỉnh, xuất hiện móng tay bé xíu. Em bé cũng có thể nắm tay lại thành nắm đấm. Thai 25 tuần của bạn cũng đã biết cách ngậm ngón tay cái khi bé muốn. Kể từ tuần thứ 25 trở đi, những cử chỉ này không phải ngẫu nhiên nữa.

Khi thai 25 tuần, mẹ cũng sẽ nhận thấy thai nhi đang cử động mạnh hơn với nhiều động tác như những cú đá, nhào lộn, "nhảy múa" trong bụng mẹ. Bé cũng bắt đầu phản ứng nhiều hơn với âm nhạc, giọng nói và âm thanh bên ngoài bằng cách đạp vào bụng mẹ. Bé sẽ xen kẽ chơi và nghỉ ngơi để hồi phục năng lượng.

Thai 25 tuần nặng bao nhiêu, biết trai hay gái chưa?

Thai 25 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

Thai 25 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm vì vấn đề này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé mà còn ảnh hưởng cả tới ngoại hình của mẹ nữa. Đến tuần thứ 25 này, mẹ có thể tăng khoảng 6 cân, 6 cân rưỡi hoặc 7 cân. Dĩ nhiên đây chỉ là con số mang tính chất tương đối vì cơ địa mỗi mẹ mỗi khác. 

Video thai nhi 25 tuần tuổi

Hình ảnh thai nhi 25 tuần tuổi

Hình ảnh thai nhi 25 tuần tuổi

Cơ thể mẹ thay đổi ra sao khi mang thai 25 tuần?

Vào tuần thai thứ 25, mẹ sẽ tiếp tục tăng cân nhanh. Bụng bầu của mẹ có thể căng tròn như một quả bóng. Và dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:

  • Ngứa hậu môn: Có thể mẹ sẽ cảm thấy hơi ngứa hậu môn. Điều này xảy ra do tử cung ngày một lớn hơn và đẩy ép vào khu vực này, tăng lưu lượng máu đến đây.
  • Trĩ: Vòng bụng của mẹ tăng lên tạo áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu, gây trĩ. Đây cũng là hệ quả của chứng táo bón và sẽ khỏi hẳn sau khi sinh.
  • Ợ nóng và khó tiêu: Hệ tiêu hóa của mẹ chịu áp lực bởi thai nhi đang lớn nhanh, đẩy axit trong dạ dày lên thực quản gây chứng ợ nóng cho mẹ bầu
  • Đầy hơi: Quá trình tiêu hoá của mẹ chậm lại do ảnh hưởng của hóoc-môn thai kỳ, khiến khí ga tích tụ gây đầy hơi.
  • Tóc dày hơn: Những thay đổi nội tiết trong thai kỳ ức chế sự rụng tóc như bình thường, khiến tóc ở giai đoạn “nghỉ ngơi” lâu hơn. Việc sử dụng các loại viên uống bổ sung cho bà bầu cũng có thể khiến tóc dày hơn.
  • Hội chứng chân không yên: Hội chứng chân không yên khiến chân mẹ có cảm giác châm chích như kiến bò. Điều này thường xuất hiện ở cánh tay, đùi hoặc bàn tay khi mẹ nghỉ ngơi hoặc ngủ. Nguyên nhân của hội chứng chân không yên có thể do thay đổi nội tiết, thiếu hụt sắt và folate. Triệu chứng này sẽ tự khỏi sau khoảng 4 tuần sau sinh. Mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng, tắm nước ấm trước khi ngủ, bổ sung sắt, folate, vitamin B12…
  • Hội chứng ống cổ tay: Có thể mẹ sẽ phải chịu đựng hội chứng ống cổ tay trong tuần này. Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay là tê tay hoặc cảm giác châm chích trong chốc lát. Các triệu chứng này thường ở mức nhẹ và không cần lo lắng, cũng không cần áp dụng điều trị trong hầu hết các trường hợp. 
  • Khó thở: Ở tuần thai thứ 25, mẹ bầu có thể cảm thấy khó thở vì phổi không còn chỗ để nở ra mỗi khi bạn hít vào. Khi bạn nói chuyện điện thoại, leo cầu thang hay đi đoạn đường dốc, đi quá nhanh, hơi thở có thể trở nên gấp gáp. Do đó hãy để ý tư thế của mình và tránh trũng người xuống.
  • Ngứa bụng: Mẹ có thể sẽ thấy ngứa ở bụng, cảm giác như có kiến bò quanh bụng vào giai đoạn thai 25 tuần tuổi. Lý do là những vết rạn đã trở nên trầm trọng hơn, những sợi collagen ở lớp giữa của da đang duỗi ra. Mẹ có thể làm dịu cảm giác này bằng cách thoa kem dưỡng ẩm lên bụng sau khi tắm, tránh tắm nước quá nóng hoặc dùng các loại xà bông tắm làm khô da. 
  • Mất ngủ: Mẹ có thể sẽ bị mất ngủ khi mang thai tuần thứ 25. Nguyên nhân là do phải đi tiểu đêm nhiều lần. Mẹ có thể uống một cốc sữa ấm, nghe nhạc hoặc đọc sách trước khi ngủ. Hãy tạo không khí trong lành sạch sẽ nơi phòng ngủ và dùng một chiếc gối bầu để chìm vào giấc ngủ dễ hơn.

