Thai nhi 17 tuần tuổi phát triển như thế nào? Nặng bao nhiêu là chuẩn, thai 17 tuần hay gò cứng bụng, thai 17 tuần biết trai hay gái chưa... Bà bầu có thai 17 tuần dễ gặp các vấn đề như tăng cân nhiều, đau thần kinh tọa, răng “lỏng lẻo”, rối loạn tiêu hoa, chóng mặt hoa mắt… Trong bài viết này, Mamibabi sẽ chia sẻ cách để mẹ dễ dàng “giải quyết” tất cả các vấn đề trên. Bên cạnh đó là cách thai giáo tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.
So với tuần 16, cân nặng trung bình của thai nhi đã tăng khoảng 40g ở tuần 17. Thông thường, trọng lượng của bé yêu sẽ khoảng 181g, tương đương một củ cà rốt với chiều dài khoảng 20,4cm.
Ở tuần thứ 17 thai kỳ, kết quả siêu âm có thể xác định chính xác giới tính thai nhi từ 85 - 90%. Với bé trai, tinh hoàn đang trong giai đoạn xuống bìu nên hoàn toàn có thể biết được là trai hay gái, trừ các trường hợp thai nhi xoay người khiến bộ phận sinh dục không hiện ra trên hình ảnh siêu âm bé trai 17 tuần. Tuy vậy, để chắc chắn hơn về giới tính thai nhi, mẹ nên siêu âm lại vào thời điểm sau 20 tuần.
Bao bọc xung quanh cơ thể thai nhi là một màng mỏng được gọi là gây - giúp bảo vệ thai nhi trong môi trường nước ối. Hệ thần kinh liên quan tới vị giác của bé cũng đã trưởng thành.
Não bộ của bé đang phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển này giúp cho các giác quan của bé cảm nhận rõ ràng hơn những tác động từ bên ngoài. Các dây thần kinh thính giác tại phần tai trong của thai nhi có vai trò thông báo âm thanh truyền dẫn từ bên ngoài tới não bộ thông qua ống tai và màng nhĩ, từ đó giúp bé có thể nghe được các tiếng động đó. Hệ bài tiết của cơ thể thai nhi tiếp tục hoạt động và hỗ trợ tốt hơn quá trình đào thải các chất không cần thiết.
Thai 17 tuần là khi mẹ đang mang bầu ở giai đoạn cuối của tháng thứ 4, thuộc tam cá nguyệt thứ 2.
Nếu mẹ có chút khó khăn trong việc nhớ xem thai nhi đang ở tuần bao nhiêu, phát triển ra sao và nên thai giáo như thế nào thì mẹ hãy cài app Mamibabi nhé, app sẽ cực kỳ hữu ích cho các mẹ bầu đấy ạ.
Bước sang tuần thứ 17, nhiều mẹ bầu sẽ thấy bất ngờ khi biết nhịp tim của con thậm chí còn gấp đôi nhịp tim của mình. Trung bình, tim thai 17 tuần tuổi đập khoảng 140 - 150 nhịp/phút, đồng thời chu kỳ hít vào, thở ra tương đối đều đặn. Nếu rơi vào trường hợp nhịp tim thấp hoặc cao hơn con số trên nhưng vẫn dưới 180 lần thì mẹ không cần quá bận tâm. Mẹ có thể thực hiện kiểm tra kỹ hơn khi thai được từ 24 - 26 tuần.
Hoạt động thai máy khá rõ ràng ở giai đoạn này với những chuyển động như xoay người, đạp, uốn éo, mút tay... Người mẹ sẽ cảm nhận được sự “thần kỳ” này rõ hơn vào những lúc ngủ bởi đó mới là thời điểm bé thích đùa nghịch trong bụng mẹ. Mặc dù hầu hết thai phụ đều cảm nhận được thai máy ở tuần 17 nhưng vẫn còn số ít bà bầu chưa nhận thấy điều này. Đây không phải là dấu hiệu nguy hiểm nên mẹ chỉ cần kiên nhẫn đợi thêm một thời gian nữa sẽ thấy những chuyển động của bé yêu.
