Thai 26 tuần nặng bao nhiêu?

Ở tuần này, con nặng khoảng 900g và dài 35,1cm, tương đương với một quả cà tím lớn hoặc một quả bí ngòi.

Thai 26 tuần là mấy tháng?

Thai 26 tuần là lúc mẹ và bé đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ, tức là tháng cuối cùng của tam cá nguyệt thứ 2.

Thai 26 tuần phát triển như thế nào?

Tuần này bé yêu sẽ tiếp tục tập hít thở trong môi trường nước ối. Nhịp thở của bé đã “chuyên nghiệp” hơn một chút so với tuần trước dù chưa thật sự hoàn chỉnh. Việc tập hít thở cũng giúp chức năng phổi của bé cũng hoạt động nhuần nhuyễn hơn.

Đây đồng thời là tiền đề giúp bé thở độc lập và hô hấp tốt khi chào đời. Hơi thở chính là biểu hiện của sự sống. Khi biết bé yêu có thể hít thở tốt hơn ở tuần này, nhiều mẹ bầu không khỏi xúc động, cảm thấy bé “ra dáng” một em bé sơ sinh hoàn chỉnh. Chỉ một thời gian nữa thôi, mẹ và bé sẽ được gặp nhau.

Thai 26 tuần đạp như thế nào?

Thai 26 tuần sẽ có nhiều giấc ngủ nông. Nghiên cứu cho thấy trẻ em mới chào đời sẽ trải qua nhiều giấc ngủ nông như vậy. Những giấc ngủ này rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của bé. Vì vậy, thai nhi trong bụng mẹ sẽ dành nhiều thời gian để tập luyện với giấc ngủ nông trước khi chào đời.

Hệ mạch máu và hệ tuần hoàn của thai nhi 26 tuần đã đầy đủ chức năng. Tim bé đang bơm máu, các mạch máu đã phát triển và thực hiện tốt vai trò của mình. Phổi của bé đang dần phát triển dù chưa hoàn thiện 100%. Vì vậy các bé sinh non ở tuần thai này thường gặp các vấn đề về hô hấp. Dây rốn giữa mẹ và bé hiện khoẻ và dày hơn, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.  

Lông mi của thai 26 tuần đang phát triển dài hơn. Song song với đó, tóc trên đầu bé cũng mọc nhiều hơn. Vận động của bé vẫn đa dạng như tuần trước nhưng mạnh mẽ và dứt khoát hơn. Bé có thể xoay người, đá và đôi khi nấc cụt. Tử cung của mẹ đang trở nên chật chội hơn với bé, Mẹ có thể cảm thấy khó chịu một chút khi bé đạp và duỗi người.

Thính giác của bé đang trở nên “tinh” hơn. Bé có thể nghe được cả giọng nói của mẹ và những người mẹ nói chuyện cùng một cách rõ ràng hơn những tuần trước. 

Thai 26 tuần nặng bao nhiêu? Phát triển như thế nào?

Thai 26 tuần gò cứng bụng

Đây là điều gần như mẹ bầu nào cũng gặp ở tuần thứ 26. Hiện tượng này được gọi là cơn gò tử cung hay cơn gò sinh lý. Hơn nữa đây là thời điểm thai nhi có những cử động rõ ràng, đôi khi con sẽ duỗi người, ưỡn mình trong bụng mẹ nên khiến cảm giác căng cứng rõ hơn.

Mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, thở đều một lúc là sẽ hết. Còn nếu mẹ thấy các cơn gò không giảm mà lặp đi lặp lại, thậm chí tăng lên, bụng vẫn căng cứng, thì tốt nhất nên đi khám để tránh các nguy cơ sinh non.

Thai 26 tuần độ trưởng thành 2

Mẹ Nguyễn Hồng Ngọc ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An hỏi là thai 26 tuần độ trưởng thành 2 thì phải làm sao. Hiện tượng canxi hóa bánh rau, còn gọi là vôi hóa bánh rau cũng là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Đây là hiện tượng có liên quan tới việc dư thừa canxi ở bà bầu.

Tuy vậy các mẹ không nên quá lo lắng bởi đây chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của con, chứ không phải yếu tố quyết định. Hơn nữa việc đánh giá mức độ canxi hóa này cũng do quan điểm cá nhân của bác sĩ khám thai. Khi mẹ đi khám, nếu bác sĩ nói rằng mọi việc vẫn tốt, bé vẫn phát triển đều, không có gì đáng lo ngại thì mẹ có thể an tâm nhé.

Điều mẹ cần quan tâm là bổ sung canxi một cách đúng mức, tránh dư thừa. Ở giai đoạn tuần thứ 26 cũng như 3 tháng giữa thai kỳ, lượng canxi mẹ cần bổ sung là 1000mg/ngày.

Thai 26 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg

Mẹ Hoàng Thị Yến ở Bình Thuận hỏi là thai 26 tuần mẹ cần tăng bao nhiêu cân. Không có con số chính xác cho việc này mẹ nhé, bởi số cân cần tăng phụ thuộc vào số cân của mẹ trước khi mang thai và phụ thuộc vào thể trạng mỗi mẹ. Tuy nhiên, với các mẹ bầu có cân nặng bình thường, ở tuần thứ 26, tăng khoảng 6, 7kg là một con số lý tưởng.

Mẹ Ngọc My ở Huế hỏi là mẹ mang thai 26 tuần rồi nhưng chỉ tăng có 4 cân rưỡi, như vậy có sợ con còi không. Muốn biết con còi không thì mẹ cần đi khám mẹ nhé. Chỉ có máy móc mới có thể đo được số cân chính xác của con lúc này, nhìn bụng mẹ hoặc dựa vào số cân của mẹ thì không bác sĩ nào có thể kết luận được là con có bị còi hay không. Trong trường hợp con đang thiếu cân một chút so với tiêu chuẩn thì mẹ hãy bổ sung dinh dưỡng đầy đủ hơn để con tăng cân tốt hơn trong những tuần tiếp theo mẹ nhé.

Tuy vậy cũng có nhiều trường hợp, mẹ tăng cân ít nhưng con lại không hề còi bởi dinh dưỡng vào con nhiều, vào mẹ ít.

Tư thế nằm của thai nhi 26 tuần

Ở tuần này, con sẽ bắt đầu xoay ngôi để chuẩn bị cho việc ra đời của mình. Đa số các con sẽ chọn ngôi thuận, nhưng vẫn có một số chọn ngôi ngang. Tuy vậy mẹ đừng quá lo lắng nhé bởi bây giờ mới là tuần thứ 26. Con sẽ còn nhiều lần thay đổi tư thế của mình.

Thai 26 tuần bị tụt bụng

Mẹ Hoàng Chi ở Đà Nẵng hỏi là bạn đang mang thai 26 tuần và thấy bụng tụt quá, nhiều người quen cũng nói như vậy. Nếu thế thì bạn nên đi khám ngay để đề phòng nguy cơ sinh non, và quan trọng là để ổn định tâm lý, tránh việc lo lắng, hoang mang. Bác sĩ sẽ kiểm tra và hướng dẫn mẹ những việc cần làm. Tuy nhiên, có một lưu ý chung với các trường hợp bị tụt bụng, đó là các mẹ nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động và đặc biệt không nên mang vác đồ nặng.

Thai 26 tuần đạp bụng dưới

Bên cạnh việc bị tụt bụng thì việc thai 26 tuần đạp bụng dưới cũng được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Trong nhiều trường hợp, việc thai nhi đạp bụng dưới không có gì nguy hiểm, chỉ là một trong nhiều cử động phong phú của bé. Và khi con to hơn, bụng tụt xuống, cảm nhận của mẹ ở vùng bụng dưới sẽ rõ hơn. Tuy vậy, nếu thấy con đạp bụng dưới nhiều, hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường, tốt nhất mẹ nên đi khám để đảm bảo an toàn.

Video thai nhi 26 tuần

Hình ảnh thai nhi 26 tuần tuổi

Hình ảnh thai nhi 26 tuần tuổi

Sự thay đổi của mẹ khi mang thai 26 tuần

  • Vú tiếp tục sản xuất sữa non: Ở tuần 26, vú của mẹ tiếp tục sản xuất sữa non. Đây là một chất lỏng sánh, không màu hoặc màu vàng. Sữa non chứa rất nhiều kháng thể. Đây là dấu hiệu chứng tỏ tuyến vú của mẹ đang sẵn sàng để phục vụ bé con sắp sửa ra đời. Nếu mẹ đã từng cho con bú trước đó, sữa non có thể được tiết ra sớm hơn một chút.  
  • Đầu vú đổi màu: Lúc này, ngực của mẹ cũng to ra đáng kể và đầu vú thâm đen
  • Rốn lồi: Khi thai 26 tuần, nhiều mẹ sẽ thấy rốn của mình lồi ra ngoài và làn da xung quanh có cảm giác căng, ngứa. Dưỡng ẩm và cung cấp đủ nước để tăng độ đàn hồi sẽ giúp mẹ khắc phục được điều này
  • Mẹ vụng về hơn: Mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy bước chân không ổn định và vụng về hơn khi mang thai tuần thứ 26. Nguyên nhân là do trọng tâm của mẹ khi di chuyển bị lệch đi do bụng ngày càng to ra, khiến mẹ chúi về phía trước. Mặt khác, các khớp của mẹ cũng bị "nới lỏng" ra và trở nên kém ổn định. Hơn nữa, mẹ bầu mệt mỏi và không nhìn thấy những thứ dưới chân cũng là nguyên nhân khiến mẹ vụng về và dễ bị ngã khi di chuyển.
  • Cơn gò sinh lý xảy ra thường xuyên hơn: Vào tuần thai 26, cơn gò sinh lý (Braxton Hicks) xảy ra thường xuyên và mạnh mẽ hơn những tuần trước đó. 
  • Mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn: Bé lớn rất nhanh gây ra áp lực lên bàng quang của mẹ, khiến mẹ đi vệ sinh nhiều hơn ở tuần này. 

Thai 26 tuần cần làm xét nghiệm gì?

Thời điểm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ là từ tuần 24 đến 28. Nếu những tuần trước chưa xét nghiệm, ở tuần thai 26 này, mẹ rất nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ khiến mẹ bầu có thể tăng cân quá mức và gây ra các nguy cơ sau:

  • Bị đa ối, khiến tử cung to nhanh, gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp ở mẹ 
  • Tăng nguy sinh non hoặc chết lưu do đột ngột đường huyết tăng quá cao...
  • Tăng nguy cơ huyết áp cao, tiền sản giật 
  • Gây ra tình trạng chuyển dạ kéo dài, sinh khó, tăng nguy cơ sang chấn, băng huyết sau sinh 
  • Gây tỷ lệ mổ cao hơn 
  • Tăng tỷ lệ dị tật thai nhi, thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng 
  • Khi thai 26 tuần, mẹ nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để tránh được những hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra. 

Thai 26 tuần nặng bao nhiêu? Phát triển như thế nào?

Thai 26 tuần nên ăn gì? Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai 26 tuần

Thai 26 tuần đang lớn nhanh và sẽ còn "bứt phá" trong những tuần tới. Điều này đòi hỏi mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bao gồm:

  • Thực phẩm giàu vitamin C

Trong giai đoạn này, mẹ bầu dễ bị chảy máu chân răng, có thể dẫn đến viêm nướu. Việc tăng cường bổ sung vitamin C giúp duy trì và hồi phục các mô liên kết răng với nướu và xương. Những thực phẩm giàu vitamin C cho bà bầu là cam, quýt, nho, dâu tây... 

  • Chất xơ:

Em bé càng lớn, mẹ bầu càng có nguy cơ cao bị khó tiêu và táo bón. Do vậy mẹ nên bổ sung chất xơ đến từ rau quả, trái cây. Mẹ bầu có thể thỏa thích biến các loại hoa quả, rau tươi thành những món ăn thơm ngon không chỉ cho những bữa chính mà còn cho các bữa phụ.

  • Uống nhiều nước:

Mẹ nên uống tối thiểu 8 ly nước, tương đương 2 - 2,5 lít mỗi ngày. Mẹ có thể dùng thêm sinh tố hoặc nước ép. Việc uống đủ nước sẽ giúp mẹ bầu đẩy lùi chứng táo bón cùng nhiều trạng thái không thoải mái khác.

  • Thực phẩm giàu axit folic:

Bà bầu mang thai 26 tuần cần axit folic cho cả mình và thai nhi. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bổ sung axit folic cho tam cá nguyệt thứ 2 vì não thai nhi đang phát triển nhanh chóng vào giai đoạn này. 

Một số thực phẩm giàu axit folic dành cho mẹ bầu gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh (bông cải xanh, rau bó xôi và rau diếp), hạt hướng dương, bí ngô, hạt vừng, đậu phộng, đậu Hà Lan...

  • Thực phẩm giàu carbohydrate:

Carbohydrate là yếu tố quan trọng để tạo năng lượng cho cơ thể. Lượng carbohydrate dư thừa sẽ được chuyển đổi thành chất béo và lưu trữ trong các tế bào. Tùy thuộc vào cân nặng cũng như lời khuyên của bác sĩ, mẹ hãy xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất. Các loại thực phẩm giàu carbohydrate tốt gồm: Yến mạch, chuối, khoai lang...

Thai giáo tuần 26 - Hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu

Thai 26 tuần đang phát triển nhanh chóng mỗi ngày. Đây là thời điểm mẹ nên dành nhiều thời gian tương tác cùng bé yêu mỗi ngày để bé đón nhận được những năng lượng yêu thương và tích cực nhất từ mẹ:

  • Thiền – Hít thở: Thai 26 tuần đang tập hít thở mỗi ngày. Nhịp thở của bé đã “trơn tru” hơn so với những tuần trước đó. Đây cũng là lúc mẹ nên thai giáo vận động bằng cách ngồi thiền hoặc hít thở. Mẹ cần đặc biệt chú tâm tới từng nhịp hít vào – thở ra của mình. Mẹ hãy tưởng tượng như mình đang đồng nhất những hơi thở diệu kỳ giữa mình và con, từ đó giúp thai nhi hít thở một cách dễ chịu nhất trong bụng mẹ. Chính sự kết nối tâm linh này là nền tảng giúp con yêu phát triển khỏe mạnh và ra đời an toàn.
  • Tưởng tượng đôi mắt cười của con: Thai 26 tuần đã có lông mi mọc dài hơn. Và mắt của bé đã có thể đóng mở dễ dàng. Đôi mắt được coi là "cửa sổ tâm hồn" của mỗi người. Đối với trẻ sơ sinh, trong những tháng ngày đầu tiên, khi chưa biết nói, bé sẽ “giao tiếp” với cha mẹ bằng ánh mắt và tiếng khóc. Vì vậy, trong tuần này, mẹ hãy thai giáo tưởng tượng bằng cách nghĩ đến đôi mắt của con. Đó có thể là một đôi mắt to tròn đen láy, cũng có thể là một đôi mắt nâu mộng mơ đáng yêu. Mẹ cũng có thể ngắm nhìn những bức ảnh chụp các em bé có đôi mắt đẹp và liên tưởng đến con yêu của mình.
  • Đọc truyện Ehon: Truyện Ehon - truyện tranh là một phần không thể thiếu trong thai giáo trí tuệ. Khi thai 26 tuần, mẹ hãy đọc truyện ehon cho bé nghe mỗi ngày nhé. Sau khi đọc xong, mẹ có thể miêu tả các bức tranh trong truyện cho bé nghe, hoặc nói về ý nghĩa của câu chuyện đó theo cảm nhận của cá nhân mẹ. Việc này vừa là thai giáo trí tuệ, vừa là thai giáo ngôn ngữ, rất tốt cho sự phát triển của thai 26 tuần. 

Trên đây là chia sẻ của Mamibabi về những vấn đề cần lưu ý khi mang thai 26 tuần, bên cạnh đó là những cách thai giáo hiệu quả và dễ làm nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, mẹ hãy để lại câu hỏi để Mamibabi giải đáp giúp mẹ nhé. Các thông tin mới nhất về mang thai và nuôi con vẫn được cập nhật liên tục tại ứng dụng Mamibabi.

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.7 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sự phát triển của thai nhi
BÀI MỚI ĐĂNG