Thai 25 tuần nặng bao nhiêu, biết trai hay gái chưa?

Thai 25 tuần nên ăn gì?

Và để con có thể phát triển tốt nhất, thai giáo dinh dưỡng là điều không thể bỏ qua. Nhiều mẹ bầu thắc mắc thai nhi tuần 25 cần bổ sung gì. Ở tuần này, Mamibabi sẽ chia sẻ một số thực phẩm không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, mà còn giúp mẹ phòng tránh việc rạn da nữa. 

Nhiều mẹ bầu tới tuần thứ 25, thậm chí trước đó, đã có những vết rạn da trên đùi và bụng. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp mẹ phần nào cải thiện tình trạng này:

  • Thứ nhất, mẹ cần ăn uống vừa đủ và cân bằng, không ăn quá no, không để tăng cân quá nhiều
  • Thứ 2, mẹ nên ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế các loại đồ ăn đóng hộp, đồ ăn công nghiệp 
  • Thứ 3, mẹ luôn cần uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít trong 1 ngày
  • Thứ 4, mẹ cần bổ sung thêm sữa tươi hoặc sữa hạt, sữa bầu

Đặc biệt có 4 thực phẩm vừa tốt cho sức khỏe mẹ bầu, vừa hỗ trợ phòng và trị rạn da:

  • Đầu tiên là bưởi: bưởi chứa nhiều vitamin A, C giúp giữ nước và làm căng mọng da
  • Thứ 2 là việt quất: việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp trẻ hóa da, và vitamin C giúp cải thiện sắc tố để da hồng hào, khỏe mạnh 
  • Thứ 3 là hạt óc chó: vitamin E, beta-carotene, linoleic... trong óc chó giúp hạn chế khô da và bong tróc; giúp da mềm mại, dẻo dai, góp phần chữa lành các tổn thương trên da.
  • Thứ 4 là quả bơ: vitamin E, A, D và các chất chống oxy hóa trong bơ sẽ giúp da tươi sáng và căng mịn hơn 

Vì vậy trong tuần thai thứ 25 cũng như các tuần thai sau này, mẹ hãy thêm 4 thực phẩm bưởi, việt quất, hạt óc chó và quả bơ vào chế độ ăn của mình nhé.

Lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu mang thai 25 tuần

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Tiếp tục chế độ ăn giàu chất xơ, ăn nhiều rau và trái cây, hạt, ăn các loại cá ít thuỷ ngân và thịt nạc.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Hãy bắt đầu bằng những môn tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga… Tránh các môn thể thao đối kháng. Không tập luyện khi mẹ thấy quá mệt, khó thở hoặc chóng mặt.
  • Uống nhiều nước: Hãy chắc chắn cơ thể mẹ được cung cấp đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để tránh táo bón, đầy hơi và trĩ mẹ nhé.
  • Dưỡng ẩm: Mẹ có thể bị các vết rạn trên bụng và ngực trong khoảng tuần thứ 25 của thai kỳ, thậm chí có thể bị nổi ban ngứa. Dưỡng ẩm hàng ngày có thể giúp mẹ hạn chế các vấn đề này.
  • Xét nghiệm đường huyết: Mang thai tuần 25, mẹ bầu nên làm xét nghiệm đường huyết. Đây là một xét nghiệm cần thiết trước khi sinh. VIệc mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến thai nhi to bất thường, làm cho việc sinh đẻ khó khăn hơn nhiều, nguy cơ sinh mổ cao kèm theo nhiều biến chứng khó lường khác. Trong trường hợp bị tiểu đường thai kỳ, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn và làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Dấu hiệu sinh non khi thai 25 tuần tuổi

Hiện nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tỷ lệ bé tử vong khi sinh trước 25 tuần thai rất hiếm xảy ra. Mặc dù khả năng sống sót đã tăng lên đáng kể so với trước đây song hầu hết những trường hợp này đều phải đối mặt với các vấn đề về hô hấp do hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Bên cạnh đó trẻ rất dễ mắc các bệnh viêm phổi, viêm phế quản. Ngoài ra trẻ còn dễ bị: Rối loạn tiêu hóa, các rối loạn máu, hệ miễn dịch yếu, có vấn đề về thị lực và thính lực… Vì vậy, mẹ bầu cần cẩn trọng trong sinh hoạt hàng ngày và khám thai đều đặn để hạn chế nguy cơ sinh non.

Khi không may gặp các dấu hiệu sinh non dưới đây, mẹ cần lập tức tới bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời:

  • Ra dịch lỏng, nhầy, có máu
  • Đau vùng thắt lưng liên tục
  • Chuột rút nhẹ ở bụng
  • Đau quặn bụng dưới hoặc đau kèm với những cơn co thắt tử cung liên tục
  • Màng ối bị vỡ (thấy nước ối xuất hiện và tuôn ra ngoài, đôi khi chỉ nhỏ giọt chất lỏng, dễ bị nhầm với nước tiểu).

Phương pháp phòng tránh sinh non khi thai 25 tuần

Để tránh tình trạng sinh non, mẹ bầu cần:

  • Bổ sung progesterone: Nếu như mẹ bầu trước đây có tiền sử sinh non, hoặc cổ tử cung ngắn có thể bổ sung progesterone theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh: Mẹ hãy chăm sóc bản thân mình giữa và trong khi mang thai để giúp ngăn ngừa sinh non. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và giàu dinh dưỡng, tránh hút thuốc lá và dùng chất kích thích
  • Khám thai định kỳ: Khám thai định kỳ sẽ giúp bác sĩ biết được các nguy cơ và dấu hiệu sinh non của mẹ, từ đó có sự hỗ trợ kịp thời.

Thai giáo tuần 25 – Hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu

Thai 25 tuần vẫn thuộc tháng thứ 6 của thai kỳ. Đây được coi là giai đoạn an toàn và mẹ bầu có nhiều năng lượng. Tuy vậy, ở thời điểm này, bác sĩ sẽ đặc biệt lưu ý mẹ về nguy cơ sinh non có thể xảy ra. Các hoạt động thai giáo trong tuần này sẽ giúp mẹ giảm thiểu các nguy cơ sinh non có thể xảy ra.

  • Trò chuyện với thai nhi: Nếu đã từng đọc cuốn “Mẹ Nhật thai giáo”, mẹ sẽ thấy được sự kết nối tâm linh diệu kỳ giữa mẹ và thai nhi. Nhiều mẹ bầu sau khi đi khám đã nói chuyện với con của mình, nhờ đó, bé đã khắc phục được nhiều vấn đề như nhẹ cân, tràng hoa quấn cổ, ngôi ngược… Khi thai 25 tuần, hàng ngày, mẹ hãy trò chuyện và động viên bé, để bé luôn khỏe mạnh trong bụng mẹ tới tuần thứ 40 nhé. Mẹ có thể nói những câu như: “Mẹ biết ở trong đó chật chội nhưng con hãy cố gắng nha, tới tuần 40 mẹ con mình sẽ gặp nhau thật vui nhé”.
  • Bàn giao công việc: Đây là lúc mẹ cần giải quyết những việc quan trọng nhất và bàn giao công việc cho người thay thế. 3 tháng cuối là lúc cơ thể mẹ nặng nề nhất, nguy cơ sinh non cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, mẹ nên làm các việc quan trọng luôn trong tháng này và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Nghỉ ngơi cũng được coi là một phương pháp thai giáo “tĩnh trong động”, đem lại nhiều lợi ích về cả thân và tâm cho mẹ bầu và thai nhi.
  • Chăm sóc tay chân: Thai 25 tuần là thời điểm mẹ có thể gặp phải nhiều vấn đề về thể chất, trong đó có đau mỏi tay chân, hội chứng ống cổ tay hoặc phù nề chân… Để khắc phục điều này, mẹ hãy dành thời gian ngâm tay chân trong nước ấm với các nguyên liệu tự nhiên an toàn. Mẹ cũng có thể dành thời gian tới spa cho bà bầu, dưỡng ẩm tay chân với các sản phẩm phù hợp. Nếu những đôi giày hiện tại không còn vừa chân, mẹ hãy đổi sang những đôi giày rộng hơn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thai 25 tuần tuổi. Mamibabi hy vọng mẹ và bé sẽ có một thai kỳ an toàn và hạnh phúc. Nhiều thông tin hữu ích về mang thai và chăm sóc bé sơ sinh vẫn luôn được cập nhật tại Mamibabi, mẹ đừng bỏ qua bất cứ bài viết nào nhé!

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sự phát triển của thai nhi
BÀI MỚI ĐĂNG