Khi thai 17 tuần tuổi, thai sẽ bắt đầu cần nhiều dinh dưỡng hơn nên mẹ sẽ thường xuyên có cảm giác thèm ăn. Chính vì vậy, mẹ nên hiểu điều này và không cảm thấy quá bất ngờ khi thấy cân nặng của mình tăng lên. Đây cũng là khoảng thời gian người mẹ cần thận trọng mỗi khi chuyển tư thế để hạn chế tối đa triệu chứng chóng mặt, choáng, thậm chí ngất xỉu. Khi đang ngồi hay nằm mà muốn đứng lên, mẹ cần bình tĩnh để cơ thể kịp thích nghi với sự thay đổi này, tránh việc mất thăng bằng xảy ra.
Khi thai 17 tuần tuổi, mẹ dễ gặp các triệu chứng dưới đây:
Dưới đây là một số mẹo nhỏ Mamibabi muốn chia sẻ đến mẹ với hy vọng mẹ sẽ có những tháng ngày thai kỳ khỏe mạnh, sẵn sàng cho quá trình “vượt cạn” sau này.
Sang đến tuần 17, kích thước vòng 2 của mẹ bầu đã tăng lên đáng kể, đồng thời, phần ngực cũng ít nhiều lớn hơn trước. Đó là lý do mẹ cần chuẩn bị quần áo, váy, đầm cho mình để luôn thoải mái, không bị khó chịu khi mặc đồ chật, hẹp. Mẹ hãy chọn kích cỡ phù hợp để khi mặc vào đem lại cảm giác rộng rãi, thoáng mát và chú ý đến cả chất liệu sao cho mềm mại, dễ chịu nhất.
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh chạy dọc từ dưới thắt lưng xuống chân. Cơn đau cùng cảm giác tê nhức sẽ bắt đầu ở vùng thắt lưng và lan xuống 2 chân, từ đùi, cẳng chân, mắt cá chân và thậm chí là cả ngón chân. Cách khắc phục rất đơn giản, mẹ bầu chỉ cần trang bị một miếng đệm để kê thêm khi ngồi, nằm; đắp gạc vào nơi đau; nghỉ ngơi và massage bởi người có chuyên môn. Trong trường hợp đau quá nhiều, mẹ có thể tới gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
Thỉnh thoảng, mẹ cảm thấy chân răng mình dường như lỏng lẻo hơn. Lý giải hiện tượng này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đó là do sự tác động của hóoc-môn thai kỳ. Xương và dây chằng trong miệng là những bộ phận chịu ảnh hưởng của loại hóoc-môn này. Hiện tượng này không đáng lo ngại vì nó có thể biến mất sau sinh. Tuy vậy, nếu những thay đổi này gây ra viêm nha chu, mẹ nên thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.
Trong thời gian này, mẹ bầu thèm ăn và ăn nhiều hơn nên xuất hiện chứng ợ hơi, khó tiêu. Thay vì ăn lượng lớn thức ăn trong một lần, hãy chia nhỏ các bữa ăn và đặc biệt lưu ý không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu... Ngoài ra, sau khi ăn cần ngồi nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, không nên nằm ngay.
Dưới đây là một số mẹo khắc phục triệu chứng chóng mặt ở bà bầu 17 tuần mà Mamibabi muốn chia sẻ với mẹ.
Thai 17 tuần đã có nhiều cử động rất phong phú trong bụng mẹ như xoay người, đạp chân, uốn éo, mút tay… Bé đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất và não bộ. Mẹ hãy thai giáo tuần 17 cho bé với những hoạt động dưới đây:
Trên đây là những lời khuyên hữu ích mà Mamibabi muốn gửi gắm đến các mẹ bầu đang mang thai 17 tuần tuổi. Hãy nhanh tay truy cập siêu ứng dụng Mamibabi để tiếp tục được trải nghiệm nhiều nội dung thai giáo thú vị mẹ nhé!
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv